Tân Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh các nhiệm vụ cấp bách
Một ngày sau khi được Quốc hội bầu làm Thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản và thành lập một nội các mới, ngày 5/10, ông Fumio Kishida bắt đầu công việc trên cương vị mới.
Tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) Fumio Kishida tại trụ sở LDP ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Phát biểu với báo giới trước cuộc họp với các bộ trưởng, tân Thủ tướng Kishida cho biết ông muốn nhanh chóng ứng phó với các thách thức. Ông cam kết tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như tăng thu nhập của tầng lớp trung lưu. Hiện một gói kích thích kinh tế trị giá hàng chục nghìn tỷ yên đang được triển khai để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.
Trước đó, ngày 4/10, phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, ông Kishida nhấn mạnh ứng phó với dịch COVID-19 và khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội là những nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên hàng đầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng Kishida gửi lời chia buồn sâu sắc đến những gia đình có người tử vong vì dịch bệnh COVID-19 và chia sẻ những khó khăn mà người dân đang phải đối mặt do ảnh hưởng toàn diện của dịch bệnh này. Ông cũng gửi lời cảm ơn đội ngũ tuyến đầu chống dịch, nhất là các y, bác sĩ đang chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.
Video đang HOT
Tân Thủ tướng Nhật Bản nêu rõ cuộc chiến chống COVID-19 vẫn tiếp diễn và nội các của ông sẽ nỗ lực hết sức để ứng phó hiệu quả với đại dịch này. Hiện số ca mắc mới COVID-19 tại Nhật Bản đã giảm và nước này đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế, song làn sóng lây nhiễm có thể tái diễn bất kỳ lúc nào.
Do đó, theo ông Kishida, nhiệm vụ quan trọng hiện nay là giúp người dân cả nước thấy được bức tranh toàn cảnh về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong mọi tình huống khác nhau. Ông chỉ đạo Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Shigeyuki Goto, Bộ trưởng phụ trách tiêm chủng Noriko Horiuchi và Bộ trưởng Phục hồi kinh tế Daishiro Yamagiwa làm rõ các chương trình, giải pháp liên quan đến việc tiêm vaccine ngừa COVID-19, củng cố hệ thống y tế, mở rộng xét nghiệm… Nội các mới sẽ làm rõ các điểm nghẽn trong chính sách ứng phó với khủng hoảng và triển khai các giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng y tế.
Cùng với nỗ lực ứng phó dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Kishida khẳng định sẽ quyết liệt thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ, hướng tới mục tiêu khôi phục hoạt động kinh tế, xã hội trong thời gian sớm nhất. Các giải pháp kinh tế cụ thể để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 sẽ nhanh chóng được xây dựng và triển khai.
Theo giới phân tích, ông Kishida đối mặt với nhiều thách thức trên cương vị mới, trong đó có việc hàn gắn những rạn nứt trong nội bộ đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền sau cuộc bầu cử chủ tịch đảng, cũng như việc đưa LDP giành đa số ghế tại hạ viện trong cuộc bầu cử dự kiến vào cuối tháng này.
Đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó khăn đối với LDP khi 4 đảng đối lập, gồm đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ), đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP), đảng Dân chủ Xã hội (SDP) và Reiwa Shinsengumi, liên kết với nhau để tìm cách vượt qua đảng cầm quyền. Ông Kishida cho biết ông sẽ giải tán Hạ viện vào ngày 14/10 tới – ngày kết thúc kỳ họp bất thường hiện nay của Quốc hội Nhật Bản, mở đường cho cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 31/10. Chiến dịch tranh cử sẽ bắt đầu vào ngày 19/10.
Biden kinh hoàng với bạo lực ở Myanmar
Biden nói "không thể chấp nhận" bạo lực nhằm vào người biểu tình Myanmar sau khi lực lượng an ninh bị cáo buộc giết hơn 100 người hôm 27/3.
"Thật khủng khiếp. Đó là điều kinh hoàng không thể chấp nhận được. Dựa trên báo cáo tôi nhận được, rất nhiều người đã bị giết một cách hoàn toàn vô nghĩa", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các phóng viên tại bang Delaware hôm 28/3.
Tuyên bố được đưa ra sau khi lực lượng an ninh Myanmar bị cáo buộc đã giết ít nhất 107 người biểu tình, trong đó có 7 trẻ nhỏ, khi nước này kỷ niệm Ngày Lực lượng vũ trang hôm 27/3.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại sân bay New Castle, bang Delaware, hôm 26/3. Ảnh: Reuters.
Liên minh châu Âu (EU) cũng gọi tình trạng bạo lực ở Myanmar hôm 27/3 là "không thể chấp nhận". "Quân đội Myanmar khiến ngày hôm qua trở thành một ngày kinh hoàng và đáng hổ thẹn", quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell nói hôm 28/3.
Bộ trưởng Quốc phòng của 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản và Australia, cùng ngày cũng kêu gọi quân đội Myanmar ngừng sử dụng bạo lực, cũng như nỗ lực khôi phục sự tôn trọng và niềm tin của người dân, điều mà lực lượng này đã đánh mất sau những hành động bạo lực.
"Một quân đội chuyên nghiệp phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế về cách ứng xử và có trách nhiệm bảo vệ, chứ không phải gây tổn hại tới những người mà họ phục vụ", Bộ trưởng Quốc phòng 12 nước ra tuyên bố chung.
Quân đội Myanmar được cho là đã dùng bạo lực để trấn áp người biểu tình tại hơn 40 địa điểm khắp cả nước hôm 27/3, chủ yếu ở Mandalay và Yangon, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP). Liên Hợp Quốc cho biết ít nhất 107 người biểu tình Myanmar, trong đó có 7 trẻ em, đã thiệt mạng trong ngày này và con số sẽ còn tăng thêm. Hãng tin Myanmar Now trong khi đó đưa tin ít nhất 114 người biểu tình đã thiệt mạng trên khắp Myanmar trong ngày 27/3.
Người dân Myanmar gần như biểu tình phản đối quân đội hàng ngày kể từ sau khi xảy ra đảo chính hôm 1/2, khiến Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao trong chính phủ dân sự bị bắt. Quân đội Myanmar cam kết chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng sau khi bầu cử được tổ chức lại, nhưng chưa công bố thời gian.
Động đất độ lớn 5,8 ở Nhật Bản Sáng 28/3, một trận động đất có độ lớn 5,8 đã xảy ra gần thành phố Futtsu, tỉnh Chiba của Nhật Bản. Trận động đất xảy ra vào 9h27' (giờ địa phương, tức 7h27' theo giờ Việt Nam), với tâm chấn nằm ở độ sâu 50 km. Không có cảnh báo sóng thần nào được ban bố. Hiện chưa có thông báo về...