Tận mục ngôi làng cổ có kiến trúc tráng lệ nhất Trung Quốc
Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, phong trào xây dựng các điêu lâu phát triển mạnh ở Khai Bình cùng với sự trở về của những người Trung Quốc di cư sang Hoa Kỳ, Australia hay các nước Nam Á.
Khai Bình Điêu Lâu là tên gọi của một quần thể kiến trúc cổ độc đáo gồm hàng nghìn tòa nhà nhiều tầng được xây dựng ở Khai Bình, Giang Môn, Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Gzhu.edu.cn.
Việc xây dựng các tòa nhà này bắt đầu từ một truyền thống có từ thời nhà Minh, khi cư dân ở Khai Bình biến nơi ở của mình thành các tháp cao được gia cố chắc chắn – gọi là điêu lâu – để chống trộm cướp và thổ phỉ. Ảnh: Huacheng.gz.
Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, phong trào xây dựng các điêu lâu phát triển mạnh ở Khai Bình cùng với sự trở về của những người Trung Quốc di cư sang Hoa Kỳ, Australia hay các nước Nam Á. Ảnh: Xjxy.vip.
Các tòa nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mang những chi tiết kiến trúc và họa tiết trang trí chịu ảnh hưởng của cả văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây. Ảnh: Thepaper.cn.
Video đang HOT
Tại các điêu lâu. người chủ và gia đình luôn luôn ở tầng trên, người giúp việc ở bên dưới, sân thượng là đài quan sát. Một số điêu lâu quy mô lớn được xây dựng như pháo đài phòng thủ. Ảnh: Baidu.
Không chỉ nhằm mục đích bảo vệ người sống bên trong, việc xây dựng các điêu lâu ở Khai Bình còn nhằm thể hiện sự giàu sang và quyền uy của gia chủ. Ảnh: Iloiter.com.
Mặc dù được xây dựng theo nhiều kiểu dáng và chiều cao khác nhau, điểm chung của các điêu lâu là ở tầng nào cũng có nhà bếp. Ảnh: Ifeng.com.
Sở dĩ như vậy bởi vùng Khai Bình trước kia rất hay ngập lụt, kiểu xây này dự phòng khi nước dâng lên các tầng bên dưới thì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vẫn có thể được đảm bảo. Ảnh: Xjxy.vip.
Một điểm chung nữa là các điêu lâu tại Khai Bình được xây dựng với rất nhiều cửa sổ nhỏ. Những ô cửa này vừa dùng để quan sát các động tĩnh bên ngoài, vừa giúp lưu thông không khí trong tòa nhà. Ảnh: xjxy.vip.
Hiện nay còn khoảng 1.800 điêu lâu tồn tại ở Khai Bình. Đa phần các điêu lâu vẫn có người cư trú thường xuyên, trong đó một số mở cửa cho khách du lịch vào tham quan. Ảnh: Thepaper.cn.
Năm 2007, tập hợp công trình kiến trúc độc đáo này cùng tổ hợp làng mạc lân cận đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Showse.com.
Tháp đôi có cầu nối trên không dài 90 m ở Trung Quốc
Chiếc cầu nối giống như một điểm nhấn kiến trúc đặc biệt, tăng thêm sự uyển chuyển cho tòa tháp đôi vốn mang phong cách khác biệt so với phần lớn công trình ở Thâm Quyến.
DJI Sky City tọa lạc tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Đây là trụ sở mới của DJI, công ty hàng đầu thế giới về máy bay không người lái dân dụng.
Với chiều cao 213 m, trong góc nhìn từ dưới lên, DJI Sky City mang dáng vẻ của một tòa tháp nổi trên mặt đất.
Mỗi tòa tháp có một lõi trung tâm, xoay quanh là 6 khối thủy tinh lơ lửng không đối xứng. Kết cấu này vừa là hệ thống chịu lực cho tòa tháp, vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ tối giản, hiện đại.
Hai tòa tháp được nối với nhau bằng một cây cầu trên không có kết cấu mỏng nhẹ dài 90 m, cách mặt đất 105 m. Theo công ty thiết kế, cây cầu như một kết nối thanh lịch giữa hai khối kiến trúc khổng lồ.
Các tòa tháp được quản lý bởi hệ thống điều khiển thông minh, giúp tiết kiệm điện và năng lượng. Không gian bên ngoài tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và có khu trữ nước mưa để tái sử dụng.
Hai tòa tháp có tổng diện tích sàn là 214.000 m2, gồm không gian văn phòng có thể chứa tới 8.000 nhân viên, một trung tâm nghiên cứu và phát triển, khu vực thử nghiệm máy bay không người lái và các cơ sở công cộng khác.
Phòng thử nghiệm, hiệu chỉnh máy bay không người lái của DJI có thiết kế giàn hình chữ V độc đáo, với các cửa sổ lớn có tầm nhìn ra đường chân trời của thành phố.
DJI Sky City được kỳ vọng là ngôi nhà để nhân viên được truyền cảm hứng, tự do sáng tạo và tạo ra các giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Trung Quốc: Kiến trúc nhà hình vô cực ở tỉnh Tứ Xuyên Thiết kế kiểu nhà của một công ty ở Trung Quốc đã làm tôn lên sự độc đáo giữa truyền thống và hiện đại. Ảnh: Archi-Union Architects Thị trấn Daoming ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, được biết đến với truyền thống đan lát bằng tre. Archi-Union Architects nói: "Hoạt động này không chỉ là một ngành công nghiệp nông thôn. Đó là...