Tận hưởng thiên nhiên trong lành nơi đồi chè Đà Lạt
Cách trung tâm thành phố 25 km, đồi chè Cầu Đất hiện là điểm đến yêu thích của nhiều người khi du ngoạn Đà Lạt. Tới đây bạn sẽ được tận hưởng cảnh vật và thiên nhiên trong lành.
Đồi chè Cầu Đất (thôn Xuân Trường) là điểm đến trong lành cho những ai muốn tìm về chốn đồng quê yên tĩnh ở Đà Lạt.
Đây cũng là nơi nhiều người chọn để chụp ảnh cưới, hoặc thực hiện một bộ ảnh lãng mạn trong đồng chè xanh mướt, giữa lấp lánh nắng vàng hay sương mù bảng lảng.
Cầu Đất đã gần trăm tuổi. Vào năm 1922 nơi đây là những đồn điền chè, sau đó đến năm 1927 thì chuyển thành sở chè của người Pháp, rồi người Hoa. Hiện nay do Công ty cổ phần chè Cầu Đất – Đà Lạt canh tác.
Có nhiều cách đến đồi chè Cầu Đất. Bạn có thể đón xe buýt Xuân Trường tại bến (nằm phía sau chợ Đà Lạt) hoặc đi taxi (bao chuyến) hay đi tour (đăng ký tour trong ngày của các công ty du lịch địa phương). Nhưng thú vị nhất vẫn là thuê xe gắn máy.
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn chạy thẳng theo đường Trần Hưng Đạo – Hùng Vương – Tự Phước sau đó quẹo phải vào quốc lộ 20 đi Trại Mát. Đồi chè nằm ở phía Đông Nam thành phố, cách Đà Lạt 25 km, cùng đường đi đến ga Trại Mát, chùa Linh Phước nhưng xa hơn. Trên đường đi có đi ngang qua một số điểm du lịch, trong đó có lối rẽ vào thác Hang Cọp.
Video đang HOT
Đi bằng xe gắn máy, bạn sẽ có dịp chầm chậm ngắm cảnh, từ những ngôi biệt thự cổ kính mang đậm nét kiến trúc của Pháp, đến những khu vườn hoa, rau màu, rừng thông trải dọc theo ven lộ. Nếu vào mùa thu, bạn sẽ bắt gặp những vườn hồng chín đỏ hay vàng cam, những vườn hoa dã quỳ vàng rực. Vào mùa xuân là mai anh đào, đỗ mai và các loại hoa Đà Lạt khác.
Đường vào đồi chè mùa xuân.
Gần đến đồi chè, bạn sẽ gặp chợ Cầu Đất, một ngôi chợ nhỏ gần trăm tuổi. Khi quay về, bạn có thể ghé qua chợ, mua những sản vật tươi ngon về làm quà Đà Lạt.
Khi vào đồi chè, bạn nên chạy xe chậm, đến khu vực nhà máy sản xuất, gửi xe để vòng ra tham quan đồi chè. Luôn có rất nhiều du khách trẻ tìm đến để tham quan, chụp ảnh lưu niệm nên các công nhân hái chè đều quen và đều vui vẻ cho phép chụp ảnh.
Ngoài tận hưởng không khí mát mẻ trong lành bên các luống chè, bạn cũng đừng quên ngắm những cánh hoa chè trắng mỏng manh, hay những trái chè nho nhỏ, tròn xinh như những viên bi dưới những cội chè lâu năm rải rác trong các đồi. Nếu đi xa hơn, bạn sẽ còn nhìn thấy hồ Phát Chi, một hồ nước yên tĩnh. Hồ Phát Chi cũng là hồ chứa nước dùng để tưới mát cho chè vào mùa khô hạn.
Hồ Phát Chi.
Theo Zing
9 ngôi chùa có tượng Phật khổng lồ
Những pho tượng khổng lồ bằng nhiều chất liệu tọa lạc ở chính điện, hay trong khuôn viên, mang đến cảm giác thanh bình và thư thái.
Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh: Không chỉ có nhiều cổ vật điêu khắc giá trị, chùa Bút Tháp còn sở hữu bức tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn (nghìn mắt nghìn tay) bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 2,35 m, 11 đầu, 42 cánh tay lớn và hơn 900 cánh tay nhỏ. Ảnh: Vinhnghiemvn.
Là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam, chùa Hương nằm giữa thiên nhiên phong thủy hữu tình, được mệnh danh "Nam thiên đệ nhất động", có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm tọa sơn bằng đá cao 1,12 m xưa nhất Việt Nam, đặt trong động Hương Tích. Mùa lễ hội ở đây bắt đầu từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Ảnh: Wikimedia.
Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Là một trong những ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, chùa có nhiều pho tượng khiến du khách thập phương trầm trồ. Đáng chú ý nhất là tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng cao 10 m, cao 1,5 m, nặng 100 tấn lớn nhất châu Á. Ảnh: Dulichviet.
Với 17 tầng, cao 67 m, bức tượng Phật Quan Thế Âm tại chùa Linh Ứng (Đà Nẵng) được xem là tượng Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam. Tượng có đường kính tòa sen rộng 35 m và đường kính lòng tượng rộng 17 m. Đặc biệt, du khách có thể ngắm toàn cảnh bán đảo Sơn Trà và một phần Đà Nẵng từ đỉnh đầu tượng. Ảnh: Camxahoc.
Sở hữu bức tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam, chùa Linh Phước là điểm du lịch tâm linh lý tưởng tại Đà Lạt. Bức tượng cao 7,5 m, được tạc từ gốc thân của một cây sao trên 300 năm tuổi. Ảnh: Panoramio.
Trên đỉnh Tà Cú thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, chùa Linh Sơn Trường Thọ có một bức tượng Phật với tư thế nằm nghiêng, dài 49 m đặt sau chính điện. Pho tượng này đã được công nhận là tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn trên núi dài nhất châu Á. Ảnh: Wikimedia.
Với kích thước dài 52m, cao 12m nằm cách mặt đất 24m, pho tượng phật của chùa Hội Khánh (Bình Dương) là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Không dừng ở đó, pho tượng này cũng đón nhận kỷ lục về tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái dài nhất châu Á. Ảnh: Binhduongonline.
Nếu các pho tượng thường được chế tác từ đồng, đá hay bê tông, thì bức tượng Đạt Ma Sư Tổ ở chùa Tây Tạng (Bình Dương) lại hút du khách với danh xưng pho tượng tết bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 2,32 m, được tạo chủ yếu từ tóc của Phật tử, mật rỉ đường và vôi vữa. Pho tượng còn có nón lá trên đòn gánh. Ảnh: Thuvienhoasen.
Cao gần 34m, màu trắng sáng với nụ cười từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc, pho tượng phật trên núi Cấm thuộc chùa Phật Lớn, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang là pho tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á. Ảnh: Mytour.
Theo Zing
Đà Lạt quen mà lạ với 10 điểm dừng chân thú vị Nếu đã đến Thung lũng Tình Yêu, ga Đà Lạt, thì trong lần trở lại nơi đây, bạn đừng bỏ qua XQ sử quán, Dinh III và chùa Linh Phước. Di tích kiến trúc Ga Đà Lạt được xây từ những thập niên đầu của thế kỷ 20, là nhà ga "cao nhất" Việt Nam vì nằm ở độ cao 1.500 m so...