Tân Thủ tướng Italy công bố chương trình nghị sự, lạm phát và khủng hoảng năng lượng được gọi tên
Ngày 25/10, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni lần đầu tiên phát biểu trước Hạ viện với tư cách là người đứng đầu chính phủ, sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức nhận bàn giao từ người tiền nhiệm Mario Draghi.
Tân Thủ tướng Italy Giorgia Meloni phát biểu tại cuộc họp báo ở Rome ngày 21/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Meloni đã trình bày chương trình nghị sự nhằm đối phó những thách thức bao gồm lạm phát tăng cao, khủng hoảng năng lượng và nguy cơ suy thoái ở nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trước khi cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ diễn ra tại Hạ viện vào tối cùng ngày.
Chương trình nghị sự đã đề ra các chính sách cho nhiệm kỳ 5 năm nhằm thực hiện hóa “các cam kết tranh cử” vừa qua. Trước đó, đảng Anh em Italy của bà Meloni đã giành được 26% phiếu bầu trong cuộc bầu cử ngày 25/9, với lời hứa bảo vệ biên giới, các giá trị truyền thống và lợi ích quốc gia của Italy ở nước ngoài.
Video đang HOT
Bà Meloni dự kiến thực thi các chính sách kinh tế tương tự như của Thủ tướng Draghi, ít nhất là trong giai đoạn đầu. Chương trình này cũng nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách hiện tại như cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng vọt và nguy cơ suy thoái kinh tế đang rình rập, cũng như tiến hành các cải cách để Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục giải ngân Quỹ phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Italy trong tương lai là gần 200 tỷ euro (197,31 tỷ USD) viện trợ không hoàn lại và các khoản cho vay từ quỹ phục hồi của EU. Tuy nhiên, số tiền này phụ thuộc vào việc Rome thực hiện các cải cách lớn, từ tư pháp đến hành chính công từ nay đến năm 2026. Thủ tướng Meloni muốn thương lượng lại kế hoạch với EU để phản ánh tình trạng khẩn cấp về năng lượng.
Liên quan vấn đề đối ngoại, Thủ tướng Meloni nêu rõ Italy là một phần của châu Âu và thế giới phương Tây. Bà khẳng định nước này sẽ tiếp tục là đối tác đáng tin cậy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong vấn đề hỗ trợ Ukraine
Dự kiến vào ngày 26/10, Thủ tướng Meloni cũng sẽ trình bày chương trình nghị sự của chính phủ tại Thượng viện trước khi cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tương tự như tại Hạ viện được tổ chức. Các cuộc bỏ phiếu phần lớn mang tính thủ tục, vì liên minh của bà Meloni chiếm đa số ghế (60%) tại cả hai viện trong Quốc hội Italy.
IEA: Thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, cho rằng các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thắt chặt và các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung đã khiến thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự.
Một cơ sở lọc dầu ở gần thị trấn Szazhalombatta, Hungary. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhập khẩu LNG của châu Âu tăng và khả năng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc phục hồi sẽ khiến thị trường thắt chặt, khi công suất LNG chỉ tăng thêm 20 tỷ m3 trong năm tới.
Trong khi đó, quyết định gần đây của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh về việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày là một quyết định "rủi ro" khi IEA nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ ở mức gần 2 triệu thùng/ngày trong năm nay. Đó là điều đặc biệt rủi ro khi một số nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Giá cả tăng trên toàn cầu đối với một số nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá đang khiến người tiêu dùng thêm khó khăn khi lạm phát giá thực phẩm và dịch vụ đang tăng. Giá cao và khả năng phân phối có thể là điều bất lợi cho người tiêu dùng châu Âu khi mùa Đông sắp tới.
Với dầu mỏ, mức tiêu thụ dự kiến tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023, khiến thế giới sẽ cần đến dầu mỏ của Nga để đáp ứng nhu cầu.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đề xuất cơ chế cho phép các nước mới nổi mua dầu của Nga nhưng với giá thấp để hạn chế nguồn thu của nước này sau xung đột tại Ukraine. Cơ chế này vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ.
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ tuần trước cho rằng thế giới vẫn cần dầu của Nga. Một tỷ lệ 80 - 90% lượng dầu của Nga được cung cấp ra bên ngoài là mức đáng khuyến khích để đáp ứng nhu cầu.
Trong khi đó, dù vẫn còn một lượng lớn dầu trong các kho dự trữ chiến lược có thể được giải phóng khi nguồn cung gián đoạn, hiện chưa có kế hoạch cho điều này.
Tổng thống Pháp công du Italy Trong 2 ngày 23-24/10 (giờ địa phương), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến công du Italy và có cuộc gặp với tân Thủ tướng Giorgia Meloni. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Rome, Italy, ngày 23/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa tân Thủ tướng Giorgia Meloni với một nhà lãnh đạo nước ngoài, nhưng là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ thảo luận với đồng minh để cấp thêm lá chắn thép cho Ukraine

Châu Âu cân nhắc phương án điều 120 chiến đấu cơ bảo vệ Ukraine

Nga mời Mỹ và các nước "không thân thiện" dự diễn đàn an ninh quốc tế

Hé lộ quy mô cuộc duyệt binh của Mỹ

Mexico: Hai quan chức của Mexico City bị sát hại

Loạt UAV áp sát, tiếng nổ lớn vang lên, "nhiều sân bay Nga gián đoạn"

Công tác phân phối viện trợ tại Gaza gặp trở ngại

Ông Biden phản hồi nghi vấn giấu bệnh ung thư khi còn làm tổng thống

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn gây tranh cãi về giá gạo

Xung đột Hamas - Israel: Các nước châu Âu gia tăng áp lực với Israel

Tiêm kích F-35 bay tại Mỹ nhưng truyền được dữ liệu tới tận châu Âu

Thay đổi bất ngờ của dư luận Mỹ trong bối cảnh Tổng thống Trump không có ý định áp đặt biện pháp mới với Nga
Có thể bạn quan tâm

Vụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tử
Tin nổi bật
19:20:37 21/05/2025
Đột nhập tiệm điện thoại trộm tài sản để có tiền cho bạn gái lớn hơn 18 tuổi
Pháp luật
19:16:08 21/05/2025
Chọn túi xách đi biển 'chuẩn gu' khoe cá tính
Thời trang
19:13:24 21/05/2025
Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?
Sao việt
18:58:52 21/05/2025
Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!
Netizen
18:14:39 21/05/2025
Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi
Góc tâm tình
18:07:28 21/05/2025
Á hậu Ngọc Hằng hóa 'nàng thơ' với thiết kế áo dài của Đỗ Trịnh Hoài Nam
Phong cách sao
18:04:25 21/05/2025
Nguyễn Filip: Đẳng cấp cần khẳng định trước Thái Lan
Sao thể thao
17:59:14 21/05/2025
Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời
Sức khỏe
17:42:21 21/05/2025
Thương hiệu ô tô nội địa Trung Quốc đẩy lùi BMW và Mercedes
Ôtô
17:37:35 21/05/2025