Tận thấy bên trong ga ngầm kết nối 4 tuyến metro của TP.HCM
Sau 8 năm xây dựng, ga ngầm Bến Thành thuộc tuyến metro số 1 (quận 1, TP.HCM) đã hoàn thiện. Trong tương lai, đây sẽ là nơi kết nối của 4 tuyến metro số 1, 2, 3A và 4.
Điểm nhấn kiến trúc của ga ngầm Bến Thành là giếng trời cao 6 m, đường kính 21,6 m, thiết kế hình hoa sen. Hạng mục này có chức năng cung cấp ánh sáng tự nhiên cho một phần nhà ga.
Ngay lối vào là nơi kiểm soát vé của hành khách. Cạnh đó là phòng bán vé và giám sát an ninh. Phòng làm việc của nhân viên nhà ga cũng đã hoàn thiện.
Cạnh cổng kiểm soát vé là 8 máy bán vé tự động đã được nhà thầu hoàn thành lắp đặt. Sau khi đi vào hoạt động, hành khách có thể trực tiếp mua vé qua nhân viên hoặc mua vé tại máy bán vé tự động.
Đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết ga ngầm Bến Thành thiết kế ở độ sâu khoảng 32 m, với kết cấu 4 tầng. Trong ảnh là khu vực tầng 1 được thiết kế với tông màu trắng chủ đạo, có hệ thống 174 cột trụ bê tông ốp nhôm.
Video đang HOT
Tầng này có diện tích khoảng 45.000 m2, ngoài chức năng sảnh chờ, bán vé, sẽ tích hợp trung tâm thương mại rộng 18.100 m2, hành lang và quảng trường ngầm rộng 21.500 m2.
Phần sàn của ga ngầm lát gạch bông và có thiết kế những lối đi màu vàng dành riêng cho người khuyết tật.
Sau khu soát vé là thang bộ và thang cuốn dẫn xuống tầng 2, còn gọi là tầng kê ga.
Toàn bộ các tầng đều có 2 thang máy, thang bộ và thang cuốn cho hành khách.
Tại tầng 2 là nơi tàu dừng, đỗ để đón và trả khách. Trong ảnh là hàng trăm hành khách được mời tham quan đang chờ tàu để chạy thử nghiệm tự động trên toàn tuyến vào sáng 26/4.
Không gian sân ga ở tầng 1 và 2 được thiết kế thoáng rộng, liên kết với nhau. Theo thiết kế, tầng 1 và 2 được sử dụng cho tuyến số 1. Tầng 3 và 4 sẽ sử dụng cho các tuyến còn lại.
Dự kiến nếu mọi công tác diễn tiến thuận lợi thì dự án metro số 1 sẽ khai thác miễn phí vé từ tháng 7 năm nay. Trong quý IV, tuyến metro số 1 sẽ chính thức đi vào khai thác thương mại.
Toàn cảnh ga ngầm Bến Thành nhìn từ trên cao.
Ánh sáng nghệ thuật trên cầu Dây Văng qua sông Hiếu
Cầu dây văng bắc qua sông Hiếu - công trình kết nối Khu đô thị Bắc sông Hiếu với trung tâm TP. Đông Hà - là điểm nhấn mang tính nghệ thuật làm nổi bật đô thị cảnh quan sông nước.
Du khách khi đến với không gian cầu dây văng này sẽ được trải nghiệm nghệ thuật chiếu sáng của những xúc cảm giữa ánh sáng và không gian kiến trúc.
Cầu dây văng bắc qua sông Hiếu -Ảnh: T.H.T
Ánh sáng có thể mang lại giá trị cảm xúc cho kiến trúc, giúp tạo ra trải nghiệm không gian cho con người, thu hút sự chú ý đến cấu trúc, màu sắc và hình thức của một không gian. Tầm nhìn là ý nghĩa quan trọng nhất, qua đó chúng ta thưởng thức kiến trúc, ánh sáng giúp chúng ta nhận thức kiến trúc một cách rõ nét hơn.
Vào ban đêm, khi mặt trời lặn, kiến trúc công trình bị bóng tối nhấn chìm thì chiếu sáng mặt ngoài công trình lại đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện hình khối kiến trúc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công trình - nhất là công trình có vai trò là điểm nhấn, có ý nghĩa định hướng trong không gian đô thị.
Có 3 loại thể hiện ánh sáng. Đó là ánh sáng tiêu cự, ánh sáng phát quang xung quanh và ánh sáng rực rỡ. Ánh sáng tiêu cự được gọi là ánh sáng nhiệm vụ, nó chỉ ra các yếu tố quan trọng và thu hút sự chú ý đến các khu vực. Ánh sáng phát quang xung quanh (được gọi là ánh sáng chung hoặc môi trường xung quanh) là ánh sáng nền chiếu sáng toàn bộ không gian, không tạo bóng để mọi người cảm thấy an toàn, tạo ra cảm nhận về sự tự do và không giới hạn của không gian. Ánh sáng rực rỡ (được gọi là ánh sáng tạo điểm nhấn) là loại ánh sáng với sự thay đổi và đầy màu sắc, kích thích cảm xúc của con người. Cầu dây văng qua sông Hiếu đã sử dụng loại ánh sáng này. Ánh sáng rực rỡ kích thích các dây thần kinh thị giác, đánh thức sự tò mò và tạo sự lôi kéo, cuốn hút người xem.
Giải pháp chiếu sáng cầu dây văng qua sông Hiếu không chỉ chiếu sáng đơn thuần cho công trình mà còn quan tâm cảnh quan xung quanh, hài hòa về màu sắc, tương phản về độ sáng, bố cục, hình khối, qua đó khắc họa rõ nét đặc trưng của công trình trong cảnh quan chung.
Các yếu tố sử dụng đèn chiếu sáng, hướng ánh sáng và màu sắc ánh sáng trên cầu dây văng qua sông Hiếu hiện đại và hiệu ứng ánh sáng công trình, làm cho các mối quan hệ chức năng trở nên rõ ràng.
Các yếu tố ánh sáng sáng tạo giúp người xem chiêm ngưỡng công trình và mang tới một khung cảnh đa dạng, thú vị và nhiều cảm xúc. Để làm được điều này, chiếu sáng phải dựa theo quy mô, tínhchất và đặc điểm công trình.
Ở đây, chiếu sáng không đơn thuần là lắp đặt đèn mà còn thỏa mãn các yêu cầu như: nổi bật hướng nhìn chính của công trình, làm rõ giới hạn của công trình, khắc họa các chi tiết đặc thù như hoa văn, biểu tượng hoa sen trang trí, dây văng cầu, vòm, cột, phù điêu...; đồng thời tạo ra sự tương phản sáng tối, màu sắc, chiều sâu. Hệ thống chiếu sáng cầu dây văng qua sông Hiếu là chiếu sáng đi vào chiều sâu, mang tính ổn định, bền vững. Nó tạo ra sự hấp dẫn, sống động và rực rỡ cho cây cầu.
Để mang lại hiệu quả hơn nữa cho công trình này, nên chăng phải phân cấp kịch bản cho công trình với các cấp độ chiếu sáng khác nhau, chia vào những thời điểm khác nhau trong tuần, trong năm để giảm bớt sự đơn điệu và không gây lãng phí năng lượng?
Nghệ thuật Bonsai trong dịp Tết - Kết nối với tinh hoa thiên nhiên Nghệ thuật bonsai là một hình thức nghệ thuật cổ xưa của Nhật Bản, trong đó người ta tạo ra những cây cảnh nhỏ nhắn, có dáng vẻ giống như cây cổ thụ. Đây không chỉ là một sở thích mà còn là một nghệ thuật tao nhã, được nhiều người yêu thích trên khắp thế giới. Trong dịp Tết, bonsai thường được...