Tân Liên Phát Tân Cảng huy động 2.979 tỷ đồng từ trái phiếu
Thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội ( HNX) cho biết, Công ty CP Tiếp vận và Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng vừa công bố tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu 6 tháng đầu năm 2019.
Tân Liên Phát Tân Cảng huy động 2.979 tỷ đồng từ trái phiếu tại HNX. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Theo đó, ngày 21/6/2019, doanh nghiệp này đã phát hành thành công 2 lô trái phiếu có quy mô 2.979 tỷ đồng, trong đó lô trái phiếu trị giá 593 tỷ đồng có kỳ hạn 3 năm, và lô còn lại kỳ hạn 1 năm 1 ngày.
Công ty CP Tiếp vận và Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng được thành lập vào cuối tháng 1/2002 với tên gọi Công ty CP Tiếp vận Ma San, hiện có vốn điều lệ 535,5 tỷ đồng do Công ty CP Đầu tư Ma San nắm giữ 47,8%.
Video đang HOT
Hoàng Việt
Theo baodauthau.vn
Năm 2020: Chính phủ cần vay hơn 450.000 tỉ đồng để cân đối ngân sách
Năm 2020 tới, Chính phủ cần huy động vốn vay 459.400 tỉ đồng cho cân đối ngân sách trung ương. Trong đó, riêng bù đắp bội chi ngân sách trung ương, Chính phủ phải huy động vay thêm 217.800 tỉ đồng.
Riêng bù đắp bội chi ngân sách trung ương, Chính phủ cần huy động vay thêm 217.800 tỉ đồng - Ảnh: Internet
Trong một báo cáo mới đây về tình hình nợ công, Chính phủ cho biết năm 2020, nhiệm vụ huy động vốn vay cho cân đối ngân sách trung ương là 459.400 tỉ đồng. Trong đó, vay bù đắp bội chi ngân sách 217.800 tỉ đồng; vay để trả nợ gốc của ngân sách 217.800 tỉ đồng; vay để nhận nợ bảo hiểm xã hội 9.100 tỉ đồng.
Báo cáo cho biết vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đã ký kết, dự kiến cơ cấu nguồn huy động năm 2020 như sau: phát hành trái phiếu chính phủ trong nước khoảng 300.000 tỉ đồng; giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài khoảng 107.400 tỉ đồng; huy động từ nguồn ngân quỹ nhà nước và các nguồn nhàn rỗi khác khoảng 95.400 tỉ đồng.
Về nghĩa vụ trả nợ, Chính phủ dự kiến trả trong năm 2020 khoảng 379.100 tỉ đồng. Chính phủ cũng dự kiến không cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước và nước ngoài, rút vốn được Chính phủ bảo lãnh của các dự án đang triển khai thực hiện tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc đến hạn.
Theo đánh giá của Chính phủ thì các chỉ tiêu chi phí-rủi ro danh mục nợ chính phủ, có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây. Cụ thể, rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (10,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2020), tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân sách.
Riêng đối với danh mục trái phiếu chính phủ trong nước, nghĩa vụ trả nợ tập trung vào một số thời điểm trong năm và giữa các năm 2020-2021. Ngoài ra còn các khoản trái phiếu chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ với trị giá 1.700 triệu USD sẽ đáo hạn trong năm 2020 và 2021, phải bố trí ngoại tệ để thanh toán.
Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách năm 2020 khoảng 23%, tiến gần ngưỡng 25% được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020.
"Vì vậy, việc sử dụng quy mô GDP đánh giá lại để xác định các trần và ngưỡng an toàn nợ công trong giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp cần được xem xét thận trọng để đảm bảo tính bền vững của danh mục nợ thông qua chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước", báo cáo nêu rõ.
Ngoài ra, báo cáo của Chính phủ cũng cho biết rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2015 lên mức 11,4% năm 2019).
Tuyết Nhung
Theo Motthegioi.vn
Huy động hơn 9,6 nghìn tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu chính phủ Tháng 9/2019, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 15 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP), huy động được tổng cộng 9.651,825 tỷ đồng, giảm 11% so với tháng 8/2019. Trong đó, 5.950 tỷ đồng trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành và 3.701,825 tỷ đồng trái phiếu do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát...