Tận hưởng không khí trong lành nơi đồi chè xanh mướt Mộc Châu
Rời xa thành phố xô bồ, nhộn nhịp, gia đình chị Lưu Dung đến với Mộc Châu – nơi có những đồi chè xanh mướt, vườn hồng chín rực đỏ.
Mộc Châu thường được ví như Đà Lạt của Tây Bắc. Nơi đây là mảnh đất cao nguyên rộng lớn yên bình thuộc địa phận tỉnh Sơn La. Khách du lịch đến đây sẽ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của thác Dải Yếm hùng vĩ, những cánh đồng hoa cải trắng muốt hay những cánh rừng phủ đầy hoa đào, hoa mận mỗi độ xuân về…
Vào thời điểm này, Mộc Châu gây ấn tượng bởi sắc xanh tươi mát và không gian phóng khoáng của những đồi chè rộng lớn. Những luống chè xanh được tạo hình sinh động, lãng mạn đã trở thành điểm check in được du khách yêu thích.
Đồi chè xanh, được tạo hình lãng mạn ở Mộc Châu đã thu hút rất nhiều khách du lịch.
Gia đình nhà chị Lưu Dung (Hà Nội) rất thích đi du lịch. Hầu như tuần nào chị cũng dẫn 2 con gái là Trâm Anh và Bảo Trâm đi chơi. Và Mộc Châu là điểm đến quen thuộc của cả nhà. Mỗi năm gia đình chị đến đây khoảng 1-2 lần.
Năm nay đến với Mộc Châu vào mùa ít hoa nhưng mẹ trẻ vẫn ấn tượng rất mạnh bởi đồi chè xanh mướt. Bên cạnh đó là những vườn hồng sai trĩu quả, đang độ chín đỏ rực. Chụp ảnh tại những điểm này vô cùng ăn hình.
Dưới đây là những chia sẻ của chị Lưu Dung về chuyến đi du lịch Mộc Châu cho cả gia đình. Mong rằng có thể giúp mọi người đang lên kế hoạch đi du lịch tại địa điểm này:
1. Nên đi Mộc Châu khám phá đồi chè xanh vào thời điểm nào?
Hàng năm cứ vào vụ mùa Đông Xuân thì người dân ở các đồn điền chè lại bắt tay vào việc cắt những cành chè già để tới vụ xuân hè sẽ cho ra những búp chè mới. Do đó nếu có ý định đi đồi chè Mộc Châu thưởng ngoạn, mọi người nên chọn khoảng thời gian từ tháng 3 cho đến tháng 4, bởi đây là lúc những búp chè non đâm chồi. Hoặc thời điểm hiện tại (tháng 10 – tháng 11).
“Mùa này ngoài đồi chè, còn có những vườn hồng sai trĩu, đang độ chín lên ảnh đẹp mê luôn. Qua tháng 11, hoa dã quỳ nở vàng tất cả các con đường rồi cả hoa cải, cúc, đào và mận. Đợt này lên hoa mận, hoa đào đã nở khá nhiều rồi, gần Tết thì còn đẹp hơn” – Chị Lưu Dung cho hay.
2. Di chuyển
Gia đình nhà chị Dung lên Mộc Châu du lịch bằng ô tô riêng. Từ Hà Nội lên địa điểm du lịch này không quá xa, tầm 150km. Tuy nhiên, vì thuộc tỉnh vùng cao Sơn La nên quãng đường di chuyển đến đây cũng vất vả hơn nhiều. Cụ thể, đường đi từ Hà Nội đến Mộc Châu sẽ được chia làm 2 hướng đi khác nhau, mỗi hướng tương ứng với một khoảng cách nhất định:
Video đang HOT
- Hướng qua Quốc Lộ 6 (mới) khoảng 208km và cũng là tuyến đường ngắn nhất.
- Hướng qua Quốc Lộ 43 khoảng 222km, có một đoạn cần phải đi phà.
Đường đi từ Hà Nội – Mộc Châu khá dễ đi, không có quá nhiều đoạn đường đèo hay những con dốc 3 tầng huyền thoại. Tuy nhiên có đoạn đèo Đá Trắng mọi người cần chú ý hơn khi di chuyển. Bởi điểm này thường đông khách dừng chân chụp ảnh, nghỉ ngơi. Ngoài ra vào mùa đông đường đi dễ bị sương mù, một mặt khiến giảm tầm nhìn, mặt khác khiến đường trơn trượt hơn.
3. Chơi gì ở Mộc Châu?
Mộc Châu có rất nhiều điểm thú vị để khám phá, trong đó phải kể đến Ngũ Động (Bản Ôn), Thung Lũng Mận Nà Ka (Tỉnh lộ 104, thị trấn Nông Trường Mộc Châu), Rừng Thông Bản Áng, Thác Dải Yếm, Mộc Châu Happy Land, Đỉnh Pha Luông (Xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu), Hang Dơi Mộc Châu, Bản Thung Cuông, Trang Trại Bò Sữa…
Ở “Đà Lạt” Tây Bắc còn nổi tiếng với nhiều vườn chè được tạo hình rất đẹp, nên thơ. Mộc Châu có ba đồi chè nổi tiếng là: Đồi chè trái tim Đài Loan, đồi chè nông trường Mộc Sương, đồi chè trái tim Tân Lập 3. Mỗi đồi chè lại sở hữu nét đẹp riêng trong không gian trong trẻo, tinh khôi tại vùng đất này. Tuy nhiên nếu muốn đi thăm quan đồi chè mọi người nên đi sớm. Vào đông, các bác nông dân thường đốn chè để kịp vụ xuân nên đồi chè sẽ không còn đẹp nữa.
“Ngoài ra, chúng mình có đi thăm những vườn hồng gần đó. Mùa này hồng sai trĩu quả chụp ảnh đẹp mê luôn. Qua tháng 11, mọi người có thể thăm quan thêm hoa cải, hoa cúc, hoa đào, hoa mận, dã quỳ… nở. Gần Tết thì rừng hoa mận, hoa đào nở rộ hơn, trông rất đẹp.
Các vườn hồng đang sai trĩu quả, đến đây chụp ảnh đẹp mê li.
Nhà mình có đi lên biên giới Việt – Lào. Cung đường đi lên đó đẹp lắm. Nhà nào thích khám phá thì có thể vừa đi vừa dừng xuống suối hay chụp ảnh những mảng đồi núi đồ sộ.
Năm ngoái thì cả nhà đi Rừng Thông Bản Áng. Nơi đây cũng có nhiều cảnh đẹp. Khu vực này nổi tiếng với hồ bản Áng trong suốt như gương, phản chiếu những ngôi nhà sàn nhỏ bé lấp ló, ẩn hiện giữa rừng thông tươi xanh. Tại Rừng Thông Bản Áng, mọi người tha hồ đi dạo, ngắm cảnh, cắm trại giữa rừng, đạp xe quanh hồ, hay chèo thuyền tận hưởng khí hậu trong lành cùng thiên nhiên lộng lẫy…” – Chị Dung chia sẻ.
4. Đến Mộc Châu ăn gì?
Ẩm thực Mộc Châu cũng rất đa dạng, giá thành không quá đắt. Một số món ngon ở đây nổi tiếng đó là:
- Thịt trâu gác bếp
- Cá suối
- Lợn mẹt
- Bê trao
- Cải mèo
- Sữa bò MộcChâu
- Cá hồi Mộc Châu…
5. Đến Mộc Châu ở đâu?
Mộc Châu không có nhiều khách sạn, tuy nhiên các homestay hoặc villa ở đây rất đẹp. Các homestay gỗ ở Mộc Châu đang hot: MaMa’s house, Nhà ta homestay, Bơ house, Mộc house, Làng house, The November, An tường homestay, Nhà bên suối, Lavalle, Phố Núi Tình Yêu,…
Mọi người nên liên hệ trước để đặt phòng vì mùa du lịch du khách đến đây khá đông.
“Năm nay nhà mình chọn Teamhouse villa để nghỉ ngơi. Đây là một căn biệt thự xinh đẹp giữa đồi chè. Mọi thứ trong đó đều cực kỳ dễ thương. Nhà nào đi cả nhà có thể nấu ăn ở đây như nhà mình. Rau thì hái ngoài vườn, mọi thứ đều đầy đủ cả, không thiếu gì, chén bát thì xinh ơi là xinh, lại có 2 bác làm vườn hiền lành dễ mến” – mẹ trẻ tiết lộ.
Cố đô Huế - Dấu ấn vàng son một thời triều nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thiết triều tại Phú Xuân, Huế lấy hiệu là Gia Long, từ đây vương triều nhà Nguyễn bắt đầu và tồn tại 143 năm trải qua 13 đời vua đã để lại nhiều ký ức trải cùng thăng trầm lịch sử tại cố đô, Kinh thành Huế.
Hiện nay tuy đã bị chiến tranh tàn phá khá nhiều nhưng vẫn giữ lại được kiến trúc của kinh thành xưa, thu hút nhiều du khách đến thăm quan và tìm hiểu về ngai vàng của vương triều cuối cùng tại Việt Nam.
Bước đến kinh thành Huế, du khách sẽ bắt gặp một công trình cổ kính với lối kiến trúc thời phong kiến làm tăng thêm sự hoài niệm cho một quần thể di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại năm 1993. với 3 vòng thành gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn một vài công trình được mở cửa cho du khách có dịp ghé tham quan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Thế Miếu
Trong khu vực Hoàng thành gồm 4 miếu chính thờ các vị vua chúa nhà Nguyễn gồm: Triệu Miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễ Kim và vợ của ông, Thái Tổ Miếu thờ chín vị Chúa Nguyễn và các bà vợ, Hưng Tổ Miếu thờ Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng đế Nguyễn Phúc Luân và Hoàng hậu cùng cha mẹ của vua Gia Long, miếu thờ quan trọng nhất và lớn nhất là Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn cùng các hoàng hậu. Tại Thế Miếu cũng còn nhiều công trình cũng mang giá trị và nổi bật như Cửu đỉnh và Hiển lâm Các...
Cửu Đỉnh
Đến Thế Miếu tại khu vực Hoàng Thành, du khách sẽ thấy ngay trước sân đặt 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835. Hiện nay Cửu đỉnh vẫn luôn thu hút du khách bởi những bí ẩn vì sao nhà Nguyễn 13 đời vua nhưng chỉ có 9 chiếc đỉnh được đúc và ứng với chín vị vua, cũng như những hình ảnh được khắc trên Cửu đỉnh có ý nghĩa gì. Đỉnh tượng trưng cho số mệnh của thượng đế, hình dáng to lớn vững chắc, nặng nề, biểu hiện cho sự bề vững của các thời đại. Mỗi đỉnh sẽ mang một chữ tên chạm nỗi ứng với một triều vua: bắt đầu là Cao Đỉnh, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dũ và kết thúc là Huyền đỉnh, những chữ tên này tức là Thụy của mỗi vị vua sau khi băng hà như vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế ứng với Chương đỉnh, vua Tự Đức là Dục Tông Anh Hoàng Đế ứng với Anh Đỉnh. Về những điều bí ẩn nhắc ở phần trên thì VieTourist sẽ để du khách tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe tại điểm để tăng phần thú vị nhé!
Điện Thái Hòa
Cũng nằm tại khu vực Hoàng Thành, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng cùng năm với Kinh thành từ năm 1805. Mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi nguồn cho sự bắt đầu của vương triều nhà Nguyễn khi vua Gia Long đã chọn đăng ngai tại đây, và tất nhiên về sau điện Thái Hòa cũng trở thành nơi đăng ngai của tất cả các vị vua còn lại. Đương thời, điện cũng là nới thiết triều của vua cùng bá quan văn vỏ, nơi cử hành các buổi lễ đăng ngai, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ tứ tuần hoặc ngũ tuần ( mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm ( lễ quốc khánh)...
Tử Cấm Thành
Nhiều người vẫn lầm tưởng về tên gọi Tử Cấm Thành là khu vực thành cấm nếu vào sẽ lãnh án tử hình, nhưng thật ra chỉ đúng một phần mà thôi. Tử có nghĩa là màu tím, tía thường được nhắc đến trong câu "lầu son gác tía", cấm là không cho người ngoài tự do lai vãng để dòm ngó những bí mật bên trong phạm vi quy định vì đây là nơi riêng của vua. Đối với những ai vô cớ đi vào Tử cấm thành sẽ bị phạt 100 trượng còn với người mang theo vũ khí dù chỉ là một vật nhọn sẽ lãnh mức án cao nhất là tử hình. Có thể goi riêng đây là chốn thâm cung bí sử.
Ngoài những công trình trên Huế còn được nhắc đến như một sự trầm lặng dù là ở quá khứ hay hiện tại. Có lẽ bởi chứng kiến sự tàn phá của thời gian ở cương vị là một chứng nhân lịch sử nhưng may mắn vẫn giữ lại được giá trị cốt lõi của một kiến trúc xưa. Một lần về với Huế để cảm nhận những nốt thăng trầm theo dòng lịch sử vẫn còn được hát mãi trong tâm thức người con xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Hội An nơi lưu dấu âm hưởng những ngày đã xa Hội An là một phố cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn quá khứ với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... Trải qua bao dãi dầu lịch sử, bao biến cố và bao mất mát của chiến tranh, Hội An dù đã phảng...