Tận mắt vũ khí hiểm của Việt Nam chống tàu đổ bộ
Tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh trang bị đạn tên lửa sức công phá cực mạnh rất hữu hiệu trong tác chiến chống tàu đổ bộ địch gần bờ.
Hiện nay, trong biên chế lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam ngoài tổ hợp hiện đại K-300P Bastion-P, ta còn có các tổ hợp tên lửa cũ hơn là 4K51 Rubezh. Hiện các tổ hợp 4K51 này được biên chế trong Lữ đoàn 680 (Vùng 3 Hải quân) bảo vệ bờ biển các tỉnh miền Trung.
4K51 Rubezh là tổ hợp tên lửa bờ biển do Liên Xô phát triển từ năm 1970 bổ sung cho tổ hợp 4K44 Redut (Việt Nam cũng có trong trang bị) trong tác chiến chống tàu tầm gần. Tổ hợp được thiết kế đơn giản, tính cơ động cao gồm: 4 xe phóng đạn (kiêm điều khiển) 3P51 (trong ảnh), 4 xe chở đạn tên lửa với 16 quả đạn. Ảnh minh họa nước ngoài.
Các xe phóng đạn 3P51 thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp hạng nặng MAZ-543M. Trên xe phóng lắp đặt cabin điều khiển hỏa lực, đài radar trinh sát – dẫn bắn Harpoon, cụm 2 ống phóng tên lửa KT-161. Ảnh minh họa nước ngoài.
Đài radar trinh sát – dẫn bắn Harpoon được dùng để phát hiện mọi mục tiêu trên mặt biển ở tầm 40-100km và làm nhiệm vụ cung cấp lệnh dẫn đường cho tên lửa. Trong ảnh là anten radar khi chiến đấu được nâng cao lên 7,3m. Ảnh minh họa nước ngoài. Đạn tên lửa trang bị cho tổ hợp 4K51 Rubezh là loại P-15M dài 6,56m, sải cánh 2,5m, đường kính thân (lớn nhất) 0,78m, trọng lượng phóng 2,5 tấn, lắp đầu đạn nổ phá uy lực mạnh 513kg (có một số nguồn thì cho là 454kg). Trong ảnh là chiến sĩ với bộ đồ chống độc đang nạp nhiên liệu cho tên lửa P-15M.
Chiến sĩ lữ đoàn 680 chuẩn bị bệ phóng nạp đạn cho xe phóng 3P51.
Video đang HOT
Đạn P-15M lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn đặt ở phía dưới thân gần đuôi tên lửa và động cơ hành trình nhiên liệu lỏng cho phép đạt tốc độ hành trình 1.100km/h (Mach 0,9), tầm bắn từ 8-80km. Đạn tên lửa lắp đầu tự dẫn radar chủ động (tầm 10-20km) hoặc đầu tự dẫn hồng ngoại.
Khi chiến đấu, xe phóng sẽ nâng anten radar lên độ cao cần thiết, quay ống phóng về hướng phóng và đưa ống phóng về tư thế phóng đạn. Ảnh minh họa nước ngoài.
Trong cabin điều khiển, sĩ quan theo dõi màn hình radar tìm kiếm, phát hiện, xác định tọa độ và nạp thông tin mục tiêu vào bộ nhớ đạn tên lửa. Sau đó, chỉ chờ lệnh của chỉ huy kíp chiến đấu là phóng đạn.
Khi phóng, tên lửa rời bệ bằng động cơ khởi tốc và động cơ hành trình, cánh của tên lửa cũng mở ra. Ảnh minh họa nước ngoài.
Cháy hết nhiên liệu thì động cơ khởi tốc tự tách ra và tên lửa bay bằng động cơ hành trình nhiên liệu lỏng, cách mục tiêu tầm 10-20km, đầu tự dẫn radar tự kích hoạt tấn công mục tiêu. Với đầu đạn nửa tấn thuộc nổ, P-15M hoàn toàn có thể đánh chìm tàu chiến cỡ lớn. Ảnh minh họa nước ngoài.
Dù hiện nay 4K51 Rubezh cùng đạn P-15M được đánh giá đã rất lỗi thời, nhiều nhược điểm như hệ thống dẫn đường dễ bị gây nhiễu, đạn tên lửa to lớn cơ động kém, tốc độ chậm… Tuy nhiên, nó được đánh giá là vẫn còn hữu hiệu khi chống tàu đổ bộ đối phương thường có hệ thống phòng thủ không mạnh, dễ đột phá tấn công hủy diệt. Ảnh minh họa nước ngoài.
Theo Kiên thưc
Xem tân binh Nga vận hành hệ thống tên lửa Topol-M
Hãng tin RIA hôm qua (21/9) cho biết, mới đây, lực lượng tân binh thuộc Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đã có cơ hội thực hành kỹ năng phóng hệ thống tên lửa Topol-M cũng như "chăm sóc" tổ hợp tên lửa này trong một cuộc tập huấn quân sự.
SS-27 Topol-M (hay còn gọi là RS-12M Topol) là tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu đạn đơn. Đây là một trong những tổ hợp tên lửa tối tân nhất của Nga.
Tổ hợp tên lửa này có kích thước và hình dạng gần như tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa ICBM Minuteman của Mỹ.
Tổ hợp tên lửa này do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow thiết kế và chế tạo. Nó là phiên bản cải tiến của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-25 (RT-2PM Topol) trước đó.
Tên lửa Topol-M có chiều dài 22,7m, đường kính 1,95m, trọng lượng 47,2 tấn và tầm bắn 11.000 km. Là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy, hiện đang được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT.
Loại tên lửa này được trang bị động cơ đẩy chạy bằng nhiên liệu rắn cho phép nó bay cực nhanh lên không trung và vô hiệu hóa mọi sự can thiệp bằng tên lửa khác đặt ngay cạnh bệ phóng.
Ngoài ra, Topol-M còn được gia cố các trang thiết bị có khả năng chống được các loại vũ khí bằng laze và còn được trang bị một phương tiện vận hành cực kỳ dễ dàng khi quả tên lửa quay trở lại khí quyển trái đất.
Topol-M gồm 2 phiên bản: Loại thứ nhất bắn từ hầm phóng, bắt đầu được triển khai từ năm 1997, cho đến nay đã có 48 quả trong biên chế của Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga (SMF). Loại thứ hai được bắn từ xe cơ động chuyên dụng, bắt đầu đưa vào trang bị của SMF từ năm 2006.
So với các loại tên lửa mà Nga đã nghiên cứu trước đây, Topol-M có những đặc điểm hết sức ưu việt là thời gian tác chiến ngắn, độ chính xác cao và có thể bảo quản, sử dụng trong thời gian dài. Tên lửa Topol-M sẽ đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong thế kỷ 21.
Sự ra đời của tổ hợp tên lửa này của Nga đã khiến giới quân sự Mỹ và đồng minh khiếp sợ, bởi vậy tên lửa này được mệnh danh là "Nỗi kinh hoàng của nước Mỹ". Lực lượng tình báo Mỹ đã tốn nhiều công sức để hiểu hơn về cơ chế hoạt động cũng như khả năng của Topol-M. Đó cũng là lý do Mỹ bắt đầu đề ra nhiều phương án phòng thủ tên lửa.
Theo VNN
Chiến hạm Sigma 9814 Việt Nam chống được máy bay tàng hình? Nếu được trang bị hệ thống radar Thales SMART-S MK2, tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 của Việt Nam khả năng phát hiện được máy bay tàng hình. Ngoài những thông tin cơ bản về kích thước và vũ khí, báo chí Hà Lan tuyệt nhiên không nhắc tới các hệ thống radar, cảm biến sẽ được trang bị trên tàu hộ...