Tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ càng cứng rắn trong vấn đề chủ quyền?
Những tuyên bố của tân Chủ tịch và Thủ tướng Trung Quốc không khỏi khiến giới quan sát đặt câu hỏi: phải chăng, giới lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh việc theo đuổi chính sách ngoại giao cứng rắn, đặc biệt trong tranh chấp chủ quyền biển?
Tân Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình
Mặc dù tân Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đều tuyên bố cam kết chung sống hoà bình và phát triển quan hệ với tất cả các nước nhưng những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ Trung Quốc đều khẳng định quyết tâm bảo vệ cái gọi là chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh.
“Bắc Kinh ủng hộ chung sống hòa bình và phát triển quan hệ với tất cả các nước, nhưng các quân nhân Trung Quốc cần sẵn sàng giành chiến thắng trong các cuộc chiến để bảo vệ chủ quyền quốc gia” – Đó là tuyên bố tại buổi bế mạc kỳ họp quốc hội ở Bắc Kinh của tân Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình hôm 17/3.
Video đang HOT
Ông Tập nhấn mạnh: “binh lính và sĩ quan Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, hãy sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh của Đảng để giành chiến thắng trong các cuộc chiến, xây dựng một quân đội hùng mạnh”.
Không lâu sau tuyên bố của ông Tập, phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên, tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng khẳng định Bắc Kinh sẽ duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ông cũng không quên tuyên bố rằng nước này sẽ “quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của mình.
Các tuyên bố nói trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang dâng cao trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Trước đó, ông Tập Cận Bình còn có những phát biểu khơi gợi tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người dân Trung Quốc với lời kêu gọi “đại phục hưng Trung Hoa”, thực hiện “ước mơ Trung Quốc”. Do đó, giới quan sát nhận định các lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh việc theo đuổi chính sách ngoại giao cứng rắn, đặc biệt trong tranh chấp chủ quyền biển.
Theo dantri
Ông Lý Khắc Cường thành Thủ tướng TQ
Chân dung tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Quốc hội Trung Quốc vừa bầu ông Lý Khắc Cường làm người đứng đầu chính phủ để dẫn dắt nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh phải giải quyết thị trường bất động sản bong bóng và quá phụ thuộc vào đầu tư.
Đúng như dự đoán, Quốc hội Trung Quốc hôm 15/3 lựa chọn ông Lý Khắc Cường, 57 tuổi, để thay thế Thủ tướng mãn nhiệm Ôn Gia Bảo.
Gần 3.000 đại biểu tập trung tại Đại lễ đường nhân dân đã bỏ phiếu cho ông Lý Khắc Cường, hoàn thiện quá trình chuyển đổi quyền lực ở Trung Quốc. Hôm qua, Tổng bí thư Tập Cận Bình cũng được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.
Ông Lý Khắc Cường được coi là người có phong thái bình dân và nhỏ nhẹ. Điều này khiến một số người cho rằng có thể ông không đủ cứng rắn để đương đầu với các nhóm lợi ích đang thống lĩnh kinh tế Trung Quốc.
Theo một số nhà nghiên cứu, Lý Khắc Cường là người quan tâm tới các vấn đề việc làm, nhà cửa, chăm sóc y tế cơ sở, phát triển cân đối vùng miền và thúc đẩy cải cách công nghệ năng lượng sạch.
Ông được cho là người có công lớn trong việc vực dậy nền kinh tế của tỉnh Hà Nam, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở tỉnh Liêu Ninh, một tỉnh bị ảnh hưởng mạnh của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Lý Khắc Cường xuất thân từ tầng lớp trung lưu, có bố là cán bộ cấp huyện. Vợ ông, bà Trần Hồng, là giáo sư tiếng Anh và văn chương tại ĐH Kinh tế và Thương mại Bắc Kinh. Tân Thủ tướng Trung Quốc có một con gái đang học tại Mỹ.
Theo 24h
Ông Tập Cận Bình nói về chủ quyền Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bìnhkhẳng định Bắc Kinh sẽ "không thỏa hiệp về chủ quyền". Tờ China Daily ngày 30.1 dẫn lời Tổng bí thư (TBT) Tập phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc nói rằng nước này không bao giờ từ bỏ cái mà ông gọi là...