Tân sinh viên “hoa mắt” với nhà trọ tiền triệu
Đón tân sinh viên từ các tỉnh về nhập học, hàng loạt nhà trọ tại TPHCM lập tức “tung hàng” cho thuê với giá cao ngất ngưởng. Giá phòng tăng rất cao làm tân sinh viên hết sức khốn đốn.
Nhà trọ “làm giá”
Từ đầu tháng 9, hàng loạt chủ nhà trọ ở TPHCM giới thiệu nhà trọ cho thuê dành cho sinh viên (SV) dịp đầu năm học. Đặc biệt, những khu vực gần các trường ĐH, CĐ thì lượng nhà trọ cho thuê được giới thiệu đến SV càng nhiều. Tại con hẻm gần trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Sài Gòn, Ngoại thương, Giao thông Vận tải, Thủy lợi… đâu đâu cũng có biển treo cho thuê phòng trọ. Sơ sài hơn, những dòng chữ cho thuê nhà trọ kèm với số điện thoại liên hệ được in trên giấy A4 cũng được dán khắp tường nhà, cột điện trong thành phố.
Nhà trọ tại TPHCM không khan hiếm nhưng giá tăng rất cao.
Dễ thấy nhất là giá phòng trọ được chào đến người tìm phòng thời điểm này có giá rất cao, hơn hẳn giá đang cho thuê 1 – 2 tháng trước đó cũng như mọi năm. Chưa kể phòng trọ mới, sạch sẽ hay ở khu vực trung tâm, bét nhất cũng 2 – 2,5 triệu thì những ngay những phòng xập xệ hoặc vùng ven giá đội lên tiền triệu.
Đầu năm học là dịp nhu cầu nhà trọ cao nhất trong nên nhiều chủ nhà trọ đã “găm hàng” chờ tân SV nhập học để “làm giá”. Nhiều nhà trọ đã trống phòng từ cuối tháng 7 nhưng chờ lúc này, chủ trọ mới rao chu thuê với giá cao ngất ngưởng. Nhiều chỗ trọ đang yên đang lành thì giá cho thuê mới bất ngờ vọt bình quân 200.000 đến 400.000 nghìn đồng, thậm chí tăng thêm cả triệu đồng/phòng.
Nguyễn Tuấn, tân SV trường ĐH Thủy Lợi đang ở tại một phòng trọ tại đường Ngô Tất Tố (Q. Bình Thạnh) cho biết giá cũ của căn phòng này là 1,8 triệu, những người đang ở đã chuyển đi khi sang tay người thuê mới giá tăng lên 2,1 triệu, hùng ở cùng một người nữa. Do mới lên thành phố lần đầu, chưa có phương tiện, Tuấn chấp nhận thuê vì chỗ này gần trường, có thể đi bộ rồi sẽ nhanh chóng tìm chỗ trọ khác. “Em hỏi tìm mấy nơi quanh đây, phòng rẻ nhất cũng phải 1,6 triệu, còn những nơi giá thấp hơn thì quả thật không tài nào ở được”.
Tại dãy trọ ở đường Trần Quốc Tuấn (Q. Gò Vấp), phòng trọ chưa đến 10m2 lâu nay có giá 1,1 triệu đồng thì giờ chủ nhà đang rao cho thuê với giá mới vọt lên 1,6 triệu đồng. Tuy mức giá “cắt cổ” nhưng nhu cầu tân SV nhập học đông vẫn nhiều người phải chấp nhận thuê.
Sinh viên khốn đốn
Video đang HOT
Chị Võ Thị Hồng Hoa, phụ trách nhà trọ Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TPHCM cho biết, năm nay SV nhập học sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nhà trọ nhưng không phải vì kham hiếm mà vì giá phòng quá cao.
“Nếu trước đây chỗ trọ trung bình ở mức 400 – 500.000 đồng/người thì giờ tăng lên 700 – 800.000 đồng/người. Còn phòng bình quân 1 – 2 triệu tăng lên 1,5 đến 3 triệu, nhất là ở các quận trung tâm mức giá càng cao. Mức tăng này cao hơn mọi năm rất nhiều, chưa kể, nhiều khu trọ tiếp tục tăng giá điện nước”, chị Hoa cho hay.
Tiền thuê nhà trọ là một gánh nặng với tân SV.
Chính vì mức tăng giá “nhảy vọt” này đã làm cho không ít tân SV gặp phải cảnh khốn đi khi lên phố nhập trường. Tìm được phòng cũng gần trường cũng chưa chắc thuê nổi vì giá quá cao, nhiều tân SV đành tìm chỗ trọ ở xa cùng thêm nỗi lo về đi lại khi chưa quen đường xá.
Em Hà, tân SV trường Kinh tế TPHCM cho biết, từ nhà lên Hà và mẹ ở nhờ nhà người quen trong khi đi tìm nhà trọ. Gần một tuần liền, quan khu vực trường rất nhiều phòng cho
Từ nay đến 30/9, chương trình “Tự tin đến trường 2012″ do Trung tâm Hỗ trợ HS, SV TPHCM tổ chức hỗ trợ tân SV tìm nhà trọ. Theo đó, SV có giấy tờ chứng minh mình là SV năm nhất sẽ được tư vấn, giới thiệu nhà trọ phù hợp với chỗ học, điều kiện kinh tế của mình. Tân SV có thể liên hệ tại địa chỉ 33 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Bến Nghé, Q.1. ĐT: 08.38274705.
thuê nhưng giá quá cao, kể cả ở ghép thì ít nhất mỗi tháng cũng tốn không tầm một triệu đồng cho tiền trọ và điện nước.
Số tiền này quá cao so với khả năng của gia đình vì mỗi tháng Hà chỉ có thể trích khoảng 600.000 đồng cho chi phí nhà trọ. Không tìm được phòng gần trường nên Hà đành lên ở cùng một người bạn ở đường Dương Quảng Hàm ở Q. Gò Vấp với giá thuê 520.000 đồng tháng/người.
Hà bày tỏ: “4 người ở một phòng chỉ tầm 10m2, rất chật chội. Em đến trường khoảng 10 cây số mà lại rất trái đường xe buýt nhưng tạm thời không có cách nào khác. Có lẽ em phải chuẩn bị sẵn tinh thần trong bốn năm học, tiền nhà trọ sẽ chiếm rất nhiều trong tổng chi tiêu”.
Do giá phòng cao nên hầu hết tân SV khi đi thuê phòng phải chấp nhận ở ghép, trả tiền phòng tính trên đầu người theo yêu cầu của chủ trọ. Nhiều chủ trọ tìm cách mọi “nhồi” số người vào thuê phòng đông nhất có thể như để tăng thu. Điều này đồng nghĩa với việc SV phải chấp nhận sinh hoạt tại những phòng trọ đã chật giờ lại càng quá tải.
Hoài Nam
Theo dân trí
Khổ sở tìm chỗ trọ mùa nhập học
Từ đầu tháng 9 đến nay là đợt nhập học cao điểm của các trường trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh niềm vui trúng tuyển, các tân sinh viên và các phụ huynh "đi kèm" về thành phố với nỗi lo tìm kiếm chỗ trọ học, khi hầu hết ký túc xá của các trường chỉ đủ chỗ cho sinh viên thuộc diện chính sách.
Khan hiếm chỗ ở
Ngay từ ngày biết con trúng tuyển vào trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội), anh Lê Ngọc Nam (Móng Cái) đã đôn đáo nhờ người quen tìm chỗ trọ học gần trường cho con. Anh Nam cho biết nhờ tìm mãi cho con được một phòng ở khu chung cư mini gần trường ở đường Minh Khai, giá 2 triệu đồng/tháng, mà phải đóng tiền nhà luôn để giữ chỗ dù đến ngày 17.9 cháu mới lên học chính thức.
"Hiện nay cháu ở một mình nhưng chắc sau này sẽ cố gắng tìm bạn ở cùng để giảm chi phí. Cháu là con gái lại lần đầu tiên xa nhà, chúng tôi không muốn để cháu phải sống vất vả quá nên phải cố thôi. Mà ở khổ quá cũng ảnh hưởng tới việc học của cháu".
Nhưng đó là gia đình anh Nam còn thuộc diện "có điều kiện", nên mới có thể vừa cho con học trường ngoài công lập với học phí cao, vừa cho con ở trọ được chỗ đàng hoàng. Còn đa phần tân sinh viên lên Hà Nội nhập học có hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều.
Con đường gian nan tìm nhà trọ học của tân sinh viên
Vì vậy, tìm chỗ trọ khi lạ nước lạ cái với các em là vấn đề nan giải. Anh Vi Văn Tuấn (Lạng Sơn) dù đã đưa con đi nhập học xong tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay: Gia đình đã cố gắng tìm cho cháu chỗ trọ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng ở gần trường, nhưng đi mấy ngày nay mà các nhà trọ ở mức tiền này khu vực Cầu Giấy đều đã hết chỗ. Cũng còn vài chỗ ở mức khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/tháng nhưng cao quá gia đình không kham nổi".
Tại những địa điểm sinh viên làm thủ tục nhập học của các trường, luôn có một đội ngũ đông đảo "cò" chỗ trọ tiếp cận mời chào. Đặc biệt tại các khu vực tập trung đông trường ĐH như khu vực Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Đông. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khi nhiều trường đã chính thức bước vào năm học mới, không ít tân sinh viên sau giờ lên lớp vẫn tiếp tục lang thang tìm chỗ trọ phù hợp với điều kiện của mình.
Ký túc xá: Còn lâu mới đáp ứng nổi
Số lượng sinh viên tuyển mới của các trường tăng trung bình 10% hằng năm, trong khi đó hệ thống ký túc xá của các trường hầu như không "nở" ra thêm từ nhiều năm nay. Điều này dẫn đến việc chỉ có một số lượng nhỏ sinh viên có nhu cầu được đáp ứng ở trong ký túc xá. Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên - Bộ GDĐT - chia sẻ, thực tế các trường ĐH chỉ có thể tạo điều kiện ở nội trú cho từ 10 - 20% sinh viên. Hiện Hà Nội có hơn 120 cơ sở đào tạo, số HSSV đang theo học tại các trường là hơn 800.000 sinh viên.
Còn tính cụ thể một số trường như Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội tỉ lệ đáp ứng khoảng 25% - theo thống kê của nhà trường có 12.000 trên tổng số 14.000 sinh viên có nhu cầu ở KTX, trong khi tổng chỗ ở KTX của trường là 3.000 chỗ. Sở dĩ có được tỉ lệ này là do địa điểm của trường không nằm trong nội thành.
Đối với những trường nằm ở trung tâm thành phố, con số này nhỏ bé hơn nhiều. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có khoảng 30.000 sinh viên với 2/3 số đó có nhu cầu ở KTX nhưng mới chỉ có 4.000 chỗ. Trường ĐH Nội vụ Hà Nội năm nay có tổng cộng 2.400 chỉ tiêu tân sinh viên nhưng chỉ có gần 300 suất ở KTX. Trường ĐH Dược chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu. ĐH Quốc gia Hà Nội đáp ứng chỗ ở KTX cho 12% trong tổng số hơn 25.000 sinh viên...
Thậm chí Trường ĐH Ngoại thương chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu nội trú. Vì vậy, các trường hầu như chỉ giải quyết được cho đối tượng chính sách đặc biệt, sinh viên có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn...
Khó khăn là như vậy, nên hiện nay bộ chỉ có giải pháp là "tăng cường phối hợp với các địa phương trong việc quản lý các điểm cho thuê trọ tập trung của người dân, để hạn chế tình trạng tăng giá vào những lúc cao điểm như hiện nay" - ông Ngũ Duy Anh cho biết.
Theo lao động
Tân sinh viên gian nan tìm nhà trọ Hà Nội lại bước vào thời kỳ cao điểm mùa nhập học. Các tân sinh viên khấp khởi mang theo giấy báo trúng tuyển vào trường nhưng kèm theo đó là nỗi lo kiếm tìm chỗ trọ khi ký túc xá trong trường chỉ đủ cho diện chính sách. Mối lo về phòng trọ năm nào cũng ám ảnh các tân sinh viên...