Tận mục giống cải lạ cao bằng đầu người 80.000 đồng/kg
Đặt biệt, giống cải lạ này còn cho thu hoạch liên tục trong vòng nửa năm hoặc lâu hơn nữa nếu nhà vườn chăm sóc tốt.
Giống cải này còn được gọi là cải xoăn Kale khủng long bởi lá của chúng khá lớn giống như trong thời kỳ khủng long trước đây.
Loại cải “khủng” này có thân cao đến 1,5m hoặc trên 1,5m, được gọi là cải xoăn Kale.
Cải Kale được nhập từ Mỹ về Việt Nam từ năm 2015, được trồng thử nghiệm trên vùng Đà Lạt.
Video đang HOT
Hiện giống cải này rất được ưa chuộng trên thị trường tiêu dùng Việt Nam và có giá bán khá cao lên tới 70-80 nghìn đồng/kg.
Cải xoăn Kale chỉ thu hoạch lá, cây ra lá đến đâu thu hoạch đến đó nên thân cây thường phát triển rất cao.
Giống cải này có nhiều chủng loại được phân biệt theo màu sắc: từ màu xanh nhạt, xanh lá đậm, xanh tím và tím nâu.
Nhiều nhà vườn đua nhau trồng giống cải này do nó cho năng suất ổn định (thu hoạch liên tục trong 6 tháng) và giá thành cao.
Cải xoăn Kale được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn và nó cũng được ăn sống hoặc dùng để trộn salad.
Ngoài ra, giống cải này còn được đem xay sinh tố làm thức uống bổ dưỡng cho các chị em làm đẹp.
Với nhiều công dụng như vậy, cải Kale rất được ưa chuộng trên thị trường.
Theo_Kiến Thức
Bữa cơm ngon nhất trong ngôi nhà người Mông
Mèn mén là ngô xay mịn được trộn với cơm, ăn vào vừa khô vừa nhạt, thịt lợn toàn mỡ lại được cắt to như lòng bàn tay, bình thường sẽ rất khó nuốt. Nhưng sau một ngày lội trong mưa, đói ngấu, mỗi người chúng tôi vẫn ăn được ba chén.
Làm báo mảng dân tộc miền núi là gắn liền với những chuyến đi về vùng sâu, vùng xa. Khi đi vùng cao, lúc nào chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng tinh thần xin ngủ nhờ, nghỉ nhờ vì đường sá xa xôi, khó đi. Gặp khó khăn chỉ biết dựa vào nhà dân. Tôi nhớ chuyến công tác cùng một đồng nghiệp ở vùng cao huyện Hà Quảng, Cao Bằng.
Đó là một ngày mùa đông rét thấu xương, với chiếc xe máy, chúng tôi đi qua các xã vùng cao để tìm hiểu về tình trạng thiếu nước ở vùng đất này. Càng đi, sương mù càng dày đặc và mưa nặng hạt. Dù đã cẩn thận đeo găng tay len mà hai bàn tay tôi vẫn cước lên đỏ tím, chiếc khẩu trang ướt sũng nước mưa làm da mặt tê buốt như không còn cảm giác.
Chuyến đi tác nghiệp về gương nông dân sản xuất giỏi ở xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, Lai Châu.
Khó khăn chồng lên khó khăn khi đoạn đường trước mặt lầy lội, bùn ngập đến nửa bánh. Đi như thế này có khi tối chúng tôi mới tới được trung tâm xã, nhìn đoạn đường trơn như mỡ phía trước và bầu trời tối sầm, tôi cũng nản.
Chúng tôi đi một đoạn thì thấy một ngôi nhà đơn lẻ nằm sát đường có ánh điện leo lét. Mừng quá chúng tôi gõ cửa và trình bày lý do. Không ngần ngại, bác chủ nhà là người dân tộc Mông xởi lởi mời chúng tôi vào nhà. Nước ở vùng cao này vốn dĩ là một thứ quý hơn vàng nhưng bác chủ nhà cũng múc ra mấy thau nước để chúng tôi rửa tay chân.
Rửa xong, chúng tôi đã thấy trên bàn bày ra một thẩu mèn mén, một bát rau luộc và một bát thịt lợn được cắt to bằng bàn tay nấu lõng bõng nước. Bác bảo: "Hôm nay vừa đi khiêng hộ tivi cho người ta nên mới có thịt lợn để ăn đấy. Nhà báo ăn cơm rồi ra gần bếp lửa nghỉ ngơi cho ấm, sáng mai lên đường làm việc".
Mèn mén là ngô xay mịn được trộn với cơm, ăn vào vừa khô vừa nhạt, thịt lợn toàn mỡ lại được cắt to như lòng bàn tay, bình thường sẽ rất khó nuốt. Nhưng sau một ngày lội trong mưa, đói ngấu, mỗi người chúng tôi vẫn ăn được ba chén.
Đây có lẽ là bữa cơm ngon nhất mà tôi vẫn nhớ mãi. Ăn xong, chúng tôi chia nhau ra nằm ngủ bên bếp lửa. Sớm mai, tôi cũng đưa cho bác một ít tiền để trả tiền ăn và ngủ, nhưng bác lắc đầu quầy quậy, xua tay và còn bảo nếu sau có quay lại cứ vào nhà bác mà nghỉ.
Không biết bao nhiêu lần trong nghề của mình, tôi đã phải trông cậy vào sự giúp đỡ của người dân. Có lẽ chính tình cảm chân thật và sự hào phóng, tốt bụng của họ đã làm tôi ngày càng gắn bó với nghề nghiệp của mình, càng yêu hơn những chuyến đi về vùng cao với hy vọng những bài báo của mình sẽ giúp nói lên tiếng nói, nguyện vọng của họ.
Theo Danviet
Trên 3.800 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng do lốc xoáy Chiều 22.4, ông Hứa Văn Kiền, quyền Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cao Bằng, cho biết lốc xoáy kèm theo mưa lớn vào đêm 21.4 gây thiệt hại lớn về nhà cửa trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã có 1.267 nhà dân bị tốc mái, trong đó có 2 nhà dân bị sập hoàn toàn, 2 điểm trường bị...