Tan mộng với TikTok
Mamta Verma nổi tiếng và kiếm được tiền trên TikTok nhờ điệu nhảy robot trong căn nhà ở Madhya Pradesh, nhưng giấc mơ của cô đã đến hồi kết.
Lấy chồng ngay sau khi học xong cao đẳng, Mamta Verma, một phụ nữ 27 tuổi ở nhà nội trợ, sống ở thị trấn nhỏ tại bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ. Một ngày, con gái cô cài ứng dụng TikTok trên điện thoại của mẹ để xem hàng loạt video được tải lên từ khắp nơi trên thế giới.
“Instagram và YouTube dành cho người nổi tiếng”, Verma nói, nhưng TikTok thì cô thích.
Cô bắt đầu quay video và đăng lên kênh riêng của mình. “Tôi bắt đầu với 5 like cho video đầu tiên. Đó là một động lực lớn với tôi”, Verma nói.
Ngay sau đó, cô thu hút hơn một triệu người theo dõi và kiếm được khoảng 4.000 rupee (50 USD) cho mỗi video biểu diễn điệu nhảy robot được quay trong căn nhà nhỏ đơn sơ.
“Khoản tiền kiếm được từ TikTok không nhiều nhưng giúp trang trải sinh hoạt trong nhà và tiết kiệm cho căn nhà mới. Bạn biết đó, 10 rupee cũng là một khoản tiền lớn với chúng tôi”, cô nói.
Tuy nhiên, TikTok không chỉ mang lại thu nhập cho Verma. “Trước đây, tôi không tự tin giao tiếp với mọi người. Tôi chỉ làm việc của mình và do ở nhà nội trợ, tôi chưa bao giờ giao tiếp bằng ánh mắt với người khác hay nói năng gì nhiều”, cô kể.
Một phụ nữ ở thành phố Bangalore, Ấn Độ, dùng ứng dụng TikTok hôm 30/6. Ảnh: AFP
Khoảng 70% trong số 1,3 tỷ dân của Ấn Độ đang sống ở những vùng nông thôn, một thế giới khác biệt so với những thành phố lớn như Mumbai và New Delhi. Amitabh Kumar, thành viên nhóm khuyến khích dùng mạng xã hội để thay đổi xã hội, cho biết với nhiều người ở nông thôn Ấn Độ, TikTok là công cụ giúp họ phá vỡ rào cản của bản thân.
Video đang HOT
“Thay vì những người giàu có và Bollywood, cuối cùng cũng có cơ hội cho những người bình thường tạo ra thứ gì đó trong 15 giây khiến bạn cười, khóc, suy nghĩ hay thích thú”, Kumar nói.
Các công cụ của nó rất đơn giản với những người không nói hay đọc được tiếng Anh hoặc tiếng Hindi, ứng dụng này cũng hoạt động tốt trên Internet tốc độ chậm.
“Twitter tạo ra đột phá với cách kể chuyện bằng ký tự dạng ngắn, với 140 và sau đó là 280 ký tự. Tôi nghĩ TikTok đã làm được điều đó với 15 giây”, ông nói.
Ứng dụng này cũng nhắc nhở giới tinh hoa về sự đa dạng và khác biệt giàu nghèo ở Ấn Độ.
“Những gì mà chúng ta, những người đang ngồi ở New Delhi, phán xét và chế giễu, lại là hình thức giải trí cấp cao với nhiều người chưa bao giờ có cơ hội thể hiện bản thân. Lần đầu tiên có một không gian giải trí cho người dân vùng nông thôn Ấn Độ thưởng thức”, ông nói thêm.
Một “ngôi sao” khác trên TikTok là Rupali Manoj Bhandole, 29 tuổi, bỏ học từ năm 14 tuổi và đang ở nhà làm nội trợ. Cô sống ở một thị trấn tại bang Maharashtra, nơi người dân chỉ được dùng nước máy một giờ mỗi ngày và thường xuyên bị cắt điện.
Cô đăng những video hài hước về tình cảnh khốn khó của mình và nhanh chóng thu hút 300.000 người theo dõi.
“Một người làm việc cho show Marathi TV đã gọi tôi là ngôi sao. Tôi không thể diễn tả mình hạnh phúc thế nào”, Bhandole kể. “Tôi chỉ học đến lớp 9, tôi không phải người nổi tiếng”.
Khi Ấn Độ ban lệnh cấm TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc tháng này do lo ngại về an ninh dữ liệu, cánh cửa mở ra thế giới rộng lớn dành cho những phụ nữ nông thôn như Bhandole đã khép lại. Bhandole cho hay cô đã khóc.
Archana Arvind Dhormise hy vọng những lợi ích mà cô có được từ nền tảng này sẽ kéo dài. Người phụ nữ 35 tuổi ở bang Maharashtra hiếm khi rời khỏi nhà vì sợ gia đình và hàng xóm bảo thủ của mình bàn tán.
Tuy nhiên, sau đó cô trở thành “Rani Mukherji trên TikTok”, một nữ diễn viên Bollywood nổi tiếng, nhảy múa và hát nhép những bài hát nổi tiếng, thu hút được 75.000 người hâm mộ.
Dhormise thậm chí chiến thắng trong một cuộc thi địa phương nhờ một video trên TikTok. Bây giờ, cô còn tham gia đóng phim ngắn.
“Tôi chưa bao giờ trong đời nghĩ mình đứng trên sân khấu, nói hay thậm chí khởi đầu một cuộc trò chuyện mà không có một triệu ý nghĩ trong đầu”, Dhormise nói. “Nhưng TikTok và tất cả yêu thương mà tôi đón nhận đã cho tôi sự tự tin để duy trì điều đó và tự tin trong cả đời thực”.
Trung Quốc đắc lợi nhờ TikTok rời Hong Kong
Việc TikTok rời Hong Kong có vẻ như là động thái ủng hộ tự do ngôn luận, nhưng trên thực tế, chính phủ Trung Quốc sẽ hưởng lợi lớn.
Phát ngôn viên của TikTok, ứng dụng thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance, hôm 7/7 tuyên bố họ sẽ gỡ ứng dụng video nổi tiếng này khỏi Hong Kong. Quyết định đưa ra ngay sau khi Bắc Kinh áp luật an ninh mới với đặc khu, xác định 4 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với nước ngoài.
Bề ngoài, động thái này dường như gửi tới thông điệp rằng TikTok không đồng tình với những yêu cầu giám sát và kiểm duyệt của Bắc Kinh, đồng thời thể hiện sự tách biệt rõ ràng giữa dữ liệu lưu trữ trong và ngoài Trung Quốc. Quyết tâm giữ vững nguyên tắc của TikTok còn có thể truyền cảm hứng để những công ty công nghệ khác theo chân.
Tuy nhiên, Matt Perault, giám đốc Trung tâm Chính sách Khoa học và Công nghệ tại Đại học Duke, Mỹ, cho rằng thực tế không đơn giản như vậy. ByteDance, chủ sở hữu TikTok, còn cung cấp một sản phẩm tương tự có tên Douyin, ứng dụng cũng thu hút được nhiều người dùng tại Hong Kong. Douyin không có kế hoạch rút khỏi Hong Kong như TikTok, nên ngay cả khi TikTok từ bỏ thị trường này, ByteDance vẫn có thể mở rộng số lượng người dùng và thu lợi nhuận tại đặc khu.
Douyin chưa đưa ra bất cứ thông báo nào về việc tuân thủ luật an ninh mới, nhưng Perault đánh giá ứng dụng này khó có thể hoạt động tại Hong Kong mà không chấp hành các yêu cầu của chính quyền về dữ liệu người dùng và kiểm duyệt. Vì vậy, ngay cả khi TikTok rời đi, mức độ ảnh hưởng của ByteDance tại Hong Kong, cũng như tác động của họ tới quyền tự trị của đặc khu, sẽ không thay đổi nhiều.
Logo của TikTok xuất hiện trên màn hình tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ, hôm 6/3. Ảnh: Reuters.
Thêm vào đó, việc TikTok rút khỏi Hong Kong còn tăng áp lực hành động tương tự lên các công ty Mỹ. Giới phê bình sẽ lập luận rằng bởi TikTok đã thể hiện lập trường cứng rắn bảo vệ quyền tự do, Google, Twitter, Facebook, Apple và Microsoft cũng nên làm vậy.
Tuy nhiên, Perault chỉ ra rằng ByteDance sẽ chiến thắng nếu các hãng công nghệ Mỹ rời thành phố. Do chi phí chuyển đổi đối với các nền tảng trực tuyến thấp, người dùng sẽ nhanh chóng chuyển sang những sản phẩm vẫn hoạt động sau khi nền tảng khác không còn. Theo Perault, khi các đối thủ rời thị trường Hong Kong, Douyin, cùng những công ty khác sẵn sàng tuân thủ luật an ninh, sẽ nắm lợi thế thu hút người dùng và nhà quảng cáo mới.
Chuyên gia này nhận định bên duy nhất hưởng lợi thậm chí nhiều hơn ByteDance nếu các hãng công nghệ rời Hong Kong là chính phủ Trung Quốc. Mức độ kiểm soát của Bắc Kinh đối với các công ty Trung Quốc nhiều hơn Mỹ, nên nếu phần lớn người dân sử dụng sản phẩm công nghệ Trung Quốc thay vì Mỹ, họ sẽ có nhiều thẩm quyền hơn với hệ sinh thái công nghệ.
Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc tăng khả năng tuân thủ các yêu cầu về kiểm duyệt và giám sát, dẫn tới quyền tự do biểu đạt và sự riêng tư của người dân Hong Kong bị hạn chế hơn.
Chính phủ Trung Quốc còn được hưởng lợi bởi vị thế của TikTok sẽ được củng cố như một đối thủ "đáng gờm" của các công ty Mỹ trên trường quốc tế. Bắc Kinh lâu nay khao khát một công ty có sức ảnh hưởng toàn cầu để cạnh tranh với Facebook hay Google. Tuy nhiên, các sản phẩm thành công trong nội địa của họ lại bị thất thế bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, đặc biệt tại Mỹ. Giờ đây, khi TikTok đang nhanh chóng thâu tóm thị phần, mục tiêu này ngày càng khả thi.
Mặc dù vậy, khả năng trở thành đối thủ toàn cầu với các hãng công nghệ Mỹ của TikTok còn phụ thuộc vào quan điểm của giới hoạch định chính sách về sự độc lập của công ty với Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng đe dọa cấm TikTok, trong khi nhiều nghị sĩ đề xuất dự luật cấm nhân viên chính phủ liên bang tải ứng dụng này. Ngoài Mỹ, áp lực đối với TikTok còn gia tăng tại nhiều nơi khác. Cuối tháng trước, Ấn Độ ban lệnh cấm TikTok cùng hàng chục ứng dụng Trung Quốc khác. Các nhà hoạch định chính sách tại châu Âu cũng đang điều tra công ty.
Bình luận viên Perault cho rằng rất khó để đánh giá liệu lo ngại của giới chính trị gia có hợp lý hay không. TikTok cho biết dữ liệu người dùng của họ lưu trữ trong các máy chủ tại Mỹ và Singapore, nhấn mạnh họ sẽ không chia sẻ chúng, hay tiến hành kiểm duyệt theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Báo cáo công bố hôm 9/7 của TikTok cũng cho thấy họ không nhận được bất cứ yêu cầu nào từ chính phủ Trung Quốc từ ngày 1/7/2019 đến 31/12/2019, khoảng thời gian diễn ra các cuộc biểu tình ở Hong Kong bắt nguồn từ một dự luật dẫn độ. Theo Perault, những điều trên cho thấy quyết định rời Hong Kong của TikTok có thể không chịu sự ảnh hưởng của ByteDance.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý TikTok và ByteDance không hoàn toàn tách biệt. Giám đốc điều hành mới của TikTok cũng là người dẫn dắt hoạt động cho ByteDance. Hơn nữa, bất chấp việc TikTok nhấn mạnh họ lưu trữ dữ liệu người dùng bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, chính sách bảo mật của công ty vẫn cho phép họ chia sẻ thông tin người dùng với công ty mẹ hoặc các chi nhánh, bao gồm ByteDance.
Perault nhận định việc TikTok rút khỏi Hong Kong là động thái mạnh mẽ giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung leo thang và các hãng công nghệ của hai nước đang cạnh tranh quyết liệt.
"Quyết định này có thể không ảnh hưởng nhiều đến quyền tự do, hoặc vị thế của ByteDance tại Hong Kong. Tuy nhiên, nó mang lại lợi ích cho Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị, đồng thời gây rắc rối cho các hãng công nghệ Mỹ", chuyên gia cho hay.
Trump sắp hành động với TikTok Chính quyền Trump đang nghiên cứu mối đe dọa an ninh quốc gia từ các ứng dụng Trung Quốc như TikTok và sẽ hành động trong vài tuần tới. "Một vài quan chức chính quyền đang xem xét rủi ro về an ninh quốc gia liên quan đến TikTok, WeChat và những ứng dụng khác có khả năng làm lộ an ninh quốc...