‘Tân Thủy Hử’ bị ‘ném đá’ tơi tả
Quá nhiều cảnh phòng the của dâm phụ Phan Kim Liên, anh hùng Lương Sơn Bạc nhiều hình xăm như xã hội đen, “Tân Thủy Hử” của đạo diễn Cúc Giác Lượng bị khán giả “ném đá” tơi tả.
Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng và Thủy Hử được coi là tứ đại kỳ thư của Trung Quốc. Bốn danh tác được ra mắt khán giả với phiên bản mới và cùng có kết quả không sáng sủa.
Tân Thủy Hử không tránh khỏi những chê bai, chỉ trích từ khán giả.
Đầu tiên là Tân Tam Quốc, tuy được đầu tư hết sức quy mô, hoành tráng, nhưng sau khi ra mắt tháng 5/2010, bộ phim của đạo diễn Cao Hy Hy lại bị xem là một trò hề và không thể sánh với bản cũ. Một năm sau, đến lượt Tân Hồng Lâu Mộng của đạo diễn Lý Thiếu Hồng không ngừng bị khán giả chỉ trích, chê bai. Ngày 7/8 vừa qua, Tân Tây Du Ký của đạo diễn Trương Kỷ Trung cũng bị hoãn chiếu trên đài truyền hình Bắc Kinh để thay đổi, chỉnh sửa.
Ra mắt khán giả đại lục từ đầu năm, dù đã mất một năm chuẩn bị với vốn đầu tư sản xuất lên tới 1,3 tỷ nhân dân tệ, Tân Thủy Hử của đạo diễn Cúc Giác Lượng cũng chịu số phận tương tự với ba “người anh em” nói trên.
Xem Tân Thủy Hử, ngoài việc tỏ ra không ưng ý với tạo hình nhân vật và một số cảnh quay, khán giả còn khép nhà sản xuất vào tội “kém hiểu biết về lịch sử” bằng cách chỉ ra những minh chứng sau.
Ngô xuất hiện sớm 500 năm
Ở thời Bắc Tống đã có một ruộng ngô lớn.
Ngay trong tập một, Tân Thủy Hử đã có một hạt sạn to là cảnh đánh nhau giữa Tống Giang và Công Tôn Thắng diễn ra trên một ruộng ngô.
Điều đáng chú ý là trong lịch sử, giống ngô được mang về từ Mexico và bắt đầu được trồng ở Trung Quốc vào giữa thế kỷ 16. Bối cảnh truyện Thủy Hử diễn ra vào đời Bắc Tống (khoảng thế kỷ 11), như vậy, một ruộng ngô lớn xuất hiện để hai nhân vật tỉ thí rất vô lý. Nhà sản xuất phim đã mang ngô đến cho Trung Quốc trước tận 500 năm so với lịch sử.
Thơ phú tràn lan bất kể triều đại
Các loại thơ ca của bất kể triều đại đều có mặt đầy đủ trong Tân Thủy Hử. Khán giả không hiểu vì sao câu “Dạ lan ngọa thính phong xuy vũ, Thiết mã băng hà nhập mộng lai” trích trong một bài thơ của thi sĩ Lục Du của Nam Tống lại xuất hiện ngay từ thời Bắc Tống.
Hay lúc nhân vật Tây Môn Khánh ngẫu hứng ngâm vài câu “Mẫu đơn hoa hạ tử, tố quỷ dã phong lưu”, những người rành thơ phú sẽ biết đó là những câu bài Mẫu đơn Đình của nhà thơ đời Minh, nghĩa là gần 400 năm sau mới xuất hiện.
Nhiều khán giả bức xúc không hiểu kiến thức lịch sử của nhà sản xuất đến đâu mà lại phạm những sai lầm tai hại đến vậy.
Quá ưu ái đất diễn cho dâm phụ Phan Kim Liên
Với những cảnh quay “ nóng”, Tân Thủy Hử bị ví với Kim Bình Mai.
Trong nguyên tác Thủy Hử, tuy là một nhân vật khá nổi bật nhưng nhân vật dâm phụ Phan Kim Liên xuất hiện không nhiều. Tuy nhiên, dường như nhà sản xuất Tân Thủy Hử lại tỏ ra ưu ái người đàn bà dâm đãng. Cảnh phòng the của đôi gian phu, dâm phụ Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên dài hơn 40 phút với những cảnh khiến người xem phải nóng mặt. Nhiều khán giả bức xúc ví Tân Thủy Hử với Kim Bình Mai – một cuốn tiểu thuyết thiên về miêu tả cuộc sống hưởng lạc đồi trụy của Tây Môn Khánh.
Tạo hình anh hùng nghĩa hiệp không khác gì dân xã hội đen
Video đang HOT
Những anh hùng Lương Sơn Bạc xăm trổ đầy mình.
Ai cũng biết 108 anh hùng Lương Sơn Bạc là chính linh hồn của Thủy Hử, nhưng những anh hùng xuất hiện trong Tân Thủy Hử không khác những tên xã hội đen bởi cách tạo hình không giống ai.
Những nam tử hán đại trượng phu như Võ Tòng, Lâm Xung, Tống Giang lại xăm trổ đầy mình khiến người xem thấy ghê sợ, phản cảm thay vì yêu quý, ngưỡng mộ. Ngay lập tức, những nhà làm phim Tân Thủy Hử bị lên án là thiếu tôn trọng các vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
Và một số hạt sạn khác:
Hai cảnh quay liên tiếp nhau nhưng vệt máu mỗi lúc một khác
Lộ rõ chiếc áo lông của diễn viên Trương Thiết Lâm.
Lấp ló chiếc mũ lưỡi trai của ai đó.
Đại diện của nhà sản xuất đã thừa nhận sai sót về chi tiết ruộng ngô và giải thích, đoàn làm phim không thể tìm được ruộng cao lương như trong nguyên tác nên mới lấy ruộng ngô thay thế. Bà còn bày tỏ: “Chứng tỏ khán giả rất quan tâm đến Tân Thủy Hử, chúng tôi rất biết ơn vì điều đó, nhưng hy vọng khán giả xin bao dung hơn với bộ phim”.
Theo VTC News
Tân Thủy Hử và 6 điểm sáng hứa hẹn
Đạo diễn của "Tân thủy hử" phân tích 6 yếu tố hứa hẹn mang đến thành công cho phiên bản mới "Tân thủy hử".
Phiên bản mới "Tân thủy hử" do đạo diễn Cúc Giác Lượng chỉ đạo đã chính thức ấn định mốc thời gian đồng bộ lên sóng đài truyền hình Bắc Kinh, Giang Tô, Triết Giang, Cát Lâm, Liễu Ninh ngay sau tết nguyên đán Tân Mão. Tới tháng 8/2011, phim sẽ tiếp tục xuất hiện trên sóng đài Sơn Đông, An Huy và Thượng Hải (Trung Quốc).
Hình ảnh trong "Tân thủy hử"
Với thời gian chuẩn bị thực hiện 1 năm, tiêu hao vốn đầu tư sản xuất tới 1,3 tỷ NDT (xấp xỉ 3.770 tỷ VND), bộ phim "bom tấn" này đang nhận được sự quan tâm chú ý không chỉ của khán giả trong nước mà còn thu hút nghị luận của báo giới quốc tế, đặc biệt tại khu vực châu Á.
Tạo hình nhân vật Cửu Văn Long
Để đáp lại sự mong ngóng của khán giả và "trấn an" cảm giác lo lắng hồi hộp "fan ruột" tiểu thuyết bản gốc của Thi Nại Am, mới đây các nhà sản xuất đã tung ra loạt hình hậu trường mới nhất của kèm theo những thông tin hết sức thú vị. Nổi bật nhất phải kể tới phân tích về 6 điểm sáng hứa hẹn thành công cho phiên bản mới "Tân thủy hử".
1. Dũng cảm đứng trên đấu trường với &'kỳ thủ'
Hình ảnh hậu trường mới nhất được công bố
"Thủy hử" là 1 trong tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa cổ, sức ảnh hưởng mạnh mẽ rộng rãi không chỉ dừng lại ở phạm vi nội địa. Mặc dù nhiều lần được chuyển thể, khai thác thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau nhưng chưa khi nào khán giả có cảm giá nhàm chán.
Những miêu tả tinh tế chi tiết của đạo diễn cho từng nhân vật, bối cảnh
Xuất phát từ yếu tố này, cá nhân đạo diễn Cúc Giác Lượng cho rằng thành công đầu tiên khi nhắc tới "Tân thủy hử" phải đặt vào sự dũng cảm dám đối đầu thử thách, vượt qua sự so sánh với những phiên bản kinh điển trong quá khứ. Chính sự mạnh dạn sáng tạo và không ngừng vươn tới hoàn mỹ này sẽ góp phần làm phong phú thêm cho tác phẩm gốc. Mỗi đạo diễn, mỗi nhà làm phim, mỗi phiên bản với phong cách, phương thức thực hiện khác nhau có thể khai thác thêm những yếu tố mới mẻ chưa được "khai quật".
2. Khai thác nội dung võ thuật chiếm 30% tác phẩm
Mãn nhãn với thời lượng nội dung võ thuật chiếm 30% tác phẩm
Với thế mạnh bề dầy kinh nghiệm làm phim võ thuật cổ trang, phần nội dung võ thuật trong "Tân thủy hử" là tiêu điểm rất được công chúng chú ý. Theo tiết lộ của đạo diễn, phiên bản mới vừa hoàn thành đã thành công khai thác toàn diện ưu điểm và thậm chí còn có nhiều đột phá. Đầu tiên xét về dung lượng, phần nội dung võ thuật chiếm tới 30% tác phẩm.
Về tiết tấu thể hiện: đa số các trường đoạn đấu võ kinh điển đều được kéo dài thời gian, tư thế song phương biến chuyển phong phú mạnh mẽ, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem. Yếu tố cưới cùng: ê kíp theo đuổi chất lượng hoàn mỹ nên hầu hết diễn viên đều &'uyên thâm' võ thuật. Số ít còn lại được huấn luyện từ căn bản đến phức tạp nhiều tháng trước khi chính thức khởi quay.
3. Bối cảnh chiến trận hoành tráng
Phim cố trang Trung Quốc có tiếng công phu hoành tráng
Xếp sau hy vọng dành cho nội dung võ thuật, bối cảnh hoành tráng cũng là điểm mạnh phim truyền hình Trung Quốc. Trong đó, với số vốn đầu tư 1,3 tỷ NDT dành cho phiên bản mới, khán giả yêu mến tác phẩm đã yên tâm phần nào về mặt chất lượng hình ảnh.
Theo lời của đạo diễn: "Với cảnh quay Liên hoàn mã ê kíp đã vận động 300 diễn viên quần chúng cùng hơn 200 con ngựa chiến. Còn khi thực hiện trường đoạn thủy chiến, đơn vị đầu tư cũng chi tới 16 triệu NDT (hơn 46 tỷ VND) đặt làm 15 chiến thuyền cổ đại theo đúng miêu tả trong nguyên tác và đồng thời cải tiến thêm 10 chiếc thuyền đạo cụ".
Bên cạnh đó ông cũng cho hay: "Hầu hết các nhà làm phim đều sử dụng máy quay như con mắt của người thứ 3 đứng ngoài quan sát. Điều này khách quan nhưng không thực chất bởi bất kỳ làm 1 công việc gì cũng phải nhấn mạnh quan điểm ý kiến của bản thân".
Trong "Tân thủy hử" tôi vẫn dùng cách làm &'quan sát' từ bên ngoài nhưng thêm vào đó &'ý kiến người trong cuộc'. Khi thực hiện bất kỳ cảnh quay này dù là trên chiến trận hàng nghìn binh mã cũng phải chăm chút góc nhìn quan sát diễn viên thậm chí có lúc chỉ là 1 tiểu binh nhưng hình ảnh trong mắt anh ta lại mang đến nhiều ý tứ thú vị".
4. Diễn viên đẳng cấp phát huy hết mình
Diễn viên toàn "sao" đẳng cấp
Nhắc đến dàn diễn viên tham gia "Tân thủy hử", Cúc Giác Lượng bày tỏ sự hài lòng mãn nguyện &'toàn phần'. Ông cho hay: "Diễn xuất của diễn viên xin để cho khán giả bình phẩm. Riêng cá nhân tôi chỉ có thể nói họ đã tập trung hết mình cho tác phẩm này. Nhiều diễn viên thậm chí quá nhập vai không thoát nổi tâm trạng nhân vật. Ê kíp có được dàn diễn viên năng lực đồng đều như "Tân thủy hử" đã là rất hiếm và có được không gian cho họ phát huy hết mình quả thật không dễ dàng...".
5 . Làm nổi bật chữ "Nghĩa"
Chữ "Nghĩa" được nhấn mạnh miêu tả
Với đạo diễn Cúc Giác Lượng, bất luận trong bản gốc văn học hay các phiên bản truyền hình điện ảnh, chữ "Nghĩa" đều được ưu tiên nhấn mạnh và miêu tả sâu sắc. Đó là tình huynh đệ giữa những người đàn ông ý chí quật cường, là nghĩa tình phu thê đồng cam cộng khổ và chữ "Nghĩa" khi đứng trước nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.
Ông cho hay: "Chúng tôi tôn trọng hoàn toàn ý tứ của Thi Nại Am về miêu tả nhân vật cho tới quan hệ tình cảm. Để làm nổi bật tinh thần nghĩa khí này, ngoài những yếu tố "đương nhiên" và "bắt buộc" phải có, tác phẩm còn được làm phong phú thêm bởi những ca khúc hùng tráng mở đầu, trong và kết thúc phim".
6. Nắm được mạch ngầm của thời đại
Phiên bản mới sẽ xuất hiện nhiều yếu tố "cải cách quan điểm"
Đối với thành công của phiên bản "Thủy hử" năm 1996, đạo diễn Cúc Giác Lượng luôn bày tỏ sự kính trọng và nể mục. Tuy nhiên ý kiến của ông cho rằng mỗi thời đại công chúng sẽ có quan niệm, thẩm mỹ riêng. Thái độ khán giả lớp 8X, 9X hiện tại và những bậc tiền bối trước đó đều ít nhiều xuất hiện mâu thuẫn. Và thậm chí có là những người xem truyền hình thế hệ 6X, 7X chắc chắn cũng sẽ có thay đổi nhìn nhận đánh giá dành cho "Tân thủy hử".
Đạo diễn cho hay: "Những trường đoạn kinh điển như Võ Tòng say rượu đánh Tưởng Môn Thần hay Tây Môn Khánh tư thông với Phan Kim Liên... đã quá kinh điển. Không cần miêu tả nhiều người xem cũng cảm nhận được ngữ cảnh, bối cảnh câu chuyện. Tuy nhiên từ thời điểm năm 1996 cho đến nay đã hơn 10 năm qua đi, xã hội phát triển và thay đổi không ngừng. Mọi người cũng tiến bộ thêm cả về tri thức và nhu cầu giải trí. Trong phiên bản mới "Tân thủy hử" chúng tôi đã chắt lọc thêm vào rất nhiều yếu tố mới và xem chúng như đại diện tiêu biểu nhất thể hiện &'mạch ngầm thời đại'...".
HChâu (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Tân Thủy Hử khoe sắc anh thư Trong khi cùng làm quen với các vị anh hùng mới của Tân Thủy Hử, các bạn cũng đừng quên cập nhận thông tin về bộ phim "Ocean"s Eleven" mang nhãn Trung Quốc nhé. "11 tên cướp thế kỷ" Trung Quốc thu nhận Châu Nhuận Phát Vừa qua, phía chế tác bộ phim Hoa ngữ mang tên Let the Bullets Fly của Khương...