Tân Long Group và khoản lỗ nửa nghìn tỉ năm 2019
Năm 2019, dù thu về ngót nghét 40.000 tỉ đồng tiền doanh thu nhưng CTCP Tập đoàn Tân Long ( Tân Long Group) của Chủ tịch Trương Sỹ Bá (SN 1967) vẫn báo lỗ gần nửa nghìn tỉ đồng.
Một sản phẩm gạo xuất khẩu của Tân Long Group (Nguồn: tanlonggroup.com)
Theo tìm hiểu của VietTimes, CTCP Tập đoàn Tân Long (Tân Long Group) tiền thân là Công ty Tân Long Vân, được thành lập từ năm 2000. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hiện Tân Long Group là thương hiệu uy tín trên thị trường nông sản, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như hoá chất, nông sản và khoáng sản.
Trong đó, nông sản được coi là lĩnh vực cốt lõi của Tân Long Group khi đơn vị này là nhà cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lớn nhất tại Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên thị trường với các sản phẩm như gạo, điều thô.
Cụ thể, trong năm 2018, Tân Long Group đã vượt qua nhiều doanh nghiệp nổi tiếng về xuất khẩu gạo trên thế giới, qua đó thắng thầu xuất sang Hàn Quốc một gần 130.000 tấn gạo Japonica chất lượng cao, chiếm hơn 60% gạo nhập khẩu tại quốc gia này.
Trước đó, năm 2017, tập đoàn này là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất thắng thầu cung cấp 50.000 tấn gạo Japonica sang thị trường Philippines.
Hiện nay, Tân Long Group đang vận hành nhà máy, kho bãi sản xuất gạo có diện tích hơn 3,3 ha tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, với sức chứa 100.000 tấn gạo thành phẩm và dây chuyền lau bóng có tổng công suất 1.000 tấn/ngày.
Về điều thô, theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, năm 2018, tổng lượng mua hàng của Tân Long Group ước tính chiếm khoảng 18% lượng điều thô nhập khẩu của Việt Nam. Một trong những hợp đồng thương mại lớn nhất mà Tân Long Group từng thực hiện là mua 176.000 tấn điều thô từ Tanzania – một quốc gia Đông Phi.
Ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch HĐQT Tân Long Group (Nguồn: tanlonggroup.com)
Video đang HOT
Tại ngày 22/5/2018, Tân Long Group có vốn điều lệ 1.200 tỉ đồng, trong đó Chủ tịch HĐQT Trương Sỹ Bá (SN 1967) nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ sở hữu 88% vốn. Cập nhật đến ngày 13/10/2018, doanh nghiệp này nâng vốn điều lệ lên 2.200 tỉ đồng.
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong 4 năm trở lại đây, doanh thu của Tân Long Group luôn duy trì trên mức 20.000 tỉ đồng mỗi năm. Riêng năm 2019, doanh thu thuần của tập đoàn này đạt 38.137 tỉ đồng, tuy nhiên lợi nhuận thuần lại ở mức âm 493 tỉ đồng, trong khi năm 2018 lãi 29,5 tỉ đồng.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Tân Long Group đạt 18.249 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 904 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 26% và 127% so với thời điểm đầu năm.
Trong khi vốn góp chủ sở hữu của Tân Long Group là 2.200 tỉ đồng, nên nhiều khả năng tập đoàn này đang phải gánh khoản lỗ luỹ kế gần 1.300 tỉ đồng. Trước đó, kết niên năm 2017, vốn chủ sở hữu của Tân Long Group từng ở mức âm 98,6 tỉ đồng.
“Hệ sinh thái” Tân Long Group có gì?
Hiện nay, ngoài trụ sở chính được đặt tại Hà Nội, Tân Long Group còn mở thêm một số chi nhánh tại các tỉnh thành khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM và Đồng Tháp. Đồng thời, mạng lưới hoạt động cũng được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới như Campuchia, Singapore, Myanmar, Ai Cập, Philippines, Guinea Bissau, Cote D’ivoire và Tazania.
Bên cạnh đó, Tân Long Group còn sở hữu 2 đơn vị thành viên là CTCP Khai thác & XNK Khoáng sản Thiên Long (Khoáng sản Thiên Long) và CTCP Khoáng sản Nghệ An (Khoáng sản Nghệ An).
Về Khoáng sản Thiên Long, doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 1/2008, trụ sở chính đặt tại Khu công nghiệp Pạ Cọ Châu Quang (Nghệ An). Tại ngày 11/3/2014, Khoáng sản Thiên Long có vốn điều lệ 45 tỉ đồng, trong đó Tân Long Group nắm giữ 67,33% cổ phần. Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch HĐQT Tân Long Group.
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong 4 năm trở lại đây, Khoáng sản Thiên Long liên tục báo lỗ với khoản lỗ thuần mỗi năm từ 1-3 tỉ đồng, qua đó quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu cũng sụt giảm tương ứng.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 88,7 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 22,3 tỉ đồng, giảm lần lượt 3,5% và 4% so với thời điểm đầu năm.
Còn Khoáng sản Nghệ An, doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 4/2005, trụ sở chính đặt tại Khu C, KCN Nam Cấm (Nghi Xá, Nghi Lộc, Nghệ An). Ngày 26/7/2018, Khoáng sản Nghệ An thực hiện sáp nhập với CTCP Bột đá vôi trắng siêu mịn Nghệ An – đơn vị thành viên khác của Tân Long Group.
Được biết, Khoáng sản Nghệ An hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán OTC với mã giao dịch là NAMCO. Năm 2019, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt 47,8 tỉ đồng, giảm gần 60% so với năm trước; lỗ thuần ở mức 6,3 tỉ đồng, trong khi năm 2018 cũng lỗ 4,6 tỉ đồng.
Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Khoáng sản Nghệ An đạt 289,5 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 27,6 tỉ đồng, khoản lỗ luỹ kế ở mức 23,7 tỉ đồng.
Liên quan đến “hệ sinh thái” của Tân Long Group còn có 2 doanh nghiệp khác cũng hoạt động kinh doanh chính với sản phẩm gạo là CTCP Thăng Hoa (Thăng Hoa) và CTCP Gạo Hạnh Phúc (Gạo Hạnh Phúc).
Trong đó, tương tự như Tân Long Group, khoản doanh thu thuần năm 2019 của Thăng Hoa đạt tới 16.467 tỉ đồng, tuy nhiên lợi nhuận thuần lại ở mức âm 65,2 tỉ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Thăng Hoa đạt 8.020 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 135,2 tỉ đồng,
Còn Gạo Hạnh Phúc, năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp này lần lượt đạt 2.878 tỉ đồng và 142 triệu đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Gạo Hạnh Phúc đạt 2.311 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 202 tỉ đồng.
Ngoài ra, hiện Tân Long Group còn đầu tư góp vốn vào CTCP Hoá chất Hưng phát Hà Bắc (Mã CK: HPH) với tỷ lệ vốn góp tại ngày 31/12/2019 là 6,67%, tương ứng với số tiền 5,6 tỉ đồng. Năm 2019, doanh thu thuần của HPH đạt 75,6 tỉ đồng, lãi sau thuế ở mức 2,9 tỉ đồng.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của HPH đạt 154 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 100,3 tỉ đồng, giảm lần lượt 17% và 10% so với thời điểm đầu năm./.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp quý III: Tín hiệu hồi phục theo hình chữ V
Lợi nhuận sau thuế quý III/2020 đã công bố của khoảng 350 doanh nghiệp (không bao gồm ngân hàng) chỉ giảm 8,2% so với cùng kỳ, mức giảm chậm lại chỉ bằng so với mức giảm của quý I (-47,2%).
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) với lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi cùng kỳ. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Công ty cổ phần chứng khoán Agribank - Agriseco vừa có Báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh quý III và đánh giá một số cổ phiếu.
Theo Agriseco, quý III/2020, làn sóng COVID-19 lần thứ 2 bùng phát tại Việt Nam gây nên quan ngại và ảnh hưởng mạnh tới kết quả kinh doanh các mã cổ phiếu trên sàn.
Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy ảnh hưởng là không lớn và hoạt động doanh nghiệp đang có sự hồi phục theo hình chữ V. Điều này phần nào mở ra cơ hội thị trường trong bối cảnh hiện tại.
Theo số liệu của FiinPro Platform và tổng hợp của Agriseco Research, lợi nhuận sau thuế quý III/2020 đã công bố của khoảng 350 doanh nghiệp (không bao gồm ngân hàng) chỉ giảm 8,2% so với cùng kỳ. Mức giảm chậm lại chỉ bằng so với mức giảm của quý I (-47,2%).
Nếu loại bỏ khoản lỗ 5.6400 tỷ đồng của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (mã chứng khoán: HVN), lợi nhuận quý III của các doanh nghiệp còn lại ghi nhận mức tăng trưởng dương 7,4%.
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) giảm 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm bằng 1/3 so với quý II phản ánh hoạt động kinh doanh cốt lỗi của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện đáng kể khi dịch bệnh được kiểm soát.
Đối với các doanh nghiệp tài chính, doanh thu quý III/2020 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2019, lợi nhuận tăng trưởng chậm lại đạt 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, so với quý II là 20,6%.
Về khối ngân hàng, doanh thu và lợi nhuận quý III lần lượt tăng trưởng 6,5% và 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp chủ yếu đến từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (mã chứng khoán: ACB ), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (mã chứng khoán: VIB) và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (mã chứng khoán: LPB).
Xét về các nhóm ngành thì ngành truyền thông, ô tô phụ tùng và tài nguyên cơ bản, bán lẻ là những nhóm ngành chính đóng góp cho sự tăng trưởng kết quả kinh doanh quý III/2020.
Cụ thể Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) với lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi cùng kỳ, vượt mọi dự phóng của các bên phân tích, hay ngành bán lẻ với Công ty cổ phần Thế giới số (mã chứng khoán:DGW) và Công ty cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (mã chứng khoán: PSD) đều có lợi nhuận sau thuế tăng 30% so với cùng kỳ khi nhu cầu sử dụng sản phẩm điện tử phục vụ cho nền tảng trực tuyến tăng cao trong đại dịch./.
IFC đầu tư 20 triệu USD vào An Phát Holdings Ngày 29/10, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) công bố hợp tác với Tập đoàn An Phát Holdings và đầu tư vào APH nhằm thực hiện dự án xây dựng nhà máy nguyên liệu sinh học p hân hủy hoàn toàn đầu tiên tại Việt Nam. Cụ thể, IFC sẽ dự kiến đầu tư 20 triệu USD vào APH nhằm dự án...