Tân Tây Du Ký và những chuyện khó quên
Hơn 250 ngày đêm cùng chung vai góp sức thực hiện Tân Tây Du Ký đã để lại trong lòng mỗi người những kỷ niệm khó quên.
Phiên bản phim truyền hình của Tứ đại danh bộ của Trung Quốc (Thủy hử, Tam Quốc, Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký) đã lần lượt được ra mắt khán giả trong 2 năm gần đây. Trong khi đó, bộ phim gây nhiều tranh cãi Tân Tây Du Ký sắp tới cũng sẽ chính thức lên sóng đài truyền hình Bắc Kinh. Ngày 10/1, đoàn làm phim gồm đạo diễn Trương Kỷ Trung, Nhiếp Viễn (Đường Tam Tạng), Ngô Việt (Tôn Ngộ Không), Tạng Kim Sinh ( Trư Bát Giới) và Từ Cẩm Giang ( Sa Tăng)… đã có mặt trong buổi họp báo tại Triết Giang. Sau chuỗi ngày dài chung vai góp sức, các nghệ sỹ bồi hồi kể về những kỷ niệm khó quên trong thời gian thực hiện tác phẩm mới đặc sắc này.
Trương Kỷ Trung: Cuộc đời mỗi người đều là một lần “thỉnh kinh”:
Ê kíp Tân Tây Du Ký và màn trình diễn mở màn
buổi họp báo đặc biệt
Là người mang trọng trách và áp lực lớn nhất đoàn làm phim, đạo diễn Trương Kỷ Trung chia sẻ: “Trước khi bắt tay sản xuất phiên bản mới này, trong lòng tôi cũng chưa có bất kỳ một niềm tin nào. Năm 2006 khi Mã Trung Tuấn hỏi tôi rằng Phong thần bảng và Tây du ký, chúng ta sẽ quay 1 phong. Anh cảm thấy cái nào hay hơn? Tôi đã nói: Nếu tính về thử thách thì đương nhiên là Tây du ký rồi. Tuy nhiên, để sản xuất bộ phim này cần phải có ít nhất 1 triệu USD. Ông Mã sau khi nghe thấy rất sửng sốt và xin một thời gian suy nghĩ. Mãi đến năm 2007, chúng tôi mới bắt đầu rục rịch chuẩn bị…”.
Đạo diễn Trương Kỷ Trung chia sẻ những điều tâm
huyết nhất
Trương Kỷ Trung chia sẻ: “Ban đầu tôi nghĩ, ngoài phim truyền hình còn có thêm làm phim điện ảnh, sáng tạo một trò chơi điện tử trực tuyến, mạng xã hội… tất cả đều liên quan đến câu chuyện Tây Du Ký. Bước đầu tiên, cuối năm 2008 chúng tôi đã thành lập đoàn làm phim, đầu năm 2009 bắt đầu ghi hình trong vòng 9 tháng. Sau đó, ê kíp dùng tới 2 năm để hoàn thành phần đồ họa, kỹ xảo máy tính. Phiên bản mới có thể vẫn tồn tại nhiều yếu điểm nhưng tôi tin rằng tất cả những yếu tố này đều mang tính thử nghiệm, có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc làm phim sau này”.
Trương Kỷ Trung hứa hẹn Tân Tây Du Ký có khả năng còn
xuất sắc hơn cả “bom tấn” Hollywood
Khi nhắc tới thế mạnh của Tân Tây Du Ký, Trương Kỷ Trung tự hào nói: “Rất nhiều người đã lấy tiêu chuẩn của phim Mỹ để đánh giá tác phẩm này của chúng tôi. Điều này cho thấy các bạn đặt trình độ của Hollywood lên vị trí rất cao… Tôi tin, sau khi Tân Tây Du Ký phát sóng, mọi người sẽ có những ý kiến và cảm nhận khác. Bạn sẽ thấy sự khác biệt, chênh lệch mà có thể trên khía cạnh nào đó phim “bom tấn” cũng không sánh kịp”.
Tuy nhiên, ông cũng bảo vệ đến cùng quan điểm Tân Tây Du Ký không quá lạm dụng kỹ xảo: “Nếu bộ phim này chỉ có kịch tính, không có hình ảnh ấn tượng thì khán giả sẽ thấy nhàm chán và thắc mắc: Liệu đây có phải thần thoại không? Chúng tôi đã làm mọi việc có thể để tác phẩm vừa chân thực vừa hấp dẫn. Biểu diễn của các diễn viên trẻ đều rất thuyết phục”.
Video đang HOT
Tân Tây Du Ký không lạm dụng kỹ xảo mà chỉ sử dụng vừa đủ
để tăng tính thần thoại vốn có trong nguyên tác
Nói về ý nghĩa sâu sắc của nguyên tác văn học, Trương Kỷ Trung bày tỏ quan điểm của riêng mình: “Tiểu thuyết này nói về sinh mệnh và nhân sinh. Trong truyện, thiên đình và địa ngục thực tế đều là tấm gương phản chiếu của cuộc sống nhân gian. Việc Tây thiên thỉnh kinh cũng là quá trình rèn luyện vượt qua thử thách. Mỗi người từ lúc sinh ra cho tới khi qua đời đều là một quá trình thỉnh kinh. Có người đến chết vẫn chưa thỉnh được chân kinh, có người ngay từ lúc trẻ đã đến được “Tây thiên” của mình. Trong cuộc sống, chúng ta nên đối phó với yêu tinh quái vật ra sao, không nên đi theo con đường tham lam hám lợi thế nào… tất cả đều có trong Tây du ký…”.
Trương Kỷ Trung tiết lộ đặc điểm duy nhất mà phiên bản mới lưu giữ từ tác phẩm năm 1986 là ca khúc chính trong phim. Mặc dù nhạc điệu không thay đổi nhưng ca sỹ thể hiện được đổi mới – giọng ca phong trần Đao Lang trình bày.
Thầy trò 4 người và hơn 250 ngày đêm vui buồn
Đường Tăng Nhiếp Viễn chia sẻ kỷ niệm khó quên của ê kíp
“2009 là năm Bắc Kinh có mùa đông lạnh nhất. Khó khăn lớn nhất của mỗi người là phải gồng mình gánh chịu thời tiết khắc nghiệp. Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới còn được đội mũ, tôi và Từ Cẩm Giang (Sa Tăng) thì chỉ còn biết cắn răn chịu đựng. Thế nhưng, khi 250 ngày đêm đó qua đi chúng tôi lại thấy nao lòng tiếc nuối. Có lẽ, trong đời khó có thể có được trải nghiệm giống như vậy lần thứ 2…” – Nhiếp Viễn (Đường Tăng) chia sẻ trong buổi họp báo.
Khi được hỏi về những trường đoạn diễn cặp với nữ yêu xinh đẹp, Nhiếp Viễn vui vẻ kể:”Nào là Chuột trắng (Hà Trác Ngôn), Bạch cốt tinh (An Dĩ Hiên) cho tới quốc vương nữ quốc (Tiểu Thư Sướng)… tôi đều không dám nhìn thẳng vào mắt họ. Tôi chỉ sợ một phút lơ là của bản thân làm “khác vị” nhân vật, hỏng cả phong cách tổng thể tác phẩm”.
Ngô Việt cho rằng vai Tôn Ngộ Không của anh còn phải tiếp
xúc với nữ yêu nhiều hơn Đường Tam Tạng
Nam diễn viên Ngô Việt cho biết: “Tôn Ngộ Không là vai diễn mà nam diễn viên nào cũng muốn đảm nhiệm. Tôi đã thể hiện nhân vật này theo lý giải của bản thân mình. Tôi thấy rằng tôi không phải là Người diễn khỉ mà đang làm khỉ bắt chước người”.
Anh cũng tiết lộ: “Mọi người thường nghĩ Sư phụ có nhiều cảnh quay với nữ yêu tinh nhất nhưng theo tôi nhân vật Tôn Ngộ Không còn nhiều hơn. Chúng tôi phân thành các tổ ABC để ghi hình các cảnh quanh cùng diễn ra trong một bối cảnh. Ngày nào tôi cũng được gặp yêu tinh mới và phải diễn cảnh võ thuật “tay bo” với họ”.
Trư Bát Giới Tạng Kim Sinh “kể xấu” đạo diễn
Cũng trong buổi họp báo, Tạng Kim Sinh lên tiếng tố đạo diễn Trương Kỷ Trung rất hà tiện trong chi tiêu. “Tuy nhiên, tất cả việc làm của ông ấy là để tập trung đầu tư cho những khâu quan trọng khác. Chúng tôi được hóa trang rất kỹ lưỡng, sử dụng những đạo cụ hiện đại nhất” – Trư Bát Giới nói thêm.
Từ Cẩm Giang phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Sa Tăng
Diễn viên gạo cội Từ Cẩm Giang rất kiệm lời nhưng anh đã mang đến một bất ngờ cho khán giả tại hiện trường. Đó là đưa theo cậu con trai mập mạp đáng yêu với mái tóc tinh nghịch. Chia sẻ về vai diễn của mình, Từ Cẩm Giang cho biết: “Sa Tăng là nhân vật có trách nhiệm cao, không sợ khổ, sợ mệt, trung thành lương thiện. Anh ấy làm bất cứ việc gì cũng đều tận tâm, hết sức. Đây là tấm gương cho tất cả đàn ông hiện đại noi theo”.
Theo VNN
Tân Tây Du Ký "đối đầu" dư luận
Trước luồng phản đối dữ dội của dư luận về tạo hình nhân vật ghê rợn, cảnh quay nhạy cảm và lời thoại thô tục, mới đây đạo diễn Trương Kỷ Trung đã có những chia sẻ trước ngày bộ phim lên sóng truyền hình Bắc Kinh.
Mặc dù đã được phát sóng trên nhiều kênh truyền hình của các tỉnh thành Trung Quốc nhưng mãi cho tới gần đây Tân Tây du ký mới được cấp phép ra mắt khán giả thủ đô Bắc Kinh. Lý do cuả việc chậm trễ bất thường này bắt nguồn từ chất lượng gây tranh cãi của phiên bản mới.
Ngay từ tạo hình những nhân vật tưởng chừng đã rất quen thuộc với khán giả như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... cũng gặp nhiều chất vấn vì mang "bóng dáng" vai diễn trong phim Hollywood. Ngoài ra, để "chiều chuộng" khán giả trẻ, đạo diễn cũng cài thêm nhiều chi tiết hiện đại gây phản cảm dữ dội. Đầu tiên là cảnh "nóng" giữa các yêu tinh và Đường Tam Tạng tiếp đó là những lời thoại đậm mùi "văn hóa mạng". Trước tình hình trên, bộ văn hóa Trung Quốc đã yêu cầu đơn vị sản xuất tiến hành chỉnh sửa và cắt giảm những nội dung "nhạy cảm", đáp ứng mục tiêu nhà đài đề ra với một bộ phim thần thoại dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên.
Mới đây, khi Tân Tân Du Ký công bố mốc thời gian lên sóng đài truyền hình Bắc Kinh (mùng 1 tết Nhâm Thìn - tức 30/1/2012), đạo diễn Trương Kỷ Trung đã một lần nữa "ra mặt" giải thích cho những hiểu lầm của công chúng.
Tân Tây Du Ký tuyệt đối tôn trọng nguyên tác
Tôn Ngộ Không do Ngô Việt thủ vai
Trong quá trình quảng bá, giám chế sản xuất - đạo diễn Trương Kỷ Trung từng nhiều lần nhấn mạnh rằng Tân Tây Du Ký là bộ phim "đóng lại" tác phẩm kinh điển thành công nhất, đi sát với nguyên tác nhất trong số "tứ đại danh bộ" được làm lại trong năm nay. Đối diện với luồng tranh luận của cư dân mạng, Trương Kỷ Trung mạnh dạn dùng cụm từ "bới móc" và yêu cầu "hãy xem lại bản gốc" để hồi đáp.
Nhiếp Viễn vào vai Đường Tam Tạng
Có thể thấy rằng, trong số các tác phẩm miêu tả "tây du ký", Đường Tam Tạng luôn xuất hiện với vóc dáng thư sinh, da dẻ hồng hào, nét mặt hiền từ. Tuy nhiên trong phiên bản mới lần này, Đường Tăng do Nhiếp Viễn thủ vai lại có nước da "bánh mật" rắn chắc, khí phách cường tráng mạnh mẽ. Trong một số cảnh quay nhân vật này thậm chí còn để mình trần, lộ rõ cơ bắp...
Trước tạo hình chênh lệch với hình dung của khán giả, Trương Kỷ Trung giải thích: "Đường Tăng như vậy càng gần với miêu tả về Pháp sư Huyền Trang trong lịch sử, càng giống với nguyên tác. Hơn nữa, trong quá trình thỉnh kinh vất vả, làm thế nào để giữ mãi nước da trắng trẻo? Nếu nội tâm của ông ấy không mạnh mẽ thì làm sao có thể vượt qua "chín chín tám mươi mốt" nạn, làm sao có thể lấy được chân kinh?".
Tân Tây Du Ký sẽ lên sóng truyền hình Bắc Kinh vào ngày mùng 1 Tết Nhâm Thìn (30/1/2012)
Khi so sánh với phiên bản Tây Du Ký năm 1986, Trương Kỷ Trung cho hay: "Phiên bản cũ là kinh điển của một thế hệ còn bản mới là đứng trên tầm cao mà các tiền nhân đã đạt được để tiếp tục sáng tác, tạo ra một vị thế mới". Lấy riêng tạo hình nhân vật trong Tân Tây Du Ký làm ví dụ, Trương Kỷ Trung cho hay: "Lục Tiểu Linh Đồng diễn Tôn Ngộ Không là hình dung điển hình của thế hệ cũ cho nhân vật thần thoại. Bạn có thể thấy trên đầu của ông ấy có hai dải lông dài - một đạo cụ vay mượn của kinh kịch. Trong nguyên tác, Tôn Ngộ Không không có vật trang trí này. Ở phiên bản mới, Tôn Ngộ Không quá giống khỉ, Trư Bát Giới quá giống heo.... nhưng tất cả đều theo sát miêu tả trong nguyên tác. Lục Tiểu Linh Đông là người diễn khỉ còn tôi hy vọng diễn viên của mình phải là "khỉ diễn người" - khỉ bái sư học phép, làm quen với cuộc sống con người...
Đầu tư công phu cho phần hình ảnh
Đạo diễn Trương Kỷ Trung "chi mạnh" cho phần tạo hình nhân vật
Theo giới thiệu của đoàn làm phim, đạo diễn Trương Kỷ Trung và công ty truyền thông Tư Văn đã có thời gian "thai nghén" 6 năm cho kế hoạch sản xuất Tân Tây Du Ký. Từ năm 2007 đã có tới 1000 nhân viên tham gia quá trình sáng tác bối cảnh phác họa (hơn 800 bức tranh), tạo hình nhân vật (hơn 600 tấm ảnh), thiết kế đạo cụ (xấp xỉ 1600 hình), phân cảnh kịch bản khái quát (gần 2600 trang). Tổng đầu tư cho bộ phim này lên tới hơn 100 triệu NDT (tương đương 300 tỷ VND). Trương Kỷ Trung đã đặc biệt mời đội ngũ kỹ xảo và nhân viên hóa trang từng làm việc cho "RoboCop", "Xmen" sang Trung Quốc "nhào nặn" Tân Tây Du Ký. Toàn bộ hình ảnh trong phiên bản mới lần này đã có tới 1700 phút sử dụng kỹ xảo hiện đại, số lượng cảnh quay này chiếm 50% tổng thời lượng tác phẩm.
Đạo diễn tiết lộ: "Trong 10 tháng ghi hình, bắt đầu từ cảnh quay ở thời nhà Đường, trải qua hơn 20 quốc gia khu vực với văn hóa tập tục khác nhau, đoàn làm phim đã phải tới hơn 10 tỉnh t hành Trung Quốc. Đối với cảnh thảo nguyên, sa mạc, đồi núi... nhân viên ê kíp đều tiến hành thu tiếng trực tiếp và sau đó trong quá trình hậu kỳ lại tiến hành lồng ghép kỹ xảo. Khối lượng công việc rất nhiều và công phu, tiêu tốn nhân lực và thời gian".
Tạng Kim Sinh (vai Trư Bát Giới) tiết lộ giá thành đồ hóa trang cho nhân vật Tôn Ngộ Không
Ngoài ra, để khắc họa ấn tượng những nhân vật yêu tinh, quái vật, đoàn làm phim cũng không ngại "chi mạnh" trong khâu hóa trang. Diễn viên thủ vai Trư Bát Giới (Tạng Kim Sinh) tiết lộ: "Tạo hình Tôn Ngộ Khôn đã tiêu tốn không ít vốn liếng của Trương Kỷ Trung. Riêng "mặt khỉ" đã có giá 1 triệu NDT (3 tỷ VND) và được đặt làm từ Mỹ trong 3 tháng mới hoàn thành".
Theo BĐVN
Thưởng thức trailer ấn tượng của Tân Tây Du Ký Siêu phẩm Tân Tây Du Ký lại "chiêu đãi" các fan trailer mới vô cùng hấp dẫn. Sau một thời gian dài, cuối cùng khâu hậu kỳ của siêu phẩm truyền hình Tân Tây Du Ký đã hoàn thành. Mới đây, đơn vị chế tác của Tân Tây Du Ký đã công bố phim sẽ chính thức lên sóng tại Trung Quốc trong...