Tận mắt nhìn điều bất ngờ dưới lòng mộ cổ độc đáo nhất Nam Bộ
Ít ai biết rằng phía dưới khu lăng mộ bề thế này có một căn hầm rộng lớn, lối vào có những cảnh tượng rùng rợn được ví như ‘đường xuống âm phủ’…
Nằm ở phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, lăng mộ Hội đồng Suông là một quần thể kiến trúc phức tạp, được coi là khu lăng mộ cổ độc đáo bậc nhất Nam Bộ.
Theo các tư liệu lịch sử, Hội đồng Suông tên thật Hà Mỹ Suông, là một đại điền chủ người Việt gốc Hoa có thế lực rất lớn ở đất Hà Tiên xưa. Vào năm 1936, ông đã chi khoảng 3.000 lạng vàng để xây mộ cho cha mẹ.
Ông đã thuê 60 người gánh đất suốt 6 tháng đắp nên một quả đồi cao 5 mét để tạo mặt bằng xây mộ. Ông mất khi khu lăng mộ hoành tráng xây dựng cho cha mẹ vẫn còn dang dở. Đến năm 1938 thì khu mộ hoàn thành.
Về tổng quan, lăng mộ Hội đồng Suông là một quần thể kiến trúc phức tạp, với trung tâm là nơi đặt mộ phần có diện tích 7 mét x 7 mét, được xây hoàn toàn bằng đá cẩm thạch nhập từ Italia.
Video đang HOT
Hai bên mộ có hai hòn non bộ rất lớn được làm bằng đá ong, cũng là hai vòm cổng dẫn vào đền thờ ở phía trong cùng của quần thể lăng mộ.
Khu đền là một ngôi nhà hai gian ba chái, được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu đình chùa truyền thống của người Hoa. Đây chính là nơi ẩn giấu một điều bất ngờ của khu lăng mộ.
Theo đó, dưới nền của đền thờ là một tầng hầm rộng hàng trăm mét. Lối vào khu hầm được xây dựng ở góc phía Tây khu lăng mộ, thoạt nhìn có thể lầm tưởng là một nhà kho.
Sau cánh cổng của lối vào này là một đường hầm dài hàng chục mét, trên vách hầm có những tranh tượng phù điêu miêu tả cảnh thập điện, những cảnh rùng rợn gọi là “đường xuống âm phủ”.
Đường hầm này dẫn vào một gian phòng lớn, chứa được đến vài chục người. Được ngụy trang dưới vỏ bọc của một địa điểm sinh hoạt tâm linh kỳ bí, khu hầm phía dưới lăng mộ Hội đồng Suông đã được sử dụng như một cơ sở cách mạng trong suốt nhiều năm.
Vào năm 1941, tầng hầm này là nơi diễn ra cuộc họp của Tỉnh ủy Hậu Giang, sau đó thành lập Tỉnh ủy Lâm thời Rạch Giá.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đây là nơi ẩn náu của nhiều chiến sĩ cách mạng. Các hoạt động bí mật ở nơi đây đã không bị phát hiện trong suốt nhiều thập niên…
Vào năm 1998, lăng mộ Hội đồng Suông đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Mỗi năm, nơi đây thu hút nhiều du khách từ khắp các tỉnh, thành về tham quan và tìm hiểu về lịch sử.
Ấn tượng với trình diễn lướt ván cano kéo và flyboard
Dù chỉ biểu diễn, nhưng lướt ván cano kéo và flyboard (ván người bay) đã tạo sự phấn khích, kích thích trí tò mò và mong muốn được trải nghiệm của người dân khi được tận mắt chứng kiến sự kiện biểu diễn lướt ván cano - ván người bay tỉnh An Giang năm 2022.
Môn thể thao mới
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang (VH-TT&DL) vừa phối hợp Câu lạc bộ lướt ván (proland) Sài Gòn và Câu lạc bộ ván người bay (flyboard) Đại Nam tổ chức biểu diễn lướt ván cano và ván người bay. Địa điểm diễn ra tại sông Long Xuyên, đoạn từ cầu Nguyễn Thái Học đến cầu Hoàng Diệu. Rất đông khán giả tỏ ra vô cùng thích thú khi được chứng kiến các vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp trình diễn tài tình và ấn tượng.
Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL An Giang Đào Sĩ Tuấn cho biết, đây là môn thể thao không nhờ sóng hoặc gió, mà nhờ sức kéo của cano để di chuyển. Tuy nhiên, để tham gia, người chơi vẫn phải tham gia một khóa học cơ bản để giữ thăng bằng trên mặt nước. Sau khi cài chặt áo phao, người chơi tiến hành đặt 2 chân đặt theo đường thẳng trên một tấm ván dài, tay bám vào dây kéo được buộc vào cano kéo ở phía trước. Tận dụng tốc độ cano và lực kéo bản thân, người chơi điều khiển ván lướt theo hình zic-zac, bỏ lại bức tường nước khổng lồ trắng xóa phía sau. Môn thể thao này có thể chơi trên mặt biển, thậm chí trên sông, mà không cần phải nhờ một ngọn sóng nào.
Những màn trình diễn ấn tượng của các vận động viên flyboard
Trong khi đó, flyboard là môn thể thao mới mẻ và hấp dẫn người chơi, nhất là giới trẻ. Đây cũng là bộ môn thể thao mạo hiểm dưới nước mà bạn có thể khám phá rất nhiều kiểu chơi khác nhau. Về cơ bản, flyboard được thiết kế như một bộ ván trượt có 2 ống đẩy. Thiết bị này sử dụng một động cơ phản lực mạnh mẽ hút nước qua một ống dài phía dưới và đẩy ra thông qua 2 ống đẩy với áp suất rất lớn. Lực đẩy này có thể đưa người "bay" cao hơn 10m.
Tại buổi biểu diễn, các VĐV đã trình diễn những tiết mục vô cùng ấn tượng. Đối với lướt ván cano, các VĐV đã thể hiện một số nội dung, như: Lướt ván 3 người, đi 3 người và chồng tháp, đi wakeboard 1 người nhảy, đi 5 - 6 người cầm cờ, đi barefoot kết hợp đi slalom... Đối với flyboard, các VĐV biểu diễn cho người xem những cú nhào lộn trên không, những cú xoay người tạo thành những tia nước đẹp mắt, hay những cú bổ nhào theo kiểu cá heo. Những tiết mục này khiến khán giả vô cùng thích thú, kèm những tràng pháo tay cổ vũ nồng nhiệt...
Ấn tượng người xem
Trong thời gian diễn ra buổi biểu diễn, hàng ngàn người dân đã có mặt tại 2 bên bờ sông Long Xuyên để tận mắt chứng kiến các VĐV trình diễn những tiết mục độc đáo. Tất cả khán giả đều bị chinh phục bởi sức hấp dẫn của plyboard khi chứng kiến màn nhào lộn tuyệt đẹp, cùng sự điều chỉnh thiết bị chính xác đến từng chi tiết.
Anh Lê Hữu Tín (người dân TP. Long Xuyên) cho biết, bản thân anh vô cùng bất ngờ và phấn khích khi lần đầu được tận mắt nhìn thấy các VĐV biểu diễn lướt ván và đặc biệt là những pha nhào lộn của các VĐV flyboard. Anh Tín mong rằng, thành phố sẽ tổ chức nhiều hoạt động như vậy để người dân có điều kiện để giải trí, nhất là vào những ngày lễ, cuối tuần... Đồng ý kiến, anh Trần Thanh Hải (TP. Long Xuyên) chia sẻ thêm: "Tôi xem môn thể thao này trên truyền hình nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên được xem trực tiếp. Nếu có điều kiện, tôi muốn được trải nghiệm một lần để biết được cảm giác "bay" trên mặt nước là như thế nào".
Theo Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL An Giang Đào Sĩ Tuấn, đây là lần đầu tiên 2 môn thể thao lướt ván và flyboard được tổ chức tại An Giang. Hoạt động này nhằm chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022). Qua đó, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang.
Quảng Nam phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên Tỉnh Quảng Nam đã xây dựng Bộ Tiêu chí du lịch xanh, đưa ra các sản phẩm du lịch bền vững, thân thiện với môi trường gắn với nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh để phục vụ du khách, hướng tới là trung tâm du lịch xanh của cả nước. Làng du lịch cộng đồng Cẩm Phú ở xã Điện Phong, thị xã...