Tân Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Panama giữa cẳng thẳng vấn đề kênh đào
Theo tờ Politico, tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio sẽ có chuyến thăm tới Panama trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang có những động thái muốn kiểm soát kênh đào cùng tên với nước này.
Ông Marco Rubio được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Ngoại trưởng Mỹ ngày 20/1/2025. Ảnh: New York Times/TTXVN
Theo đó đã có 3 quan chức Mỹ đã được thông báo về kế hoạch trên của tân Ngoại trưởng Marco Rubio và chuyến thăm được cho là sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tuần tới. Cụ thể, chuyến thăm dự kiến sẽ diễn ra từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 trong một chuyến công du tới nhiều quốc gia khu vực Trung Mỹ, Caribbean bao gồm Guatemala, El Salvador, Costa Rica và Cộng hòa Dominica.
Đây dự kiến sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Rubio với tư cách là tân ngoại trưởng Mỹ. Trước đó vào ngày 20/1, Thượng viện Mỹ đã nhất trí phê chuẩn ông Marco Rubio đảm nhận cương vị Ngoại trưởng. Ông Rubio là ứng cử viên nội các đầu tiên dưới thời chính quyền mới của Tổng thống Trump được Thượng viện phê chuẩn.
Tuy đã có kế hoạch chi tiết nhưng các nguồn tin của tờ Politico cũng nhấn mạnh rằng mọi thứ vẫn đang là tạm thời, chưa có gì quá chắc chắn.
Video đang HOT
Theo một trong những quan chức đương nhiệm và một cựu quan chức của chính quyền Mỹ, chuyến công du theo dự kiến của Ngoại trưởng Rubio sẽ tập trung để giải quyết ít nhất 2 vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính sách đối ngoại dưới thời Chính quyền Trump 2.0 gồm: hạn chế tình trạng nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ và thực hiện nỗ lực của tân Tổng thống Mỹ Trump nhằm kiểm soát Kênh đào Panama.
Liên quan đến vấn đề kênh đào, trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố Washington sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Trước đó, ông Trump cũng nhiều lần đề ra yêu cầu này.
Trong khi đó về phía Panama, lãnh đạo và các quan chức nước này cũng nhiều lần thể hiện thái độ không hài lòng, lên án trước bình luận của ông Trump về tuyến đường thủy có tầm quan trọng chiến lược này.
“Kênh đào Panama thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama. Kênh đào Panama không phải là sự nhượng bộ hay quà tặng từ Mỹ”, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino đã phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos tuần này.
Theo hãng tin AFP, ngày 22/1, phía Panama cũng đã gửi thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres để lên tiếng phản đối trước những những phát biểu “đáng lo ngại” của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến chủ quyền Kênh đào Panama. Do đó, Panama yêu cầu ông Guterres ngay lập tức đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong khi đó các quốc gia khác mà ông Rubio dự định đến thăm bao gồm Guatemala và El Salvador, cũng được xác định là những điểm dừng chân chính của dòng người di cư muốn đến biên giới phía Nam của Mỹ.
Một trong những bản ghi nhớ đầu tiên gửi cho các nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Rubio gọi vấn đề di cư hàng loạt là “một trong những vấn đề quan trọng nhất của thời đại chúng ta” và cho biết dưới sự giám sát của ông, bộ này sẽ làm việc với các quốc gia ở Tây bán cầu để hạn chế nhập cư bất hợp pháp và đàm phán việc hồi hương những người nhập cư bất hợp pháp.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ chưa trả lời về những thông tin liên quan đến chuyến công du trên của tân Ngoại trưởng nước này.
Bộ tứ nhóm họp lần đầu dưới thời Tổng thống Donald Trump
Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc họp với người đồng cấp của Nhật Bản, Australia và Ấn Độ trong khuôn khổ cuộc họp đầu tiên của nhóm Bộ tứ (Quad) sau khi Mỹ có chính quyền mới.
Trong cuộc họp, các bên tái khẳng định cam kết củng cố và thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
(Từ trái sang) Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Ngoại trưởng Australia Penny Wong tại cuộc gặp ở Washington, DC, ngày 21/1/2025. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cuộc họp diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông Marco Rubio chính thức đảm nhiệm cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Tuyên bố chung sau cuộc họp nêu rõ ngoại trưởng của 4 nước "phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép" ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Tuyên bố chung cũng cho biết các bên đã nhất trí tổ chức các cuộc họp thường xuyên trong những tháng tới để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của các lãnh đạo, dự kiến sẽ diễn ra tại Ấn Độ.
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản dẫn lời một quan chức nước này cho biết cuộc họp của các ngoại trưởng Bộ tứ kéo dài khoảng một giờ và các bên cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến tình hình bán đảo Triều Tiên.
Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh. Ông Rubio (giữa) được phê chuẩn làm ngoại trưởng chỉ vài giờ sau khi ông Trump nhậm chức. ẢNH: AFP Thượng viện Mỹ ngày 20.1 thống nhất phê chuẩn Thượng nghị sĩ Marco Rubio làm ngoại trưởng, vị...