Tận mục vũ khí Nga chào bán Việt Nam, ĐNA
Nga đã đem tới LIMA-2015 hàng loạt vũ khí hiện đại gồm tàu chiến, máy bay chào bán tới Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á.
Trong khuôn khổ triển lãm Hàng không Không gian và Hàng hải quốc tế Langkawi (LIMA 2015) ở Malaysia, 18 doanh nghiệp quốc phòng Nga đã đem tới 170 công nghệ vũ khí hiện đại giới thiệu tới các nước Đông Nam Á và châu Á. Trong ảnh là gian trưng bày vũ khí Nga được đặt bên trong nhà triển lãm.
Trong 170 loại vũ khí khí tài do Nga sản xuất được trưng bày thì tiêu biểu nhất phải kể tới tổ hợp pháo – tên lửa Pantsir-S1, tên lửa vác vai Igla-S, trực thăng Mi-171Sh, máy bay huấn luyện Yak-130, tàu ngầm Kilo 636.
Đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp quốc phòng Nga giới thiệu máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130 tới các nước Đông Nam Á. Trong vài năm trở lại đây, các lãnh đạo công ty Nga đã nhiều lần đề cập tới việc chào bán Yak-130 tới Việt Nam và nhiều nước khác. Yak-130 là thế hệ máy bay huấn luyện mới nhất Nga, có khả năng đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ 4-5.
Đặc biệt, Nga chính thức giới thiệu tới các nước Đông Nam Á thủy phi cơ phản lực Be-200 do công ty Beriev thiết kế và được Irkut sản xuất từ năm 1998. Be-200 đã từng được huy động tới Đông Nam Á vào năm ngoái trong sứ mệnh hỗ trợ tìm kiếm chuyến bay QZ-8501. Be-200 có thể đáp ứng các nhiệm vụ chữa cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn, tuần tra biển, vận tải (tối đa 7,5 tấn hàng) và vận chuyển hành khách (tối đa 44 người).
Công ty Russian Helicopter (Nga) năm nay đưa tới hàng loạt mẫu trực thăng hiện đại chào bàn tới các nước Đông Nam Á gồm: trực thăng tấn công Mi-35M; trực thăng vận tải/tấn công Mi-171Sh; trực thăng vận tải Mi-171A2, Ka-226 và Ansat. Trong đó, Mi-35M là biến thể xuất khẩu của Mi-24V được nâng cấp hệ thống điện tử cho khả năng tác chiến ban đêm tốt, hiện đại hóa buồng lái…
Mi-171Sh là mẫu trực thăng vận tải kiêm nhiệm khả năng tấn công mặt đất mạnh mẽ với việc bổ sung thêm các khí tài trinh sát mặt đất và giá treo vũ khí. Mi-171Sh có thể đáp ứng nhiệm vụ chi viện hỏa lực bộ binh, tấn công đối đất (chống tăng, phá công sự), hộ tống, vận tải và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Video đang HOT
Ở 2 bên hông trực thăng Mi-171Sh trang bị 2 cánh phụ với tổng 6 điểm treo cho phép mang gunpod pháo 23mm, rocket S-8 (tối đa 80 quả) và 8 tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm-V. Ngoài ra, người ta có thể lắp thêm súng máy PKT, PK và RPK vào khoang hàng hoặc mũi máy bay khi cần.
Mi-171A2 là biến thể nâng cấp từ dòng Mi-8/17 huyền thoại với công nghệ mới nhất giúp tăng độ an toàn bay, độ tin cậy và tiện nghi hơn.
Kamov Ka-226 là trực thăng đa dụng động cơ kép, cỡ nhỏ do công ty Kamov thiết kế sản xuất. Một trong những điểm nhấn lớn nhất của Ka-226 là thiết kế module khoang hàng giúp thay thế một cách dễ dàng cho từng nhiệm vụ. Việc dùng cơ cấu cánh quạt đồng trục khiến trực thăng nhỏ gọn hơn, trong khi đảm bảo tính cơ động tuyệt vời, độ an toàn bay cao, ổn định.
Ansat là trực thăng đa năng hạng nhẹ do công ty Kazan Helicopter sản xuất mới được chính thức giới thiệu năm 2013. Điều đặc biệt trên chiếc trực thăng này là nó sự động cơ tuốc bin trục do Canada sản xuất thay vì động cơ của Ukraine, hay Nga trên các dòng Mi-8/17.
Về trang bị vũ khí phòng không, năm nay, doanh nghiệp quốc phòng Nga tiếp tục giới thiệu tổ hợp tên lửa vác vai 9K338 Igla-S. Igla-S là biến thể mới nhất của dòng tên lửa vác vai nổi danh Igla được phát triển dưới thời Liên Xô. Tuy nhiên, Igla-S thì được thiết kế cải tiến từ năm 2001, chính thức phục vụ năm 2002. Biến thể mới này cải tiến đáng kể về tầm bắn (lên tới 6km), cải tiến khả năng kháng nhiễu của đầu dò tên lửa, lắp đầu nổ nặng hơn.
Nga vẫn tiếp tục nỗ lực chào bán tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 tới Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Pantsir-S1 là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 pháo tự động bắn siêu nhanh 2A38M 30mm cùng 12 tên lửa đánh chặn siêu thanh 57E6 giúp giải quyết mọi mục tiêu ở tầm thấp.
Đặc biệt, sau hợp đồng xuất khẩu thành công tới Việt Nam, nước Nga tiếp tục chào bán tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Project 11661E và tàu ngầm tấn công Kilo 636 tới các nước Đông Nam Á. Trong đó, tàu hộ vệ Gepard 3.9 có lượng giãn nước hơn 2.000 tấn, có khả năng tác chiến phòng không, chống ngầm, chống hạm tương đối tốt trong khi có giá cả phải chăng.
Còn tàu ngầm tấn công Kilo 636 là một trong những tàu ngầm “tàng hình” tốt nhất thế giới hiện nay. Khi hoạt động, Kilo 636 tạo ra rất ít tiếng ồn khiến việc phát hiện nó là rất khó khăn. Đặc biệt, con tàu có một bộ vũ khí “khủng” gồm ngư lôi 533mm và tên lửa hành trình siêu thanh 3M-54E Klub-S.
Theo_Kiến Thức
Ảnh khói lửa cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh VN
Những hình ảnh nay lột tả sự khốc liệt của cuộc chiến tranh Việt Nam do My phat đông, như canh trực thăng vận tải trúng đạn, bom napalm nổ...
Trực thăng của quân đội Mỹ nã súng máy vào hàng cây nghi là vị trí ẩn náu của bộ đội Việt Nam trong một đợt đổ bộ tấn công ở Tây Ninh. Những chiếc UH-1 đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch quân sự của Mỹ ở miền nam Việt Nam. Ảnh: AP
Trực thăng vận tải đa nhiệm CH-46 Sea Knight của Thủy quân lục chiến Mỹ bị trúng đạn và bốc cháy ở ranh giới chia cắt hai miền Bắc - Nam của Việt Nam năm 1966. Nó lao xuống một ngọn đồi, khiến 13 người thiệt mạng và 3 người bị bỏng nặng. Ảnh: AP.
Bom napalm của Mỹ nổ và tạo thành quả cầu lửa khổng lồ. Thành phần chính của nó là phốt pho trắng, loại hóa chất có khả năng cháy rất cao. Lính Mỹ sử dụng bom napalm để phát quang rừng rậm và tiêu hao sinh lực đối phương. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trực thăng Mỹ rải chất độc da cam/dioxin, hóa chất gây rụng lá ở phía trên khu rừng tại đồng bằng sông Cửu Long. Loại hóa chất này gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều thế hệ người Việt Nam hàng chục năm sau chiến tranh. Ảnh: AP.
Lính Mỹ đốt phá một khu lán trại được cho là doanh trại của bộ đội Việt Nam ở Mỹ Tho. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Chiến đấu cơ F-100D Super Sabre của không quân Mỹ nã loạt tên lửa vào mục tiêu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Lính Mỹ nhổm dậy khỏi những hố đầy bùn trong ngày thứ ba bị bao vây. Phía sau họ là xác một chiếc trực thăng bị bắn rơi. Ảnh: AP.
Trực thăng vận tải Mỹ chuẩn bị hạ cánh xuống một đỉnh đồi bị bom đạn tàn phá. Cứ điểm này là trọng tâm giao tranh giữa lính Mỹ và bộ đội Việt Nam trong tháng 6/1968. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Kho đạn của Mỹ trúng đạn pháo 122 mm của bộ đội Việt Nam ở Gio Linh, tỉnh Quảng Trị năm 1967. Ảnh: AP.
Theo_Kiến Thức
Myanmar có thể dùng máy bay "Made in China" nào ném bom sang Trung Quốc? Myanmar là nước sở hữu nhiều loại máy bay chiến đấu "Made in China" và rất có thể một chiếc trong số chúng đã ném bom nhầm sang Vân Nam, giết chết 4 và làm bị thương 9 người Trung Quốc. Sau vụ "bom lạc" ở Vân Nam-Trung Quốc ngày 8-3 vừa qua, Naypydaw vẫn khăng khăng phủ nhận việc máy bay chiến...