Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida công bố thành phần nội các mới
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 4/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố thành phần Nội các mới, trong đó giữ lại 2 vị trí trong Nội các của người tiền nhiệm Yoshihide Suga, điều chuyển 1 vị trí khác và bổ nhiệm mới các vị trí còn lại.
Đáng chú ý, có 3 trong số 21 thành viên Nội các là nữ giới.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Các vị trí được giữ nguyên gồm: Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi. Vị trí được điều chuyển là ông Koichi Hagiuda, người đã giữ chức Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ trong Nội các của cựu Thủ tướng Suga, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.
Trong số các gương mặt mới, đáng chú ý, tân Thủ tướng Kishida bổ nhiệm ông Hirokazu Matsuno, người đã từng giữ chức Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ trong chính quyền của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, làm Chánh Văn phòng Nội các. Đây là vị trí quan trọng thứ 2 trong nội các, có nhiệm vụ điều phối chính sách giữa các bộ, ngành và là người phát ngôn cao nhất của chính phủ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Kishida cũng bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Môi trường Shunichi Suzuki, con trai của cựu Thủ tướng Zenko Suzuki và cũng là em rể của tân Phó Chủ tịch LDP Taro Aso, làm Bộ trưởng Tài chính thay cho chính ông Aso; và bổ nhiệm ông Tetsuo Saito, Tổng Thư ký Đảng Công minh – đối tác của LDP trong liên minh cầm quyền, làm Bộ trưởng Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch.
Các vị trí được bổ nhiệm mới khác gồm: Bộ trưởng An ninh Kinh tế Takayuki Kobayashi; Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Yasushi Kaneko; Bộ trưởng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Genjiro Kaneko; Bộ trưởng Tư pháp Yoshihisa Furukawa; Bộ trưởng phụ trách các biện pháp về tỷ lệ sinh giảm Seiko Noda; Bộ trưởng phụ trách cải cách kỹ thuật số Karen Makishima; Bộ trưởng Tái thiết Kosaburo Nishime; Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Shigeyuki Goto; Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Khoa học Công nghệ Shinsuke Suematsu; Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Daishiro Yamagiwa; Bộ trưởng phụ trách việc tổ chức Hội chợ Triển lãm Thế giới 2025 Kenji Wakamiya; Chủ tịch Ủy ban An ninh Công cộng Quốc gia Satoshi Ninoyu; Bộ trưởng phụ trách chương trình tiêm vaccine COVID-19 Noriko Horiuchi; Bộ trưởng Môi trường Tsuyoshi Yamaguchi.
Trước đó, hai viện của Quốc hội Nhật Bản đã chính thức bầu ông Fumio Kishida, tân Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng thứ 100 ở nước này. Theo dự kiến, Thủ tướng Kishida và Nội các mới sẽ tuyên thệ nhậm chức vào chiều cùng ngày.
Ứng viên thủ tướng Nhật ưu tiên ứng phó Trung Quốc
Fumio Kishida cho biết đối phó với các hành vi "đáng báo động" Trung Quốc sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông nếu được bầu làm thủ tướng Nhật.
Cựu ngoại trưởng Kishida, một trong 4 ứng viên hàng đầu cho chức thủ tướng Nhật Bản, hôm 2/9 bày tỏ lo ngại về "hành vi quyết liệt" của Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao và kinh tế, khẳng định sẽ coi việc đối phó với nước này là ưu tiên hàng đầu. Ông nói thêm nếu được bầu làm thủ tướng, chính quyền của ông sẽ làm việc với các đối tác có cùng giá trị như Mỹ, châu Âu, Ấn Độ và Australia.
Kishida từng là trưởng ban nghiên cứu chính sách của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Ông sẽ chạy đua ghế chủ tịch LDP trong tháng này, sau khi đương kim chủ tịch Yoshihide Suga tuyên bố không tái tranh cử. Chủ tịch đảng LDP sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo, do đảng này nắm đa số trong quốc hội Nhật.
Vấn đề an ninh kinh tế được đề cao trong chương trình nghị sự của Kishida. "Chúng ta cần suy nghĩ về an ninh quốc gia từ nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ vũ lực. Tôi sẽ bảo vệ các lợi ích địa chính trị của đất nước với trọng tâm là kinh tế", ông chia sẻ.
Cựu ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trả lời phỏng vấn hôm 2/9. Ảnh: Nikkei.
Về quốc phòng, Kishida nhấn mạnh sự cần thiết về khả năng tấn công căn cứ tên lửa của đối phương nhằm ngăn chặn nguy cơ bị tấn công.
"Ngay cả khi hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn được đợt tấn công đầu tiên, việc tấn công căn cứ tên lửa của đối phương sẽ bảo vệ được tính mạng người dân khi kẻ thù tiếp tục đợt tấn công thứ hai", ứng viên thủ tướng Nhật nói.
Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ quan điểm rằng các cuộc tấn công như vậy vẫn phù hợp với hiến pháp hòa bình của nước này, trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, nhiều học giả hiến pháp cho rằng điều này trái với chính sách an ninh chỉ thiên về phòng thủ của Nhật.
Về mặt kinh tế, các kế hoạch của Kishida tập trung vào phiên bản hiện đại hơn của kế hoạch "tăng gấp đôi thu nhập" vào năm 1960, điều giúp Nhật Bản phát triển thành cường quốc kinh tế.
"Bất bình đẳng đã ngày càng gia tăng vì Covid-19. Khi nền kinh tế của chúng ta phát triển, chúng ta cần chú ý nhiều hơn tới bất bình đẳng và phân phối của cải", Kishida nói, thêm rằng nâng cao thu nhập của người lao động nên đặt làm ưu tiên hàng đầu.
Thủ tướng Suga hôm 3/9 tuyên bố không tái tranh cử chức chủ tịch đảng cầm quyền và sẽ kết thúc nhiệm kỳ trong tháng này, mở ra cơ hội khác cho các ứng viên LDP.
Ngoài cựu ngoại trưởng Kishida, cựu bộ trưởng nội vụ và truyền thông Sanae Takaichi cũng bày tỏ mong muốn tham gia cuộc đua. Cuộc tổng tuyển cử tại Nhật Bản sẽ diễn ra khi nhiệm kỳ của các thành viên hạ viện kết thúc trong tháng 10.
5 ứng viên "nặng ký" có thể kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Suga Trong số 5 ứng viên sáng giá có thể kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga có các chính trị gia kỳ cựu và bộ trưởng phụ trách triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (Ảnh: Reuters). Hãng tin Nikkei cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ từ chức sớm nhất trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng dầu thô trong tháng 3

Iran thông báo 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán với Mỹ

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador
Có thể bạn quan tâm

Bé 8 tuổi viết tâm thư "giá như tôi bị ung thư thì tốt biết mấy", nhiều người hoảng hốt: Cha mẹ đã làm gì con vậy?
Netizen
07:05:04 16/04/2025
'Tú ông' điều hành đường dây hơn 300 gái mại dâm, doanh thu hàng chục tỷ đồng
Pháp luật
07:02:30 16/04/2025
Đánh giá nhanh Land Rover Defender: Đáng mua nếu tiền không phải vấn đề
Ôtô
06:58:47 16/04/2025
Steam chơi lớn, tặng miễn phí game thủ một bom tấn quá chất lượng, 90% rating tích cực
Mọt game
06:54:19 16/04/2025
Loạt nghệ sĩ, hoa hậu quảng cáo "lố": Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng
Sao việt
06:52:16 16/04/2025
Quyền Linh và Mái ấm gia đình Việt: 2 năm đồng hành kết thúc bằng tranh cãi
Tv show
06:49:15 16/04/2025
Sốc: Nam rapper nổi tiếng đột ngột qua đời ở tuổi 36
Sao châu á
06:44:34 16/04/2025
Xe máy điện VinFast: Giải pháp di chuyển "2 trong 1" cho học sinh, sinh viên
Xe máy
06:40:21 16/04/2025
Cristiano Ronaldo sẵn sàng khoác áo Man City
Sao thể thao
06:37:29 16/04/2025
Chuyện lạ trong ngôi miếu cổ ở TPHCM, khách đến lễ phải qua đò
Lạ vui
06:36:51 16/04/2025