Tận mục sở thị xứ sở của những loại rau củ khổng lồ
Những khu vườn ở Alaska được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thích hợp nên thường cho ra đời những loại rau củ kích thước khổng lồ.
Nhiều loại rau củ có kích thước khổng lồ xuất hiện trong hội chợ
Hội chợ bang Alaska được tổ chức hàng năm tại Palmer, cách thủ phủ Anchorage 68 km về hướng đông bắc. Hội chợ nổi tiếng khắp thế giới, được nhiều người chờ đợi là nơi nông dân tại thung lũng Matanuska-Susitna trưng bày những loài rau củ có kích thước lớn khác thường.
Kathy Liska, giám đốc hội chợ cho biết: “Bắp cải nặng 62,5 kg, dưa nặng 29 kg, bông cải xanh nặng 15,8 kg … là một trong những con quái vật mọc ra từ đất Alaska trong những năm gần đây. Một số thứ quá lớn và bạn thậm chí không thể nhận ra chúng là gì”.
Nguyên nhân khiến rau củ có kích thước lớn như vậy là lượng ánh sáng mặt trời mà Alaska nhận được. Mùa gieo trồng ở đây rất ngắn, trung bình chỉ kéo dài 105 ngày so với 300 ngày ở California. Tuy nhiên, Alaska không có những buổi đêm dài trong suốt thời gian gieo trồng.
Những người nông dân tham gia hội chợ cũng hóa thân thành bắp cải
Người trồng rau ở Alaska, Brittney Kauffman cầm hai quả bí xanh khổng lồ tham sự hội chợ
Bang Alaska của Mỹ nằm gần cực bắc, thời gian mặt trời chiếu sáng đến 19 tiếng mỗi ngày vào mùa hè, thời gian đỉnh điểm của mùa gieo trồng.
Video đang HOT
Thời gian ánh nắng nhiều cho phép cây trồng ở Alaska phát triển vượt trội. Mặc dù, mùa trồng trọt ngắn hơn nhiều tháng so với phần còn lại của đất nước, những người làm vườn ở Alaska vẫn trồng được một số loại rau củ lớn nhất trên thế giới.
Tận mục sở thị xứ sở của những loại rau củ khổng lồ
Dale Marshall ôm một quả bí ngô khổng lồ nặng khoảng 807 kg bên trong nhà kính ở Anchorage
Quá trình quang hợp kéo dài giúp cho sản phẩm ngọt hơn. Ví dụ, cà rốt Alaska dành gần 3/4 thời gian trong ngày khi Mặt Trời chưa lặn để tạo đường và 1/4 thời gian còn lại để chuyển hóa đường thành tinh bột.
Các loại cây như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trắng, củ cải, khoai tây, cà rốt và rau diếp đều phát triển rất tốt ở đây.
Việc trồng trọt ở Thung lũng Matanuska-Susitna ban đầu bắt đầu như một thử nghiệm vào những năm 1930 để tăng sản lượng nông nghiệp của Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái.
Nhưng việc thiếu cơ sở hạ tầng và không có sẵn các nguồn cung cấp cơ bản đã làm nản lòng những người định cư.
Đến năm 1940, hơn một nửa dân số đã rời khỏi thung lũng. Năm 1965, chỉ còn lại 20 gia đình. Mặc dù khi đó trồng trọt không thành công rực rỡ nhưng đã trở nên ổn định đủ để cung cấp thực phẩm và chăn nuôi.
Từ đó, cư dân trong khu vực tăng đáng kể, Thung lũng Matanuska trở thành khu vực sản xuất nông nghiệp chính ở Alaska.
Sông băng qua ống kính du khách Việt
Từ trên cao nhìn xuống, sông băng Knik, bang Alaska như những làn sóng bồng bềnh, trải dài tới những dãy núi tuyết.
Sông băng Knik bắt nguồn từ tảng băng Knik (Knik Glacier), chảy về phía tây bắc, tây và đổ vào phần đầu nguồn Knik Arm của vịnh Cook Inlet. Điểm đến cách thành phố Anchorage, thuộc bang Alaska khoảng 70 km về hướng đông bắc.
Do không có đường bộ, nhiều du khách lựa chọn các tour tham quan bằng trực thăng với giá khoảng 500 USD/người/giờ. Từ trực thăng có thể nhìn toàn cảnh sông băng.
Khu vực này là một trong số ít nơi trên thế giới có thể đáp trực thăng xuống sông băng.
Cái tên "knik" lấy từ "igniq" (lửa) của người Inuit . Từ trên cao, nhiều điểm của dòng sông băng giống những đụn cát, trải dài tới dãy núi Chugach.
Với chiều dài hơn 40 km và chiều rộng hơn 8 km, Knik là một trong những sông băng lớn nhất ở trung tâm nam Alaska.
Sông băng là kết quả của một hiện tượng địa chất gọi là "jkulhlaup" hay lũ băng, mô tả một khối lượng nước lớn tràn ra khi băng tan đột ngột.
Jkulhlaup xảy ra ở đây hàng năm từ kỷ băng hà, cho đến năm 1967. Vào mùa xuân, những tảng băng vỡ tan chảy khiến mực nước hồ George, phía Đông Nam tăng 54 m, gây ra hiện tượng lũ lụt hàng năm.
Năm 1997, các dòng sông băng ở Alaska đối mặt với tình trạng nóng lên toàn cầu, nên dần bị thu hẹp diện tích và có hiện tượng băng tan hàng năm.
Những bức tường băng cao từ 5 đến 120 m lô nhô trên mặt hồ, tạo thành những khối nhiều hình thù. Nhiều khách du lịch đến đây để chụp ảnh và tìm hiểu lịch sử sông băng.
Một tảng băng màu xanh ngọc bích có chiều cao hơn 5 m trở thành điểm chụp hình check in của du khách.
Nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở đây khoảng -20 độ C. Tuyết ở đây to, cứng và có hình thù rõ hơn những nơi khác.
Tại điểm khởi hành trước khi vào sông băng có hàng chục căn phòng phục vụ du khách nghỉ ngơi. Mùa hè là khoảng thời gian ấm áp để khám phá dòng sông băng.
Tỉ phú giàu nhất CH Séc tử vong trong vụ rơi trực thăng ở Alaska Tỉ phú người Cộng hòa Séc Petr Kellner là một trong năm nạn nhân thiệt mạng trong vụ máy bay trực thăng Eurocopter AS50 rơi gần khu vực Knik Glacier, bang Alaska (Mỹ). Trực thăng Eurocopter AS50 rơi gần khu vực Knik Glacier, bang Alaska. Ảnh: Getty Images Chỉ có một người sống sót trong vụ tai nạn này, nhưng đang trong tình...