Tận thấy máy bay không người lái phun thuốc cho 2ha chỉ mất 10 phút
Khác với nông nghiệp công nghệ cao là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.
Muốn phát triển nông nghiệp thành công, nông dân phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong thực tế đã có những nông dân thực hiện “nông nghiệp 4.0″ và thu được kết quả rõ ràng.
Nhà kính, nhà lưới ngày càng phổ biến
Ông Vũ Văn Nga (phải) đánh giá cao hiệu quả của máy bay không người lái. Ảnh: P.V
Tại Bình Thuận, từ tháng 12.2017 – 7.2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các nhà chuyển giao kỹ thuật và bà con nông dân thực hiện mô hình “Sản xuất măng tây xanh trong nhà lưới kết hợp hệ thống tiết kiệm nước theo liên kết chuỗi”.
Theo đó, Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón và 50% hệ thống nhà lưới, tưới tiết kiệm nước cho các hộ tham gia. Sau khi thử nghiệm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh ước tính năng suất mỗi sào (Trung Bộ) đạt khoảng 1.350kg.
Video đang HOT
Anh Lê Xuân Lực (Tân Thuận, Bình Thuận) – nông dân tham gia mô hình trên cho biết: “Với 1.000m2 trồng măng tây, chúng tôi được hỗ trợ cây giống, nhà lưới, hệ thống tưới theo chính sách… chi phí khoảng 50 triệu đồng/sào. Sau 5 tháng trồng, cây phát triển và ra đợt măng bói thu hoạch khoảng 5kg/ngày. Ước tính, khi cây trưởng thành, mỗi sào măng tây sẽ cho thu hoạch trung bình 10kg/ngày. Với giá bán 50.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí, chúng tôi lãi 300.000 đồng/sào. So với cây thanh long và cây trồng khác, mức thu nhập này rất cao, gia đình tôi vô cùng phấn khởi”.
Tại Vĩnh Long, bà con nông dân đã có cơ hội tiếp cận với máy bay không người lái phun tưới phân bón và thuốc BVTV. Tháng 9.2018, Công ty CP Đại Thành đã phối hợp với Chi cục BVTV Vĩnh Long phun thuốc BVTV cho 2ha cam và khoai lang tại xã Thành Đông bằng máy bay không người lái.
Nông dân Trần Xuân Phú (ngụ tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân) cho biết: “Tháng 9 vừa rồi, lần đầu tiên người dân quê tôi được tiếp xúc với loại máy bay hiện đại này. Tôi là một trong những hộ đầu tiên đăng ký phun thuốc bằng máy bay không người lái. Kết quả khiến tôi rất ngạc nhiên, cây cam phát triển tốt, tỷ lệ rệp chết hơn 90%”.
Nâng cao chất lượng, giá trị nông sản
Tại miền Bắc, máy bay không người lái đã được giới thiệu và ứng dụng nhiều trong trồng trọt.
Ông Vũ Văn Nga – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình cho biết: “Trước đây, vào cao điểm dịch bệnh trên cây lúa, chúng tôi rất đau đầu về việc thuê nhân công phun thuốc BVTV vì tốn kém mà không đạt hiệu quả cao. Từ khi áp dụng phun thuốc bằng máy bay không người lái, lợi ích thấy rõ như giảm thiểu chi phí, tăng chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường, không độc hại cho người sản xuất. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ như máy bay không người lái, sản lượng lúa gạo của công ty trong năm vừa qua tăng mạnh, chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc…” – ông Nga cho biết.
Nói về hiệu quả của việc phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái, ông Nguyễn Đức Trường – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Thành chia sẻ: “Sử dụng máy bay không người lái giúp người sản xuất tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, chủ động thời gian, không còn nỗi lo phụ thuộc vào nhân công mỗi khi có dịch bệnh bùng phát.
Ứng dụng công nghệ máy bay không người lái rất phù hợp với những diện tích lớn hoặc những địa hình trồng trọt phức tạp. Với máy bay PG30 dung tích bình chứa thuốc 15 lít, một lần có thể phun cho 2ha cây trồng chỉ trong 10 phút, năng suất cao gấp 50 lần so với các phương pháp truyền thống”.
Theo Danviet
TP.Hồ Chí Minh: Áp dụng 4.0, nông dân thu hàng trăm triệu mỗi năm
Các huyện ngoại thành TP.HCM đang đẩy nhanh nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới.
Theo Phòng NNPTNT huyện Củ Chi, đến năm 2017, tại huyện có 133 hộ nông dân sản xuất rau theo quy trình VietGAP với tổng diện tích trên 169ha, chiếm 11,6% trên tổng diện tích trồng rau; có 84 mô hình trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, trong đó, 64 mô hình trồng rau và hoa lan với diện tích 325,78ha; 11 mô hình chăn nuôi bò sữa với quy mô 765 con; 9 mô hình chăn nuôi heo với 17.728ha.
Nông dân làm nông nghiệp 4.0 tại huyện Củ Chi. Ảnh: T.T
Doanh thu bình quân trên 1ha đất nông nghiệp đạt hơn 300 triệu đồng/ha/năm. Riêng mô hình trồng lan cho doanh thu bình quân 700 triệu đồng/ha/năm.
Tại huyện Nhà Bè, UBND huyện đã thống nhất với BQL Khu Nam và Công ty CP Công nghiệp Hiệp Phước khoanh vùng sản xuất nông nghiệp tập trung hiệu quả, giúp nông dân an tâm sản xuất, tiếp tục phát triển các mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ao và ứng dụng công nghệ cao.
Nhờ vậy, sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, đủ tiêu chuẩn phân phối vào siêu thị, thay vì chỉ bán ra chợ như trước, giá cả bấp bênh, sản lượng không ổn định. Ngoài ra, huyện Nhà Bè còn hướng dẫn, tạo điều kiện cho HTX Tôm Hiệp Thành xây dựng trạm đóng gói.
Về trồng trọt, huyện hỗ trợ Công ty TNHH Nông nghiệp Nhất Thống đầu tư 12ha đất để sản xuất 176 loại rau củ quả theo mô hình rau hữu cơ, được cấp chứng nhận châu Âu và Mỹ...
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo về nông thôn mới của Thành ủy TP.HCM, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, ngư nghiệp năm 2017 khá cao; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8.539 tỷ đồng, tăng 6,3% so cùng kỳ (cùng kỳ 5,4%). Giá trị sản xuất năm 2017 đạt 19.480 tỷ đồng, tăng 6,3% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,68%).
Thời gian qua, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích luôn tăng cao, tính đến cuối năm 2017 là 450 triệu đồng/ha/năm, tăng 2,85 lần so với 2010 (158 triệu đồng), tăng 1,2 lần so với 2015 (375 triệu đồng).
Thu nhập của người dân vùng nông thôn thành phố ngày càng tăng: Theo kết quả điều tra thu nhập hộ gia đình tại 56 xã xây dựng NTM năm 2017 là 49,18 triệu đồng triệu đồng/người/năm, tăng 23,8% so với năm 2014.
Theo Danviet
TP.HCM: Ươm tạo thành công nhiều doanh nghiệp nông nghiệp 4.0 Nhằm kiến tạo và thúc đẩy chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), thời gian qua TP.HCM đã có nhiều chính sách, giải pháp ứng dụng CNC và đạt được nhiều kết quả tích cực. Ông Từ Minh Thiện-Phó trưởng Ban quản lý khu NNCNC TP.HCM khẳng định, 5 năm tới thành phố sẽ hình thành nền NNCNC. Tạo đà cho nông...