Tân Thủ tướng Nhật Bản và thách thức ‘vẹn cả đôi đường’ trong cạnh tranh Mỹ-Trung
Học giả người Nhật Yoshikazu Kato – Phó Giáo sư tại Viện châu Á Toàn cầu, Đại học Hong Kong vừa có bài phân tích trên tờ South China Morning Post về cách giải bài toán ‘vẹn cả đôi đường’ trong căng thẳng Mỹ-Trung của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.
Trong bối cảnh quan hệ của Nhật Bản với Mỹ và Trung Quốc có bản chất khác nhau, ưu tiên hàng đầu của tân Thủ tướng Nhật Bản là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Washington. Đồng thời, ông Suga Yoshihide sẽ vẫn thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, đặc biệt là hợp tác kinh tế, mặc dù các vấn đề như Hong Kong hay tranh chấp ở Biển Hoa Đông vẫn được coi là rào cản cho quan hệ song phương.
Đáp án cho bài toán cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc sẽ là một thách thức không nhỏ cho tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. (Ảnh minh họa: Stephen)
Tiếp nối di sản ngoại giao
Một trong những đóng góp của cựu Thủ tướng Abe Shinzo cho Nhật Bản và khu vực là xây dựng mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời cải thiện mối quan hệ chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân với Trung Quốc. Trong kỷ nguyên mới của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, “vẹn cả đôi đường” với hai cường quốc tiếp tục là thách thức ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản.
Video đang HOT
Chính quyền của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ tiếp tục những di sản của người tiền nhiệm Abe Shinzo. Ông Suga được cho là sẽ cố gắng hoàn thành công việc của ông Abe trong việc nâng cao ảnh hưởng quốc tế của đất nước. Ông Suga đã bắt đầu thiết lập những chương trình nghị sự ngoại giao, bao gồm việc gọi điện cho Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, trấn an Mỹ về tầm quan trọng của liên minh an ninh và khẳng định với Trung Quốc về sự cần thiết của việc ổn định mối quan hệ láng giềng của hai cường quốc Đông Bắc Á.
Theo một cuộc khảo sát của tờ Asahi (Nhật Bản), nội các mới của ông Suga có tỷ lệ tán thành là 65%, cao hơn mức 59% mà nội các của ông Abe nhận được khi ông bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai vào tháng 12/2012. Đây là những tín hiệu tích cực đầu tiên cho tân Thủ tướng 71 tuổi bởi sự ủng hộ của người dân là điều không thể thiếu để thực hiện chính sách ngoại giao nhất quán.
Kỳ vọng vào Mỹ
Ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Nhật Bản sẽ là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Trump. Trong vài năm gần đây, liên minh Mỹ-Nhật phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp giữa ông Trump và ông Abe. Một điều không chắc chắn hiện nay là điều gì sẽ xảy ra với liên minh và khu vực nếu ông Suga không thể duy trì mối quan hệ tích cực với ông Trump, trong trường hợp đương kim Tổng thống Mỹ chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới.
Ông Suga đã từng đến thăm Mỹ vào tháng 5/2019 và gặp Phó Tổng thống Mike Pence cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo. Không có lý do gì ông Suga sẽ làm xấu đi mối quan hệ với ông Trump. Nếu quan hệ với Mỹ xấu đi, Washington có thể yêu cầu Tokyo đảm nhận những trách nhiệm lớn hơn trong liên minh, chẳng hạn như trả chi phí cho quân đội Mỹ ở Nhật. Tất nhiên, Nhật Bản không thích điều này.
Nếu ông Trump giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai, ông có thể hành xử đơn phương hơn khi “người bạn” Abe không còn tại nhiệm. Ông Trump đã từng tin tưởng ông Abe và tìm kiếm ý kiến của ông Abe về các vấn đề khu vực và toàn cầu như quan hệ với Trung Quốc, cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Triều Tiên. Tổng thống Trump không còn làm việc với ông Abe và do đó, có thể trở nên “hướng nội” hơn.
Giới chuyên gia nhận định, ông Suga nhiều khả năng cho rằng, các lựa chọn ngoại giao của ông Biden có thể phù hợp hơn với lợi ích quốc gia của Nhật Bản. Tư duy của giới hoạch định chính sách Tokyo là những ưu tiên ngoại giao của ông Biden sẽ là củng cố các liên minh khu vực và toàn cầu đồng thời đưa ra quan điểm về quyền con người, chủ nghĩa đa phương dựa trên quy tắc và giá trị cũng như tính toàn vẹn của các nền dân chủ tự do.Điều này sẽ tạo ra nhiều bất ổn hơn cho chính sách đối ngoại của Nhật Bản, bao gồm cả trong quan hệ với Trung Quốc. Một nước Mỹ đáng tin cậy và có trách nhiệm luôn là lý tưởng nhất đối với Nhật Bản trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nếu ông Biden thắng, Nhật Bản có thể đưa Mỹ trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), giờ đây đã chuyển thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các nỗ lực chung khác có thể bao gồm thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương với Ấn Độ, Australia và có thể là các quốc gia Đông Nam Á. Nhật Bản và Mỹ có thể cùng tham vấn để đạt sự đồng thuận trong việc phản ứng và đưa ra cách tiếp cận, hướng phối hợp đối phó với Trung Quốc trong các vấn đề an ninh khu vực như Biển Đông, hay Biển Hoa Đông.
“Vẹn đường” với Bắc Kinh
Trong khi sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế và hợp tác kinh doanh, tân Thủ tướng Nhật Bản Suga, giống như người tiền nhiệm Abe, sẽ phản ứng lại các hành động của Trung Quốc theo những nguyên tắc nhất định.
Ngoài quan hệ kinh tế, vấn đề Triều Tiên còn là động lực để ông Suga cải thiện quan hệ Nhật-Trung. Các quan chức cấp cao thân cận với Suga đã đề nghị Thủ tướng coi việc giải quyết vụ Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ là một trong những di sản chính trị tiềm năng lớn nhất của ông, nhưng ông cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh để đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Nhật Bản sẽ không muốn một cuộc đối đầu, đặc biệt là một cuộc đối đầu quân sự, giữa đồng minh chiến lược và đối tác kinh tế lớn nhất của mình. Tuy nhiên, Nhật Bản phải chấp nhận rằng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều năm tới.
Việt Nam hoan nghênh tân Thủ tướng Nhật đến thăm
Bộ Ngoại giao cho hay Việt Nam chào đón Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đến thăm trong chuyến công du đầu tiên dự kiến vào tháng 10.
"Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, hai bên duy trì trao đổi tiếp xúc ở các cấp và dưới nhiều hình thức khác nhau. Với tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp với cả hai bên", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong họp báo thường kỳ chiều nay.
Bà Hằng trả lời câu hỏi về thông tin tân Thủ tướng Nhật Suga có thể thăm Việt Nam vào tháng 10.
Thủ tướng Nhật Bản Suga. Ảnh: Reuters.
Theo Kyodo, ông Suga dự kiến thăm Việt Nam và Indonesia vào giữa tháng 10 trong chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức. Thủ tướng Nhật sẽ ra quyết định cuối cùng về việc có tiến hành chuyến công du hay không sau khi đánh giá tình hình Covid-19 tại Nhật cũng như hai quốc gia Đông Nam Á, nơi dịch bệnh đã được kiểm soát ổn định hơn so với nhiều nước khác.
Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato cho biết Nhật Bản đang tìm cách thúc đẩy tầm nhìn về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bao gồm duy trì thượng tôn phát luật, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, bằng cách xây dựng mối quan hệ ổn định với các nước láng giềng.
Ông Suga trở thành tân Thủ tướng Nhật sau cuộc bỏ phiếu tại quốc hội hôm 16/9. Ông thay thế cựu thủ tướng Abe Shinzo, người phải từ nhiệm vì vấn đề sức khoẻ.
Tân thủ tướng Nhật đương đầu thử thách đối ngoại Việc Thủ tướng Suga thiên về đối nội khiến nhiều người thắc mắc ông sẽ cân bằng quan hệ với các nước ra sao, giữa lúc thế giới nhiều biến động. Yoshihide Suga, chánh văn phòng nội các dưới thời Shinzo Abe, hôm 16/9 trở thành tân Thủ tướng Nhật sau cuộc bỏ phiếu của quốc hội. Suga tiếp quản vị trí từ...