Tận mắt tiêm kích MiG-21MF Việt Nam trên đất Thái Lan
Chiếc tiêm kích MiG-21MF mà Việt Nam tặng cho Thái Lan đã tới bảo tàng ở Don Muang và đang được lắp ráp hoàn thiện.
Theo trang mạng của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan, hôm 15/7, 2 container chứa bộ phận của chiếc tiêm kích MiG-21MF số hiệu 5202 của Không quân Nhân dân Việt Nam đã được chuyển an toàn tới Bảo tàng Không quân Thái Lan ở Don Muang. Đây là chiếc máy bay mà phía Việt Nam tặng cho Thái Lan biểu thị tinh thần đoàn kết giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc.
Tại bảo tàng, nhóm công tác của nhà máy A32 (Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam) sẽ tiến hành lắp ráp các bộ phận của MiG-21. Sau khi hoàn chỉnh (có thể mất vài ngày), chiếc MiG-21MF 5202 sẽ chính thức bàn giao cho Bảo tàng Không quân ở Don Muang.
Trong ảnh là chi tiết phần đuôi chiếc MiG-21MF 5202 đã được tháo rời đặt trong các container.
Đuôi máy bay sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam.
Cẩn thận, tỉ mỉ đưa đầu chiếc MiG-21MF ra khỏi container.
Video đang HOT
Đây là một trong những chiếc MiG-21 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. MiG-21MF ra đời năm 1970, là biến thể xuất khẩu của mẫu MiG-21SM trang bị radar điều khiển hỏa lực RP-22 và động cơ tuốc bin phản lực R-13-300.
Cánh chính của chiếc MiG-21MF.
Người Thái tỏ vẻ rất khâm phục khả năng lắp ráp máy bay của nhóm kỹ thuật nhà máy hàng không A32.
Máy bay trang bị một pháo 2 nòng cỡ 23mm GSh-23-2L với 200 viên đạn và 4 giá treo trên cánh cho phép mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-3S hoặc R-60, tên lửa không đối đất Kh-66, bom hàng không FAB-100/250/500 và rocket.
Giá treo vũ khí và 2 bệ phóng rocket UB-16-57 (16 ống phóng bắn đạn rocket 57mm) trang bị trên MiG-21MF.
Phía Việt Nam cũng tặng cho Thái Lan bộ đồ bay và mũ bay phi công MiG-21MF.
Theo_Kiến Thức
Cảm động làng Bến Tre trên đất Cuba
Ít ai biết rằng, từ cách đây hơn 40 năm đã xuất hiện ngôi làng nhỏ mang tên Bến Tre trong nông trường bò giống Hinba Bonita, tỉnh Artemisa, Cuba.
Làng Bến Tre ra đời từ ngày 20/12/1969, theo sáng kiến của nhóm sinh viênViệt Nam học tập ở Cuba tham gia lao động tại đây nhằm tôn vinh tỉnh đầu tiên của miền Nam Việt Nam được giải phóng.
Kể từ khi thành lập, Làng Bến Tre liên tục là đơn vị kinh tế kiểu mẫu của tỉnh và Cuba, nhiều năm làng đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến toàn quốc và nhận huân chương, khen thưởng từ Hội đồng Nhà nước Việt Nam.
Là một bộ phận của nông trường Hinba Bonita, làng Bến Tre chăn nuôi nhiều giống gia súc có giá trị kinh tế cao.Ngoài bò sữa cung cấp hàng triệu lít mỗi năm, ở đây còn nuôi bê đực lấy thịt, lấy giống. Bên cạnh đó là lợn và dê, cung cấp thức ăn cho chính công nhân nông trường.
Nhà Việt Nam tại làng Bến Tre, tỉnh Artemisa, Cuba
Ở đây, mỗi năm đến dịp Tết Âm lịch, người dân cũng tổ chức đón năm mới cổ truyền Việt Nam theo đúng phong tục. Những người bạn cách nửa vòng Trái đất cũng không bao giờ quên ngày kỷ niệm giải phóng Bến Tre, 17/1 hàng năm.
Một điểm đặc biệt nữa ở Làng Bến Tre, là phiên bản nhà sàn Bác Hồ, được xây dựng như biểu tượng của tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba.
Đây là sáng kiến của nữ anh hùng Moncada Melba Hernández vào năm 1975, khi bà là Chủ tịch Ủy ban Cuba đoàn kết với Việt Nam, Lào và Campuchia.
Ngoài ra, nơi đây cũng có một phòng trưng bày, nơi đặt các kỷ vật gắn liền với mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Cuba, những món quà các lãnh đạoViệt Nam đã tặng lưu niệm làng - địa điểm không thể thiếu trong mỗi chuyến thăm Cuba.
Ngôi làng Cuba giữa xứ dừa Bến Tre
Để đáp lại chân tình của Cuba anh em, ngày 9/1/1984, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre ra quyết định chọn xã LươngHòa là địa phương kết nghĩa với Cuba và mang tên Moncada - nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa giải phóng Cuba khỏi chế độ độc tài Batista.
Ở Cuba, nông trường bò giống Hinba Bonita mang tên "Làng Bến Tre" còn ở Việt Nam, xã Lương Hòa được mang tên "Làng Moncada" - biểu tượng của sự đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Cuba.
Nữ tướng anh hùng Nguyễn Thị Định (ngồi hàng thứ nhất, thứ ba từ trái sang) cùng đoàn Cuba thăm làng Moncada ở Bến Tre - Ảnh tư liệu
Xã Lương Hòa thuộc huyện Giồng Trôm từng là căn cứ hậu cần của Tỉnh ủy Bến Tre và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trong thời kỳ chống Mỹ.
Trong suốt 30 năm chiến tranh, nhất là thời kỳ chống Mỹ, kẻ địch đã dùng pháo, máy bay B.52, tàu chiến, bom napalm, chất độc hóa học đánh vào Lương Hòa nhằm biến nơi đây thành vùng đất chết.
Nhưng nhân dân Lương Hòa kiên cường bám trụ, quyết tâm chiến đấu bằng tất cả sức mạnh của mình cho đến ngày toàn thắng.
Ngày nay, với cái tênMoncada, toàn xã đã vượt qua được những khó khăn mà chiến tranh để lại. Đẩy mạnh canh tác, sản xuất nông nghiệp với những loại cây cho thu nhập ổn định như lúa, dừa và cây ăn quả.
Ngoài ra, Làng Moncada cũng phát triển mạnh nền công nghiệp truyền thống Cuba với 143 ha mía và nhiều nhà máy ép, sản xuất đường trong khu vực.
Theo VNN
Thái Lan sẵn sàng cứu hộ nếu sân bay bị bao vây Giới chức Thái Lan cho biết, họ sẵn sàng cứu hộ người nước ngoài nếu lực lượng biểu tình bao vây sân bay và chiếm đóng cơ quan điều khiển giao thông đường hàng không. Thái Lan sẽ cứu hộ người nước ngoài một khi sân bay bị chiếm đóng - Ảnh: Minh Quang Sáng 14.1, phát biểu trên truyền hình, Bộ Du...