Tản mạn cuối tuần (2/12)
Suốt cả tuần bận rộn, ngày cuối tuần mới thấy thực sự có ý nghĩa, đúng như ai đó đã từng nói: “Ngày thứ bảy là của riêng mình”. Với nhiều người, ngày cuối tuần có thể là một tua du lịch ngắn, thả mình vào những chốn đông vui cùng bạn bè con cái; chiêm ngưỡng những kì quan; thưởng thức đặc sản; hay trở về nhà quây quần cùng những người thân với đồng ruộng, biển trời trong lành… Chiều cuối tuần, riêng tôi như thước phim màu chạy chậm với nhiều cung bậc cảm xúc lại ùa về trong kí ức, một nỗi băn khoăn, không tự lý giải được…?
Đó là câu chuyện về vụ án Dương Chí Dũng đã làm nhức nhối xã hội lâu nay. Hậu quả của vụ án không chỉ cụ thể tiền bạc của dân, của nước đã bị hoang phí, đút túi cá nhân mà còn ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của dân, của xã hội vào các cá nhân được giao trọng trách, ảnh hưởng đến Đảng, Nhà nước. Luật pháp nghiêm minh sẽ không thể để một người nào bị oan, cũng không cho phép buông, bỏ lọt người, sót tội. Nhân dân ta vốn rất rộng lượng, khoan hồng, không muốn bất cứ ai phải ngồi tù, càng không muốn phải dùng đến những hình phạt cao nhất. Vậy nhưng, nhân dân cũng không cho phép kẻ phạm tội có cơ hội mãi lừa dối, lợi dụng lòng tin của dân. Điều mà người dân mong chờ chính là sự công minh của pháp luật cũng như dám chịu trách nhiệm, tinh thần trách nhiệm của những người đã từng được nhân dân tín nhiệm giao phó cả chức tước lẫn tiền bạc. Nếu như đúng như những gì Dương Chí Dũng kêu oan, vì sao khi xảy ra vụ việc, y đã phải chạy trốn ra nước ngoài, không dám đối mặt với sự thật, không dám đối mặt, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân? Và với hậu quả những gì ông ta đã để lại cho nước, cho dân kia, kể cả những gì thuộc về nhân cách, cách sống cá nhân của ông ta, thử hỏi ai còn có niềm tin, đặt niềm tin vào ông ta?
Rồi như chuyện Bộ Y tế ban hành chỉ thị 09 yêu cầu các bệnh viện duy trì tốt đường dây nóng.Tuy nhiên, nhiều nơi đường dây lạnh ngắt vì không có người trực máy, hoặc có người nhưng không đủ khả năng giải quyết mà chỉ “hứa chuyển”. Cá biệt, có nơi bệnh nhân tìm mỏi mắt cũng không thấy tờ dán thông báo số điện thoại nóng ở đâu, đành phải phản ánh qua đường… đi bộ. Thôi đành ngậm ngùi điệp khúc “Dây nóng thành cái dây dưa, đã chậm giải quyết lại còn ỡm ờ”.
Trong khi người tiêu dùng phải cõng giá gas cao kỷ lục cũng là lúc các công ty kinh doanh gas đạt lợi nhuận kỷ lục
Hay chuyện người tiêu dùng phải cõng giá gas cao kỷ lục thì cũng là lúc các công ty kinh doanh gas đạt lợi nhuận kỷ lục (do tích trữ một lượng lớn khi giá thế giới rẻ). Điều khiến dư luận bức xúc là gas sản xuất trong nước chiếm 50% thị trường, nhưng giá bán lẻ vẫn bị điều chỉnh theo giá cao thế giới một cách phi lý. Đã vậy doanh nghiệp và đại lý luôn giữ mức lợi nhuận phần mình tới 30% không chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Thử hỏi cơ chế quản lý thế nào? để gas mặc sức phán xằng giá cao…?
Video đang HOT
Căm phẫn nhất là khi xem đoạn clip quay lại cảnh đày đọa dã man trẻ mầm non tại một trường tư thục ở Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh. Tại đây, các cô bảo mẫu liên tục dùng tay bóp cổ, gí đầu xuống đất, lấy khăn bẩn bịt mũi, tát bôm bốp vào mặt để bắt các bé ăn. Nhìn những đứa trẻ bị đánh mắng không thương tiếc, nhiều người không khỏi xót xa, phẫn nộ, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Cách đó chưa đầy một tháng cũng tại quận Thủ Đức, một công nhân gửi con 18 tháng tuổi cho hàng xóm làm bảo mẫu, thật thương tâm khi cháu bé này đã bị bảo mẫu bạo hành đến chết. Giật mình nhớ lại mấy năm trước có vụ bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa bạo hành trẻ nhỏ ở Biên Hòa làm rùng động dư luận cả nước. Khi đó, phiên tòa xét xử công khai có đến gần 2.000 người dân địa phương tham gia, ghi vào kỷ lục người dự khán tòa. Ấy vậy mà “ác mẫu” Quản Thị Kim Hoa chỉ bị tuyên 18 tháng tù khiến người dân bất mãn kéo nhau ra về vì cho rằng mức án chưa nghiêm, không đủ răn đe những kẻ “quỷ dữ đội lốt bảo mẫu”…!
Chiều cuối tuần, tôi lan man nghĩ, chuyện vui buồn… trong những ngày cuối năm không kể xiết, tôi lại thêm những điều suy ngẫm…!
Theo Bút tre
Bé trai chết vì chấn thương sọ não tại nhà trẻ tư
Đến đón Long tại nhà trẻ tư nhân, người dì hốt hoảng khi thấy bảo mẫu bế cháu trai chạy thốc ra, nói đưa đi cấp cứu. Sau nửa tháng nằm viện vì bị cho là tự ngã cầu thang, cậu bé 13 tháng tuổi tử vong.
Nhà trọ của vợ chồng chị Phượng khóa trái sau cái chết của con trai. Ảnh: Nguyễn Loan
Chiều 1/12, sau khi nhận xác con từ bệnh viện, vợ chồng chị Cao Thị Hồng Phượng đã đưa thi thể cháu Đỗ Doãn Long (13 tháng tuổi) về quê mai táng. Căn phòng trọ ọp ẹp của đôi vợ chồng nghèo trong con hẻm nhỏ trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TP HCM, khóa cửa im lìm.
Trước đó, chiều 14/11, em gái chị Phượng đến đón cháu tại điểm trông giữ trẻ tư nhân của bà Vũ Thị Bích Vân trong khu phố thì thấy bà Vân hớt hải bồng Long ra, bảo phải đưa đi cấp cứu. Đang bán hàng ở chợ, nghe em gái báo tin, chị Phượng sấp ngửa chạy đến Bệnh viện Chợ Rẫy. "Con tôi lúc đó nằm ở phòng cấp cứu, mặt và đầu sưng tấy. Đêm đó bác sĩ bảo phải mổ gấp, không có tiền, tôi chạy về xóm đập cửa từng nhà mượn được 10 triệu đồng làm phẫu thuật cho con. Mấy ngày sau thằng bé tỉnh, chúng tôi tưởng con đã qua được cơn nguy kịch. Vậy mà...", người mẹ khóc ngất.
Chồng chị, anh Đỗ Doãn Liêm thẫn thờ khi nhắc đến con trai. Sau nửa tháng nằm viện, đến chiều ngày 1/12 bé Long tử vong. Bác sĩ kết luận cậu bé chết do chấn thương sọ não. "Nó rất dễ thương. 13 tháng tuổi, đi còn chưa vững nhưng nó bi bô suốt ngày. Mỗi lần con khóc, cha con tôi chơi trò máy bay là nó lại cười nắc nẻ ngay. Vợ chồng tôi cũng không biết vì sao con mình bị té đến nông nỗi này", người đàn ông khắc khổ với gương mặt đen xạm nói trong nước mắt.
Về vấn đề này, lãnh đạo Công an quận 8 cho VnExpress biết, cơ quan chức năng mới xác định nguyên nhân khiến cháu Long thiệt mạng là do chấn thương sọ não. Để làm rõ vụ việc, cùng ngày, cơ quan điều tra đã triệu tập bảo mẫu Vân và những người có liên quan lên lấy lời khai. "Bà Vân rất hợp tác với cơ quan điều tra và cho rằng không biết gì về tình trạng của bé Long. Bà này cũng nói, chiều 14/11, trong lúc ngồi chơi với bé trai thì bất ngờ Long lên cơn co giật nên bà Vân vội bế bé đi cấp cứu. Chưa ra đến cửa thì bà gặp người dì của Long đến nên bảo cùng đưa bé trai đến bệnh viện", vị này cho hay.
Ngôi nhà của bảo mẫu Vân cũng đóng kín cửa. Ảnh: Nguyễn Loan
Quê ở Cần Giuộc, Long An, chị Phượng lên Sài Gòn mưu sinh hơn chục năm nay. Sau một lần đò, chị một mình nuôi con đến lớn rồi đi bước nữa với anh Liêm. Bé Long ra đời như một món quà mà ông trời ban cho vợ chồng chị. Do bận rộn buôn bán từ sáng sớm đến tối mịt ở ngoài chợ, người phụ việc vừa xin nghỉ về quê, không ai chăm sóc con trai chỉ hơn một tuổi nên chị Phượng bàn với chồng gửi con đi nhà trẻ.
Vợ chồng họ đã đi hỏi nhiều trường nhưng do Long còn quá nhỏ nên không nơi nào nhận. Có chỗ nhận thì lại rất xa nhà. Được người quen giới thiệu điểm trông trẻ của bà Vân trong khu phố, họ tìm đến nhờ cậy với chi phí 1,5 triệu đồng mỗi tháng.
"Hàng ngày, 4h sáng tôi đã phải đi chợ, có hôm đến 21h mới về đến nhà nên mọi việc đưa đón con đều nhờ vào em gái. Tôi mải buôn bán, mọi việc chăm sóc con đều nhờ cả vào bảo mẫu. Cháu nó mới gửi được có 4 ngày thì xảy ra cơ sự này. Chắc thằng bé oán trách tôi nhiều lắm", chị Phượng nấc nghẹn.
Người mẹ này kể thêm, trước hôm con nhập viện có thấy một vết đỏ và sưng trên trán Long. Nhưng khi chị xoa vào không thấy con kêu đau nên nghĩ không vấn đề gì. "Cô Vân nói với tôi là thằng bé bị té từ trên cầu thang xuống nên mới bị chấn thương sọ não. Tôi không muốn làm lớn chuyện nhưng thực sự rất muốn biết con mình vì sao mà chết", người mẹ nức nở.
Là hàng xóm lâu năm của gia đình chị Phượng, khi được hỏi về bé Long, bà Tư không ngớt miệng thương xót. "Mới 13 tháng tuổi mà nó nhanh nhẹn, thông minh lắm. Ngày nào nó cũng qua nhà tôi chơi. Hễ cứ nghe tôi bóp còi xe đi làm về là y như rằng nó ngóc đầu bò qua. Hộp bánh mua cho con tôi và bé Long ăn chung vẫn còn chưa hết", bà Tư nói và cho biết lúc chị Phượng về đập cửa mượn tiền phẫu thuật cho con bà đã lấy hết tiền dành dụm ra cho mượn.
Ông Phạm Xuân Xuyên, Tổ phó khu phố 56, nơi xảy ra sự việc cho biết, vợ chồng chị Phượng ở trọ đã gần chục năm. Còn gia đình bảo mẫu Vân được tiếng là hiền lành, sống rất tốt với bà con hàng xóm. "Có lẽ cháu bé chết là do tai nạn chứ bên nhà chị Vân cả bố mẹ, con cái đều là giáo viên. Mẹ chồng của chị Vân còn là người làm trong ban quản lý khu phố và cũng là giáo viên về hưu", ông Xuyên nói.
Theo VNE
"Giá gas cao thế này, người tiêu dùng phải quay về dùng củi!" Đại diện Bộ Công thương cho biết, giá gas tăng sốc không chỉ gây bức xúc cho hộ gia đình mà còn tạo khó khăn cho doanh nghiệp. Với giá gas cao như thế này thì người tiêu dùng có thể quay lại dùng các chất đốt, nhiên liệu khác thay thế như củi, điện.. Ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ...