Tận thế: Sức hủy diệt của thiên thạch
Trái đất từng “đón” những thiên thạch lớn, có sức công phá mạnh gấp nhiều lần bom nguyên tử. Khả năng va chạm giữa Trái đất với thiên thạch lớn không nhiều, nhưng không phải là không có.
Một thiên thạch có tên XE54 rộng tới 3,6 km vừa bay qua Trái đất, và một thiên thạch khác – 4179 Toutatis, dài 4.46km và rộng 2.4km – sẽ “áp sát” hành tinh của chúng ta trong vài ngày tới. Sự kiện diễn ra trong thời điểm này khiến người ta liên tưởng tới “Ngày tận thế 21/12″ – khi chu kỳ lịch của người Maya kết thúc.
Theo dự đoán, kích thước của cả hai thiên thạch đủ để có thể gây thiệt hại lớn cho nhân loại nếu chúng lao xuống Trái đất nhưng các nhà thiên văn học cho biết sẽ không có bất kì nguy cơ nào như vậy từ 2 tiểu hành tinh này.
Mặc dù vậy, với những vụ va chạm thiên thạch xảy ra trong quá khứ, nhiều người vẫn lo một lúc nào đó sẽ có những thiên thạch khác rơi xuống Trái đất.
Thiên thạch Barringer (Mỹ) có sức công phá gấp 150 lần trái bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. (Ảnh: Internet)
Những vụ va chạm thiên thạch nổi tiếng trong lịch sử:
1. Vụ va chạm dẫn đến sự tuyệt diệt của loài khủng long
Cách đây khoảng 65 triệu năm, một tảng thiên thạch đâm vào Trái đất, với lực tương đương 1 tỷ lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, được cho là nguyên nhân gây ra sự biến mất của nhiều loài sinh vật trong đó có khủng long.
Giả thuyết này cho rằng, thiên thạch, với kích thước tương đương hòn đảo Isle of Wight của Anh, đã rơi xuống bán đảo Yucatan tại Mexico với vận tốc gấp 20 lần so với vận tốc viên đạn bắn ra, tạo nên một hố lõm sâu khoảng 110 dặm và hàng tấn bụi đất bay khắp khí quyển, gây động đất, sóng thần, hỏa hoạn, mưa acid, biến hầu hết các vùng đất trên Trái đất trở nên khô cằn và hầu như không có sự sống. Khủng long, vốn thống trị Trái đất khi đó, đã bị huỷ diệt hoàn toàn.
Tuy giả thuyết này hiện vẫn đang gây nhiều tranh cãi, nhưng những dấu tích của vụ va chạm thiên thạch tại Yucatan, Mexico là điều không thể phủ nhận.
2. Hố thiên thạch Vredefort Dome
Vredefort Dome – hố thiên thạch có kích thước khoảng 300km – là kết quả của vụ va chạm lớn từng được ghi nhận trong lịch sử với sức tàn phá gấp đôi vụ va chạm tiêu diệt loài khủng long 65 triệu năm trước.
Theo các nhà khoa học, sự kiện này xảy ra cách đây khoảng 2 tỷ năm, khi mà con người và phần lớn động thực vật còn chưa xuất hiện. Sinh vật sống duy nhất thời điểm đó là một loại tảo, giống như loài rêu màu xanh lá cây và rất nhớt mà chúng ta thường nhìn thấy ở các con đập ngày nay. Để tạo ra một miệng hố khoảng 300 km, thiên thạch phải có chiều rộng khoảng 10 km (tương đương một ngọn núi) và lao xuống Trái đất với vận tốc 36.000 km/h.
Video đang HOT
3. Thiên thạch Tunguska
Gần 100 năm sau vụ nổ do thiên thạch Tunguska đâm vào Trái đất vào năm 1908 ở Tunguska (Nga), sự kiện này vẫn là đề tài làm nóng các cuộc tranh luận khi mà nó không hề để lại bất kỳ vết tích nào của một vụ va chạm thiên thạch. Chính điều này đã khiến các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra nguồn gốc đích thực của mảnh thiên thạch.
Vụ nổ đã tàn phá khoảng 80 triệu cây trên diện tích 2.150 km2, thiêu rụi toàn bộ nhà cửa, gia súc trong bán kính 13 dặm. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về vùng đất nằm trong phạm vi vụ nổ, nhưng không hề có một mảnh thiên thạch hay bất kỳ vết lõm nào được phát hiện. Nhiều ý kiến kiến đặt ra giả thiết rằng chính con tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh đã tạo ra vụ nổ đó.
Thiên thạch Tunguska đâm vào Trái đất đã tàn phá khoảng 80 triệu cây xanh ở Siberia, Nga. (Ảnh: Internet)
4. Hố thiên thạch Barringer
50.000 năm trước, một thiên thạch có đường kính gần 50m lao xuống khu vực sa mạc Arizona (Mỹ) đã để lại một hố sâu khoảng 170 mét và đường kính khoảng 1.6 km được đặt tên là hố Barringer. Theo các nhà khoa học, tảng thiên thạch này có vận tốc 46.000 km/h trước khi đâm vào Trái Đất. Ước tính vụ va chạm này có sức công phá gấp 150 lần trái bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima, tàn phá mọi sinh vật trên diện tích rộng vài trăm km vuông.
5. Thiên thạch Hoba
Là tảng thiên thạch nặng nhất từng được tìm thấy trên Trái đất, thiên thạch Hoba ở Namibia dù chỉ chiếm diện tích hơn 6,5m2 nhưng cân nặng ước tính chừng 66 tấn. Được cho là đáp xuống Trái đất từ hơn 80.000 năm trước, Hoba gồm khoảng 84% sắt và 16% niken. Nó hiện vẫn được coi là tảng sắt tự nhiên lớn nhất của Trái đất.
Đối lập với kích thước khổng lồ của mình, tảng thiên thạch này không hề để lại một vệt lõm nào, và nhiều nhà khoa học cho rằng nó đã đâm xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất với một góc rất nhỏ, sau khi đã vượt qua một hành trình dài.
Các chuyên gia nói gì?
Theo các nhà khoa học, trên thực tế, xác suất va chạm giữa những thiên thể rất thấp. Tuy nhiên, mật độ thiên thể trong vũ trụ không đồng đều. Trong hệ Mặt trời có nhiều hành tinh và thiên thể nhỏ nên khả năng va chạm cũng cao hơn. Mỗi năm có hàng nghìn thiên thạch to bằng quả trứng vịt rơi xuống Trái đất.
Khi rơi vào bầu khí quyển, vật thể có đường kính dưới 10m sẽ bị thiêu rụi, nhưng những vật thể có đường kính trên 2km có thể gây ra thảm họa toàn cầu. Có khoảng 1.000 thiên thạch với đường kính hơn 1km vượt qua được khí quyển của Trái đất và rơi xuống bề mặt nhưng tần suất của chúng chỉ là 1/1 triệu năm. Tuy nhiên, sức công phá của nó lại rất khủng khiếp.
Vậy phải chăng đó sẽ là Ngày tận thế của Trái đất nếu một sự kiện tương tự xảy ra, chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn thảm họa kinh hoàng đó?
Hiện nay, các nhà thiên văn học đã phát hiện được khoảng 9.000 thiên thạch gần Trái đất và một số có thể gây họa, trong đó khoảng 4.700 thiên thạch có chiều rộng từ 100m trở lên di chuyển rất gần địa cầu vào một số thời điểm.
Tuy rất hiếm nhưng những tai nạn va chạm nghiêm trọng không phải là không có nguy cơ xảy ra. Từ đó, các chuyên gia cũng đưa ra hàng loạt giải pháp để ngăn chặn nguy cơ thiên thạch đâm trúng Trái đất, như phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân để phá thiên thạch, hay phóng vệ tinh nhân tạo tới gần thiên thạch để làm thay đổi quỹ đạo của nó. Tuy nhiên, các biện pháp đó đều cần khoản chi phí khổng lồ và có vẻ như nó vẫn chỉ nằm trên lý thuyết, ít nhất là cho đến khi một thảm họa nghiêm trọng do thiên thạch xảy ra.
Theo 24h
Hậu tận thế: Văn minh hay mông muội?
Nhiều nhà tiên tri, nhà khoa học, trong đó có Isaac Newton, cho rằng tận thế không phải là sự hủy diệt hoàn toàn mà mở ra một thời kỳ mới. Thời kỳ đó sẽ như thế nào?
Theo nhà bác học vĩ đại Newton, nhân loại có nguy cơ phải đối mặt ngày tận thế vào năm 2060. Mặc dù về bản chất, lời tiên đoán này muốn ám chỉ sự sụp đổ của thế giới, nhưng Newton không nói mọi sự sống trên Trái đất đều sẽ bị hủy diệt hoàn toàn mà cho rằng thế giới sẽ bắt đầu chuyển sang kỷ nguyên mới hòa bình, thịnh vượng hơn. Trong thuyết thần học Cơ-đốc giáo, khái niệm này thường được gọi là "sự trở lại của Chúa Giê-su".
Theo đó, "một thánh địa Jerusalem thứ hai đến từ thiên đường. Thượng Đế trên cao lau những giọt nước mắt cho con người, ban cho họ đời sống hòa bình, và tạo ra thứ tinh khiết nhất. Sự vinh quang và hạnh phúc của tân Jerusalem hiện diện trong một ngôi đền có sự giác ngộ của các vị Thánh. Và trong thành phố của những vị vua ở Trái đất, ân huệ của các Ngài được ban phát khắp nơi".
Không chỉ có Isaac Newton, Leonardo da Vinci - bậc thầy vĩ đại ngành hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc... thời kỳ Phục Hưng - cũng được cho là ngầm tiên đoán về ngày tận thế qua bức tranh "Bữa ăn tối cuối cùng", nhà khoa học Sabrina Sforza Galitzia đến từ Đại học California bang Los Angeles cho biết. Qua nghiên cứu, Galitzia khẳng định qua tác phẩm của mình, da Vinci muốn nhấn mạnh về "Ngày tận thế" của thế giới do một trận đại hồng thủy khủng khiếp. Tuy nhiên, cũng giống như Isaac Newton, da Vinci cho rằng một sự khởi đầu mới cho nhân loại sẽ mở ra sau sự kiện này.
Theo các nhà nghiên cứu, căn cứ để đưa ra lời dự đoán này nhiều khả năng có liên quan đến niềm tin về Thời đại Bảo Bình (Age of Aquarius) hay còn gọi là Thời Đại Vàng.
Vũ trụ của chúng ta có 12 chòm sao Hoàng đạo và cứ 20 thế kỷ (khoảng 2.160 năm), vào ngày Xuân phân (21/03), Mặt trời lại đi tới một trong 12 cung Hoàng Đạo đó, đồng nghĩa với việc để đi hết 12 cung, Mặt trời phải mất khoảng 25.729 năm, các nhà thiên văn học cho biết.
Theo quan niệm chung, thời đại Capricorn (Ma Kết) thường gắn với sự hỗn loạn do chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói và thiếu tình thương... Ngược lại, thời Bảo Bình (Aquarius) lại mở ra sự tự do, đề cao giá trị đạo đức, phá bỏ các quy tắc cứng nhắc của xã hội, các giá trị tâm linh cổ xưa được phục hồi và tình yêu thương sẽ tràn ngập trong thế giới đó. Và đến khi Mặt trời đi hết cung Capricorn, loài người sẽ bước vào thời Bảo Bình, quãng thời gian thịnh vượng kéo dài đến 2.160 năm trên Trái đất.
Trong một bài viết trên tạp chí Time số ra ngày 21/3/1969, tác giả viết rằng Capricorn chứa đầy lo âu, hoài nghi và ảo mộng, còn năm Bảo Bình sẽ là năm của những niềm vui, của khoa học, của những niềm ước mơ, hoài bão. Trong thời đại này nhân loại sẽ văn minh hơn.
Theo nhiều tài liệu, "ngày tận thế" thực chất là ngày chuyển thế, mở ra thời đại thịnh vượng hơn cho nhân loại. (Ảnh: Internet)
Còn với bài viết What is The Aquarian Age? (Thời kỳ Bảo Bình là gì) được đăng trên tạp chí Rosicrucian Digest tháng 8/1969, tác giả Samuel Rittenhouse nhấn mạnh kỷ nguyên Bảo Bình tới đây sẽ là 2000 năm của tình "Huynh đệ đại đồng, tương thân tương ái", là thời kỳ của những chinh phục không gian, thời kỳ mà tâm trí con người sẽ mở rộng,...
Tuy nhiên thời điểm bắt đầu Thời đại Bảo Bình vẫn chưa được các nhà thiên văn thống nhất. Trong quá khứ có rất nhiều giả thuyết đưa ra để xác định thời điểm này nhưng đã tạo nên rất nhiều tranh cãi.
Nhà chiêm tinh Zale Bachor cho rằng Mặt trời đi vào Cung Bảo bình ngày 19/1/1881 nhưng theo cuốn sách L'Astrologie của W. E. Peuckert, Payot Paris, thì mặt trời đi vào Cung Bảo Bình nặm 2060 tới đây. Còn theo sách Trung Hoa thì từ 1924 đến 1984 là Trung Nguyên, từ 1984 đến 2044 là Hạ Nguyên và Thượng Nguyên (hay Bảo Bình) sẽ bắt đầu vào năm 2045. Người Maya thì lại tính toán sự kết thúc của một Đại chu kỳ vào ngày 21/12/2012, điều này cũng có thể dự đoán là nhân loại sẽ ở vào thời đại Bảo Bình từ năm 2012.
Trong khi cuộc tranh luận về thời đại Bảo Bình chưa có hồi kết thì vẫn có không ít nhà khoa học xây dựng mô hình sự sống sau ngày tận thế dựa trên những ý tưởng và lý thuyết ngày tận thế mà họ cho rằng có phần thưc tế hơn và tuy không phải là kết thúc hẳn nhưng thế giới cũng không đầy "màu hồng" như mô tả về thời Bảo Bình. Các dự đoán ấy như sau:
- Những người sống sót sẽ cùng hợp nhất để cai trị hành tinh.
- Các quy tắc hiện tại và trước đây của thế giới sẽ giúp người dân trở lại, thích nghi với cuộc sống đã thay đổi quá nhiều so với trước.
- Tạo hóa một lần nữa lại bắt đầu quá trình tiến hóa, hình thành các đặc điểm mới phù hợp nhất với điều kiện lúc này.
- Các loài khỏe mạnh và thích nghi tốt hơn sẽ tồn tại được trong điều kiện tự nhiên còn hết sức khó khăn với sức đề kháng phát triển rất tốt.
- Hệ thống xã hội mới hình thành nhưng khả năng kiểm soát vẫn còn rất thấp. Phải mất vài năm để tất cả những người sống sót trên toàn thế giới tập hợp lại thành 1 khối đoàn kết.
- Thế giới lúc đó sẽ rất phức tạp, sự trở lại của luật pháp sẽ mất khá nhiều thời gian.
- Toàn thế giới chỉ lưu hành chung 1 loại tiền tệ.
- Sự kiện ngày tận thế có thể sẽ châm ngòi cho bạo động và hỗn loạn sau đó. Không bị kiểm soát, tình trạng loại trừ lẫn nhau diễn ra hết sức căng thẳng.
Nhưng dù giải thích theo cách này hay cách khác thì quan điểm chung của các chuyên gia vẫn là Trái đất sẽ không bị hủy diệt hoàn toàn, ngày tận thế ấy chẳng qua chỉ là ngày chuyển thế mà thôi.
Theo 24h
Chế tạo quả cầu "khủng" chống Ngày tận thế Chỉ còn chưa đầy 10 ngày là đến ngày tận thế theo lịch người Maya, nhiều người tin vào tin đồn này đang tìm cách để đối phó với "thảm họa" này. Ông Liu Qiyuan, một người nông dân ở làng Qiantun thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), đã chế tạo ra 7 quả cầu khổng lồ từ sợi thủy tinh để sẵng...