Tận hưởng thiên đường này đi!
Nếu dùng một từ miêu tả cho chương trình hòa nhạc Giao hưởng Tháng Tám tại Nhà hát Hồ Gươm tối 18/8, có thể mượn một từ lóng đang là trend của giới trẻ bây giờ, đó là slay.
Bởi nói thăng hoa, hay từ nào khác, hẳn đều chưa sát lắm so với cái độ bay và hứng khởi của đêm diễn.
Nhà hát Hồ Gươm mở màn với đêm diễn chuẩn cổ điển
Nhạc mục của Giao hưởng Tháng Tám là được thiết kế để dành cho nhiều khán giả. Đó đều là những tác phẩm kinh điển, nhưng quen thuộc, không quá khó nghe, thậm chí nhiều tác phẩm còn khá phổ biến với công chúng. Thế nên trong vòng gần 3 tiếng, khán giả có thể thưởng thức nhạc theo kiểu cổ điển, mà vẫn có thể hòa vào giai điệu mà không hề bị… buồn ngủ.
Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời ( SSO) mở màn đêm nhạc bằng March of the Toreadors, bản chiến ca của những võ sĩ đấu bò tót trong nhạc kịch Carmen (Bizet). Và không khí hứng khởi đó, đã duy trì tới hết chương trình. Phần 1 chương trình là không gian của những vở Opera kinh điển: từ đỉnh cao nghệ thuật opera hiện thực nước Pháp với trích đoạn trong Carmen của Bizet, tới những giai điệu mẫu mực trong La Traviata mà khán giả Việt Nam vẫn quen với tên gọi Trà hoa nữ của Verdi, tới phong cách đầy kịch tính của Puccini trong Madame Butterfly, Gianni Schicchi hay những trích đoạn trong vở operetta của Lehar.
Không có aria nổi tiếng nhất Habanera, khúc ca được chọn trong tổ khúc Carmen lần này là Le Fleur qua giọng tenor Oliver Johnston, một trích đoạn mà anh đã quá quen thuộc bởi chính anh từng đóng vai Don Jose tại sân khấu Opera Holland Park (London, Anh) mùa công diễn 2022.
Soprano người Mỹ Corinne Winters chào sân với Un bel di, aria nói về nỗi lòng của Cio-Cio San, cái khao khát và khắc khoải mong chờ người yêu của cô trong Madame Butterfly. Không hổ danh là giọng soprano được The New York Times đánh giá cao bởi sự duyên dáng phi thường và phong cách biểu diễn xuất sắc, Winters đã kéo khán giả bay theo từng giai điệu trữ tình của Un bel di. Tuy nhiên, tác phẩm khiến cô nhập vai hơn cả lại là màn song ca với Oliver Johnston trong Parigi o cara (La Traviata). Ở lần biểu diễn này, Corinne Winters đều mang tới những tác phẩm đã làm nên tên tuổi của cô. Vai Violetta trong Trà hoa nữ là vai diễn ghi dấu ấn, mang lại tên tuổi cho giọng soprano người Mỹ này. Còn vai Cio-Cio San trong Madame Butterfly đã được cô trình diễn suốt mùa công diễn 2021-2022 trên sân khấu Nhà hát Opera Ý. Đào Tố Loan, giọng ca VIệt Nam duy nhất của chương trình, cũng không hề lép vế khi “cân” aria khó nhằn Ah Fors e Lui của Trà hoa nữ. Hai nàng Violetta của Loan và Winters trong hai giai đoạn của tình yêu với hai phong cách hoàn toàn khác biệt. Loan đã trình diễn khá tự tin, như cô nói, vì đây không phải là lần đầu cô trình diễn ở nhà hát Hồ Gươm.
Ở đoạn kết phần 1, khúc ca chúc rượu Libiamo trong La Traviata được cả ba giọng ca phối hợp khá tốt.
Ấn tượng nhất của chương trình là ở phần 3 với những màn solo và kết hợp cùng dàn nhạc của cây vĩ cầm Caroline Campbell. Cô gái người Mỹ vốn nổi tiếng với cách chơi phóng khoáng, sáng tạo, những màn “bỏ nhỏ” thay đổi bản nhạc so với truyền thống và kỹ thuật staccato khác biệt, đã có đất trình diễn đầy đủ cùng sự kết hợp với SSO. Đặc biệt, ở giai điệu A time for us, khi song tấu với nghệ sĩ cello của SSO, cả khán phòng như bị hai tay kéo đàn đưa về không gian Verone nước Ý với chuyện tình da diết của Romeo và Juliet. Màn solo mashup các ca khúc nhạc phim của Caroline Campbell cũng như khiến khán phòng lắc lư theo. Trong sự nghiệp của mình, Caroline Campbell chơi rất nhiều ca khúc nhạc phim, cô còn từng có album From Hollywood with love, gồm các ca khúc nhạc phim nổi tiếng.
Video đang HOT
Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời cũng có một đêm trình diễn ăn ý, nhất là khi “ thế giới là của họ” vào phần 2, với giao hưởng số 5 Định mệnh của Beethoven. Nhạc sĩ Đức Trịnh xuýt xoa rằng, dàn nhạc này cũng đã tầm khu vực rồi, nên chẳng có gì để chê cả.
Nhà hát của một giấc mơ
Thấy rất rõ là nhạc mục chương trình được xây dựng để “khoe” khán phòng nhà hát. Cái tham vọng có vẻ không giấu diếm, bởi đây cũng là lần đầu, Nhà hát Hồ Gươm có một buổi hòa nhạc quốc tế đúng nghĩa. Mà cũng là lần đầu, Hà Nội có một không gian âm nhạc chuẩn hiện đại sau nhiều năm chỉ biết trông vào Nhà hát lớn. Nhạc mục cho nhà hát Hồ Gươm có cơ hội để trình làng âm thanh hiện đại bậc nhất thế giới, với hệ thống Constellation – hệ thống tích hợp loa, micrô, xử lý kỹ thuật số (thuật toán đã được cấp bằng sáng chế và kỹ thuật chứng nhận độc quyền chất lượng cao chỉ có ở Meyer Sound – nhà cung cấp thiết bị âm thanh cho Nhà hát Hồ Gươm, cũng là đơn vị làm nên hệ thống âm thanh của nhiều sân khấu Broadway), tạo nên những trải nghiệm về âm thanh vô cùng ấn tượng.
Nghệ sĩ Đào Tố Loan nói cô đã diễn đến đêm thứ 3 ở Hồ Gươm, mặc dù cô cũng biết nhà hát chưa hoàn thiện 100% nhưng âm thanh đã cảm giác rất mãn tai. Loan cũng kể ca sĩ Corinne Winters cũng bày tỏ sự trầm trồ khi biết mình được trình diễn ở một nhà hát mới toanh mà âm thanh chuẩn đến thế. Winters nói rằng trình diễn ở đây giống như một nhà hát trong mơ, thậm chí còn hơn nhiều sân khấu mà cô từng đi qua.
Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc cũng nói ông choáng ngợp về cấu trúc đẹp đẽ và âm thanh của nhà hát, mà theo ông là tốt nhất Việt Nam hiện tại. “Đúng là chúng ta phải có nhà hát xứng đáng, cũng giống như các đội bóng hàng đầu thế giới thì cần có sân bóng đẹp mới mời họ về được.
Giữa những phần biểu diễn, khán giả ngoài việc trầm trồ trong không gian nhà hát lộng lẫy, còn bàn tán xôn xao, rằng suýt chút nữa, mảnh đất vàng Hà Nội này đã được dùng cho một mục đích khác chứ không phải làm nhà hát. Thế nhưng, lãnh đạo Bộ Công an, mà người có vai trò quyết định, là Bộ trưởng Tô Lâm, đã quyết được một việc đầy ý nghĩa, đấy là xây một nhà hát ngay trên mảnh đất lịch sử trại Bảo an binh – dấu tích của Cách mạng Tháng Tám. 78 năm sau, giữa những ngày tháng Tám, nhà hát Hồ Gươm khai màn, điều đó giống như một gạch nối quá khứ – hiện tại, gạch nối để thấy từ họng súng đã nở ra hoa. Từ một đêm diễn này, tương lai về những đêm nhạc chuẩn mực, đẳng cấp mở rộng. Nhạc sĩ Đức Trịnh cũng coi việc nhà hát Hồ Gươm sáng đèn là một sự kiện, “Nó sẽ là một cú hích cho âm nhạc, sẽ còn nhiều chương trình tầm cỡ nữa từ nhà hát như thế này”.
Tất nhiên, không phải cứ có nhà hát là âm nhạc cổ điển sẽ rộng đường tới khán giả hơn, nhưng ít nhất bây giờ, nói như ca sĩ Đào Tố Loan, Hà Nội có thêm một thánh đường cho âm nhạc cổ điển. Giống như lời ca trong một đoạn trong Libiamo, aria của Trà hoa nữ, được hòa giọng bởi 3 ca sĩ trong đêm diễn: “Nâng ly lên, ở thiên đường này, khám phá điều mới mẻ này đi”.
Xem buổi biểu diễn tại đây
Trải nghiệm đáng giá tại hoà nhạc 'Đất nước trọn niềm vui'
Đêm diễn đầu tiên kể từ khi khánh thành Nhà hát Hồ Gươm, khán giả đã có trải nghiệm đặc biệt khi thưởng thức âm nhạc trong không gian nghệ thuật đẳng cấp với dàn nghệ sĩ tài năng.
Hoà nhạc Đất nước niềm vui diễn ra tối 17/8 tại Nhà hát Hồ Gươm là đêm diễn đầu tiên trong 3 chương trình nghệ thuật đặc biệt do Bộ Công an tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh 2/9 và Ngày truyền thống lực lượng CAND.
Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji, các nghệ sĩ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và NSƯT Bùi Công Duy, Nguyễn Việt Trung, NSƯT Lệ Giang, NSƯT Đăng Dương, Phạm Thu Hà, Đào Tố Loan, Bùi Thị Trang thăng hoa trên từng nốt nhạc, mang tới cảm xúc dạt dào cho khán giả trong những ngày mùa thu Cách mạng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa các nghệ sĩ.
Mở đầu, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam chơi bản giao hưởng thơ Người về mang tới niềm vui - sáng tác của nhạc sĩ Trọng Bằng dựa trên câu hát "Người về đem tới ngày vui" trong tác phẩm nổi tiếng Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Văn Cao.
Tác phẩm thể hiện cảm xúc và tình yêu thương của người dân Việt Nam nói chung và tác giả nói riêng đối với Bác Hồ. Đây cũng là một trong những tác phẩm giúp cho nhạc sĩ Trọng Bằng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về văn học nghệ thuật năm 2017.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chúc mừng các nghệ sĩ với đêm diễn thành công.
Tiếp đến, NSƯT Lệ Giang thể hiện Aria đàn bầu (Trần Mạnh Hùng). Đây là lần đầu tiên tác phẩm được công diễn.
Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng chia sẻ với PV VietNamNet, bản nhạc không lời này được chuyển soạn từ một aria của nhân vật chính trong vở opera Công Nữ Anio - vở nhạc kịch nhạc sĩ viết dựa trên kịch bản của Oyama Daisuke (lời ca tiếng Nhật của Oyama Daisuke và lời ca tiếng Việt của Hà Quang Minh).
Trong tình huống kịch bản, lúc Anio đang sống với chồng con tại Nagasaki, một lần nghe thấy tiếng đàn bầu vang lên ở quê hương mới, cô đã vô cùng xúc động nhớ về cố hương và cha mẹ... Bản nhạc không lời chuyển soạn cho đàn bầu và dàn nhạc được Hà Quang Minh đặt tên là Giọt đàn vọng cố hương.
Với giọng nữ cao trữ tình được đào tạo bài bản và điêu luyện, ca sĩ Phạm Thu Hà thể hiện tình cảm nhớ thương, tha thiết của người dân miền Bắc đối với miền Nam trong những ngày chiến đấu giành độc lập qua Bài ca hy vọng (Văn Ký).
Tiếp mạch nguồn cảm xúc đó, Phạm Thu Hà cất tiếng hát Đất nước tình yêu (Lệ Giang). Vào thời điểm viết ca khúcnày, tác giả Lệ Giang còn đang là sinh viên Nhạc viện Hà Nội. Bài hát được sáng tác đúng dịp Quốc khánh 2/9/1980, vừa ra đời đã gây ấn tượng bởi ngôn từ giản dị dễ đi vào lòng người, giàu chất thơ và mạch cảm xúc tuôn trào từ một tâm hồn thiết tha với Tổ quốc.
Nếu ca sĩ Phạm Thu Hà thể hiện nỗi nhớ thương da diết khi hai miền Bắc - Nam chia cắt thì NSƯT Đăng Dương với chất giọng khỏe, vang, trầm ấm đã truyền tải hết thông điệp của Đất nước trọn niềm vui (Hoàng Hà), Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam (Chu Minh).
Đất nước trọn niềm vui được nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác năm 1975, trong bối cảnh đất nước đang sục sôi ngày vui thống nhất, khi chiến dịch Hồ Chí Minh tiến gần đến thắng lợi cuối cùng.
Giai điệu như bay lên trong ngày vui của cả nước, tạo nên một bức tranh Bắc - Nam sum họp: " Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay, rộn ràng và mê say, những bước chân dồn về đây".
Giữa những ngày mùa thu lịch sử, khán giả được dịp thưởng thức tác phẩm Mùa xuân đầu tiên với giọng soprano Bùi Thị Trang. Bài hát nói về niềm vui sum họp, sự bồi hồi của những đứa con lần đầu nhận biết quê hương mình, lần đầu được bày tỏ tình yêu thương với đồng bào.
Phần I của chương trình khép lại khi ca sĩ Đào Tố Loan thăng hoa cùng Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi) - bài hát ca ngợi Hà Nội, những người con của Thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp; và Tự nguyện (Trương Quốc Khánh) - bản hùng ca về tinh thần tự nguyện dấn thân đã đi sâu vào tâm thức lớp lớp thanh niên Việt Nam, như nhắc nhở mỗi người hãy chiến đấu cho quê hương, cho đất nước.
Phần II, người yêu nhạc được thưởng tức tài nghệ đặc biệt của NSƯT Bùi Công Duy với Introduction and Rondo Capriccioso Op. 28. Tác phẩm do nhà soạn nhạc người Pháp Camille Saint-Sans viết cho violin và dàn nhạc giao hưởng vào năm 1863. Đây là một trong những tác phẩm violin khó, đòi hỏi cao cả vễ kỹ thuật lẫn sự tinh tế trong biểu cảm. Biểu diễn tác phẩm này được coi là một thách thức đối với bất cứ nghệ sĩ violin nào. NSƯT Bùi Công Duy nhận được sự tán thưởng không ngớt của giới mộ điệu bằng tài năng của mình.
'Thần đồng âm nhạc' Nguyễn Việt Trung.
Khán giả còn có dịp thưởng thức tài nghệ của Nguyễn Việt Trung - nghệ sĩ trẻ từng được báo chí trong và ngoài nước gọi là "thần đồng âm nhạc", "cậu bé vàng piano". Nguyễn Việt Trung trình diễn bản Concerto số 2 cho piano của nhà soạn nhạc lừng danh - Frédéric Chopin.
Đêm diễn đầu tiên kể từ khi khánh thành Nhà hát Hồ Gươm, công chúng đã có trải nghiệm đặc biệt khi thưởng thức âm nhạc trong không gian nghệ thuật đẳng cấp với hệ thống âm thanh hiện đại.
Lê Minh Ngọc, Đào Tố Loan ủng hộ đêm nhạc 'chữa lành' của Vũ Thắng Lợi Ca sĩ Vũ Thắng Lợi thực hiện chuỗi chương trình ca nhạc từ thiện diễn ra vào các tối thứ 3, 5 hàng tuần tại Bệnh viện 108. 'Người ta vẫn thường bảo khi chết đi có nghĩa là mất đi linh hồn. Chúng ta đang sống bởi thân xác này nhưng cốt lõi của phần đời đó chính là linh hồn -...