Tân Thủ tướng Hy Lạp và những bài toán hóc búa
Sau khi kiểm đếm 95% tổng số phiếu bầu, Bộ Nội vụ Hy Lạp công bố kết quả chính thức cho thấy đảng Dân chủ mới (ND) giành được 40,55% sự ủng hộ và bảo đảm được thế đa số ở Quốc hội Hy Lạp khi nắm 158 trong tổng số 300 ghế.
Điều này đồng nghĩa với việc nhà cải cách Kyriakos Mitsotakis đã được trao một nhiệm kỳ Thủ tướng 4 năm nữa.
Tuy nhiên, việc phải cần tới 2 vòng bỏ phiếu mới có thể giành chiến thắng cho thấy, đảng ND cũng như ông Kyriakos Mitsotakis sẽ phải đối diện với vô vàn thách thức cả đối nội và đối ngoại trong chặng đường tới đây.
Ông Kyriakos Mitsotakis được người dân tín nhiệm bầu nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai.
Nếu nhìn vào kết quả kiểm phiếu, rõ ràng đảng ND đã giành chiến thắng thuyết phục trước phe đối lập với cách biệt rất lớn. Số phiếu mà đảng này giành được cũng cho thấy họ có một lực lượng cử tri trung thành khá lớn.
Con số này là một sự khẳng định niềm tin và sự ghi nhận đối với Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis trong 4 năm qua, đồng thời cho thấy ông đã vượt qua được các làn sóng chỉ trích liên quan đến vụ bê bối nghe lén các chính trị gia, nhà báo và quan chức cấp cao và liên quan đến chính sách nhập cư cứng rắn vừa qua bao gồm cả thảm kịch chìm tàu khiến hàng trăm người di cư thiệt mạng ở vùng biển phía Nam Hy Lạp vài ngày trước cuộc bầu cử.
Sau hơn một thập niên, Hy Lạp đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công từ năm 2010 khiến cho nước này đối mặt với tình trạng đặc biệt khó khăn, với một thời gian dài phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm lương hưu và dịch vụ công, thất nghiệp tăng cao.
Người dân kỳ vọng Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis sẽ tiếp tục chèo lái con thuyền và có những cải cách tích cực hơn nữa để thúc đẩy một giai đoạn phát triển mới của Hy Lạp, đặc biệt về kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân và là cơ hội để củng cố vị thế trên trường quốc tế của nước này.
Video đang HOT
Để khẳng định niềm tin đối với những người ủng hộ, cách tốt nhất là Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis Mitsotakis phải thực hiện những lời hứa khi tranh cử của mình. Đầu tiên sẽ là loại bỏ xếp hạng nợ mà Hy Lạp đã nhận 13 năm trước trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong thời kỳ trước bầu cử, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis đã kêu gọi người Hy Lạp ủng hộ để ông có thể cải cách đất nước. Khi đó, ông cam kết tăng lương trong khu vực công, cải thiện tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế để giúp nâng lương cho người lao động trong khu vực tư nhân. Ông cũng hứa sẽ nâng cấp đáng kể hệ thống chăm sóc sức khỏe và đẩy nhanh các quy trình trong các vụ kiện.
Thứ hai, Hy Lạp tiếp tục đấu tranh cho một đường lối chống nhập cư cứng rắn và kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ hỗ trợ tài chính cho các hoạt động này.
Thứ ba, bên cạnh việc đưa Hy Lạp trở lại chính trường quốc tế, ông cũng thúc đẩy cải thiện hình ảnh sau những chỉ trích do các vụ bê bối liên quan đến việc nghe lén các chính trị gia, nhà báo và quan chức cấp cao cũng như các chính sách nhập cư, các cáo buộc hạ tầng yếu kém trong vụ tai nạn đường sắt hồi tháng 2 ở miền bắc Hy Lạp. Mặc dù đất nước vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ, cộng thêm tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine hay những căng thẳng, rạn nứt nội bộ, nhưng với việc giành được 158/300 ghế trong Quốc hội, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để đảng ND và Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis có thể dễ dàng thông qua các chính sách xây dựng đất nước mới trong 4 năm tới.
Bài toán hóc búa tiếp theo mà ông Kyriakos Mitsotakis phải giải quyết chính là vấn đề nhập cư. Chính sách di cư từ lâu đã là vấn đề gây chia rẽ trong chính nội bộ của Hy Lạp cũng như EU. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis là người có đường lối cứng rắn đối với người di cư trong bối cảnh ông tìm cách xoay chuyển nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, dường như đó là sự đánh đổi mà các cử tri và EU mong muốn.
Trong chiến dịch vận động trước cuộc bầu cử, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cam kết sẽ mở rộng một bức tường dọc theo toàn bộ biên giới đất liền của Hy Lạp với Thổ Nhĩ Kỳ có thể kéo dài tới 192km để đảm bảo an ninh biên giới và ngăn chặn dòng người di cư vào châu Âu.
Ông cũng bày tỏ mong muốn được sự hỗ trợ từ EU về kế hoạch này bởi đó là lợi ích không chỉ của Hy Lạp mà còn của EU khi nước này là tuyến đầu ngăn chặn dòng người di cư vào EU. Trong các cuộc bàn thảo gần đây, các quốc gia trong EU cũng đang tìm một tiếng nói chung để đảm bảo lợi ích của các bên cũng như ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp ngày càng gia tăng do khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen gọi lực lượng thực thi biên giới của Hy Lạp là “lá chắn” của châu Âu. Điều này thể hiện rất rõ sự ủng hộ của những người đứng đầu EU trong cách tiếp cận cứng rắn hơn của Hy Lạp.
Tân Thủ tướng Hy Lạp cũng cho rằng, những người không đủ điều kiện xin quy chế tị nạn phải được trả về quốc gia của họ, tuy nhiên đây cũng là ý kiến nhận được nhiều trái chiều từ các quốc gia EU. Trong thời gian tới, Thủ tướng Hy Lạp sẽ cần phải có các điều chỉnh quy định về chính chính sách di cư của chính phủ Hy lạp nói riêng và thúc đẩy các cải cách tổng thể trong việc tiếp nhận người tị nạn trong toàn châu Âu, ví dụ những cải thiện khả năng hợp tác giữa các quốc gia ven bờ Địa Trung Hải với các quốc gia Liên Âu hay thiết lập một hành lang nhân đạo để hỗ trợ kịp thời người tị nạn để không rơi vào tay đối tượng buôn người.
Mặt khác, để giải quyết bài toán này, với việc được người dân tín nhiệm, ông cũng phải ưu tiên nhiều hơn về các giải pháp cải cách, phát triển kinh tế với mục tiêu hướng đến một chính phủ ổn định và hoạt động có hiệu quả. Đến tháng 8 năm ngoái, Hy Lạp mới được gỡ bỏ biện pháp giám sát tăng cường về tài chính kéo dài hơn một thập niên của EU bởi ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công. Do đó, vực dậy nền kinh tế vượt qua những khó khăn hiện nay cũng được cho là thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ mới của chính phủ Hy Lạp.
Hy Lạp đối mặt với vụ bê bối 'kiểu Watergate'
Áp lực gia tăng đối với Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis, bất chấp cam kết sẽ làm trong sạch cơ quan tình báo của nước này sau vụ nghe lén.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Ảnh: AFP
Theo trang tin châu Âu Euractiv.com, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đang vướng vào một vụ bê bối nghe lén khi chính phủ của ông hướng tới một cuộc bầu cử sớm vào mùa Thu.
Để tránh phải từ chức, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis khẳng định hôm 8/8 rằng ông không biết điện thoại của lãnh đạo Đảng Xã hội (PASOK) Nikos Androulakis đã bị nghe trộm, nhằm tìm cách tránh xa vụ bê bối nghe lén đang khiến căng thẳng chính trị gia tăng.
Vụ việc xảy ra vào tuần trước, đã gây náo động chính trường Hy Lạp, khi các đảng đối lập yêu cầu một cuộc điều tra kỹ lưỡng và cho rằng những tiết lộ này là 'Watergate' khiến ông Mitsotakis phải trả giá.
Thủ tướng Mitsotakis, lãnh đạo đảng Dân chủ Mới của Hy Lạp, đang đối mặt với cuộc chiến tái tranh cử vào năm tới, đã xin lỗi ông Androulakis, nói rằng ông không biết gì về hành động của cơ quan tình báo và sẽ không cho phép làm điều đó.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào đầu tuần, ông Mitsotakis nói: "Những gì đã diễn ra có thể đúng luật, nhưng đó là một sai lầm. Tôi không biết, và rõ ràng, tôi sẽ không bao giờ cho phép điều đó".
Thủ tướng Mitsotakis nêu rõ ông chỉ mới biết về hoạt động nghe lén đối với ông Androulakis "cách đây vài ngày", đồng thời cho biết đã đưa ra các biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát các hoạt động của cơ quan tình báo Hy Lạp (EYP) và tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động của tổ chức này.
Theo ông Mitsotakis, EYP đã đánh giá thấp khía cạnh chính trị trong hoạt động giám sát của họ, mặc dù tuân thủ luật pháp, nhưng "không thể chấp nhận được về mặt chính trị".
Ông Androulakis, một thành viên của Nghị viện châu Âu từ năm 2014, được bầu làm lãnh đạo đảng PASOK vào tháng 12/2021, cho biết cuối tuần trước rằng ông đã biết EYP đã nghe lén các cuộc nói chuyện của mình vào cuối năm 2021. PASOK là đảng chính trị lớn thứ ba của Hy Lạp và trong nhiều thập kỷ là đối thủ chính trị chính của đảng Dân chủ Mới do ông Mitsotakis lãnh đạo.
Ngay sau đó, người đứng đầu EYP, Panagiotis Kontoleon và Chánh văn phòng của cơ quan này Grigoris Dimitriadis đã bất ngờ từ chức. Mặc dù vậy, ông Androulakis và các đảng đối lập của Hy Lạp đã bác bỏ tuyên bố của ông Mitsotakis liên quan đến vụ việc.
"Tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ sự che đậy nào. Thủ tướng hiện đang tìm cách 'câu giờ'. Nhưng thời gian đang chống lại ông ấy. Chẳng bao lâu nữa ông ấy sẽ phải đối mặt với sự thật", ông Androulakis cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản.
Đảng đối lập cánh tả của Hy Lạp Syriza cũng chỉ trích Thủ tướng Mitsotakis trong một tuyên bố và kêu gọi ông từ chức.
Watergate là vụ bê bối nghe lén lớn nhất trong lịch sử chính trị Mỹ, kéo theo hệ quả là lần đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này, một tổng thống (Tổng thống Richard Nixon) phải từ chức trước khi hết nhiệm kỳ.
Bị Mỹ 'hắt hủi', Thủ tướng Israel quyết định sang thăm Trung Quốc Trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông, Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết sẽ công du đến Bắc Kinh, bất chấp những lo ngại của Mỹ. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (thứ hai từ phải sang) trong một cuộc họp Nội các. Ảnh: EPA Theo truyền thông Israel (thenationalnews.com) và Trung Đông (al-monitor.com) ngày 28/6, Thủ tướng Israel...