Tận hưởng bình yên nơi rẻo cao Hà Giang
Tận hưởng bình yên nơi rẻo cao Hà Giang, Những cơn mưa hè réo rắt bất chợt khiến núi rừng Hà Giang khoác lên mình một lớp áo xanh mướt, say đắm lòng người.
Đây không phải lần đầu tiên tôi đến cao nguyên đá. Trong chuyến đi năm 2017, tôi đã có khoảng 3 ngày 2 đêm vi vu xe máy trên cũng cung đường khúc khuỷu, tận hưởng khung cảnh ngoạn mục của sông, núi, cao nguyên đá hùng vĩ chưa từng được biết trước đó. Tôi rời Hà Giang với một chút tiếc nuối vì không dành đủ thời gian khám phá nhiều nẻo đường hơn.
Mới đây, tôi có dịp quay trở lại nơi này. Ấn tượng về một cao nguyên đá hùng vĩ, hoang sơ vẫn nguyên vẹn, trước mặt vẫn là con đường ngoằn ngoèo, hai bên vẫn là những tảng đá tai mèo, nương ngô “mọc trên đá khô cằn”, ngôi nhà cũ kỹ nhưng bình yên nép sau bức tường đá và những em bé người Mông trong chiếc váy sặc sỡ gùi hoa tươi cười chào đón.
Những cung đường hùng vĩ
Qua hàng trăm km từ thành phố Hà Giang đến Đồng Văn rồi hẻm vực Tu Sản, Du Già, bức tranh núi non hùng vĩ dần mở ra trước mắt tôi với dốc chồng dốc, đèo nối đèo. Trong những điểm đã từng qua, ít có tuyến đường nào mang lại nhiều cảm xúc trong tôi đến vậy.
Con đường uốn lượn dẫn chúng tôi đi từ khung cảnh này đến bức tranh kỳ vĩ khác.
Giữa hàng trăm cung đèo và con dốc cheo leo, hiểm trở, dốc Thẩm Mã vẫn là địa danh được nhiều du khách nhắc tới mỗi khi kể về chuyến du lịch vùng Đông Bắc này. Con dốc nằm trên quốc lộ 4C, được xem là cửa ngõ nối các địa danh Mã Pì Lèng, Sủng Là, Phó Bảng, cột cờ Lũng Cú…
Nhìn từ xa, con đường với những khúc cua tay áo nối tiếp nhau tựa như dải lụa mềm mại nhưng đầy thách thức.
Những đứa trẻ dân tộc Mông trong bộ trang phục sặc sỡ truyền thống, mang gùi đầy hoa dại, nở nụ cười trong trẻo khiến nhiều du khách nhớ mãi không thôi.
Trong lần trở lại, tôi có nhiều thời gian để ghé các điểm đến nổi tiếng và cả những vùng đất nằm sâu bên trong thung lũng, chưa quá phát triển về mặt du lịch.
Thăm địa điểm nổi tiếng
Đầu tiên, phải kể đến cánh đồng hoa tam giác mạch nở trái mùa. Tôi khá bất ngờ và hào hứng khi được chiêm ngưỡng một khu vườn ngập tràn sắc hoa tại Thạch Sơn Thần. Địa danh là một cụm cột đá vôi cao với các hình thù kỳ lạ nằm trong quần thể di sản địa chất cao nguyên đá Đồng Văn.
Thông thường, mùa tam giác mạch trên cao nguyên đá rơi vào khoảng tháng 9-12. Vì vậy, tháng 4-5, hoa trong vườn không sở hữu sắc hồng đậm đặc trưng mà nhạt, chủ yếu là màu trắng phớt hồng do nền nhiệt 25-28 độ C. Vườn hoa vẫn cộng hưởng với cánh đồng ngô và núi non tạo nên cảnh sắc hữu tình.
Tiếp đó, chúng tôi lên xe đến tham quan núi đôi Quản Bạ, địa danh cũng nằm ven quốc lộ 4C. Leo vài chục bậc thang lên cổng trời, bạn có thể ngắm toàn bộ vẻ đẹp thơ mộng của thị trấn Tam Sơn, xa xa là núi đôi nổi tiếng, kích thước gần như bằng nhau, xếp song song.
Đường lên cột cờ Lũng Cú vẫn hùng vĩ, một bên núi sừng sững, một bên vực sâu phủ một sắc xanh như ngày nào. Có độ cao 1.470 m so với mực nước biển, cột cờ Lũng Cú là mốc cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc. Đứng ở đây, du khách có thể thu vào tầm mắt trọn vẹn thiên nhiên Hà Giang.
Mã Pì Lèng, đoạn đường dài 20 km nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn, được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Đứng trên đỉnh đèo, tôi và bạn bè thi nhau chụp ảnh kỷ niệm với hẻm vực Tu Sản, sông Nho Quế mềm mại như sợi chỉ xanh uốn lượn quanh chân núi.
Tối đến, tôi nghỉ chân ở ngôi làng H’Mông Pả Vi. Điểm du lịch nằm cách đèo Mã Pì Lèng không xa, mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mông.
Làng có tổng diện tích hơn 46.000 m2, gồm 3 khu vực chính với gần 30 hộ gia đình sinh sống và làm du lịch cộng đồng. Nơi đây khá đa dạng loại hình lưu trú và homestay cho khách lựa chọn, có thể kể đến A Kiệt Homestay, Little Yen’s Homestay, Meo Vac Clay House, Pa Vi Homestay… Mức giá dao động 150.000-1,5 triệu đồng/đêm.
Trót say đắm thiên nhiên Du Già
Đoạn đường từ Pả Vi lên Du Già dài chưa đến 80 km nhưng được đánh giá khó nhằn bậc nhất trong cung đường chúng tôi đi qua với khúc cua gấp, đường hẹp, dốc đất đá hiểm trở, gập ghềnh. Tôi cũng cho rằng đây là đoạn đường đẹp, khung cảnh hai bên đường đa dạng, ấn tượng nhất.
Du Già đón chúng tôi với lớp lớp thực vật xanh mướt bao phủ núi đá vôi, tràn đầy sức sống sau cơn mưa sáng. Mảnh đất thuộc huyện Yên Minh còn khá mới mẻ trên bản đồ du lịch Hà Giang. Nơi đây sở hữu vẻ bình yên, hoang sơ, làng bản chìm giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Video đang HOT
Lần đầu tiên đến chơi, tôi chọn qua đêm tại homestay Tom’ Du Già, giữa thôn Cốc Pảng, thưởng thức cá suối, rau dớn, măng rừng, gà bản…
“Chẳng ít lâu nữa, khi trở về thành phố, bầu không khí này sẽ chỉ còn là nỗi nhớ mà thôi”, tôi đã thực sự nghĩ như thế khi cố gắng nhắc mình dậy sớm, đi dạo quanh ngôi làng, ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành, tiếng chim hót, gà gáy…
Tôi tin thác Thâm Luông là địa danh bạn nên dành thời gian ghé đến. Đi bộ chừng 2 km, đi qua cánh đồng lúa, khu vực trồng lanh, rừng thông, bạn sẽ bắt gặp thác nước tung trắng xóa, tiếng thác đổ át mọi âm thanh khác xung quanh. Nhiều du khách thích thú khi ngâm mình trong dòng nước lạnh, trong vắt.
Con đường khi bằng phẳng nhưng cũng lắm lúc gập ghềnh, trơn trượt, đòi hỏi sự chú ý và cẩn thận trong từng bước di chuyển.
Trên đường đi, đoàn gặp nhiều trẻ em người Mông. Sau phút ngại ngần, đám trẻ tươi cười chào và dẫn chúng tôi đến tận khu vực thác.
Ở vùng đất xa xôi còn nhiều khó khăn này, bên cạnh thiên nhiên, sự chân chất, niềm nở và mến khách của người dân cũng là điểm sáng, gây ấn tượng trong lòng du khách.
Khám phá vẻ đẹp bình yên của Phó Bảng Hà Giang nằm ẩn mình giữa lòng cao nguyên đá
Ngoài những điểm đến quen thuộc như: Phố cổ Đồng Văn, Đèo Mã Pí Lèng, Hoàng Su Phì,...
Hà Giang còn hấp dẫn du khách với những bản làng mộc mạc, đơn sơ và đậm chất văn hóa của người dân tộc miền núi. Một trong những bản làng phải kể đến đó là Phó Bảng Hà Giang. Hãy cùng mình khám phá xem nơi đây có gì hấp dẫn nhé!
Vài nét về Phó Bảng Hà Giang
Phó Bảng (theo tiếng của người dân tộc Hoa) hay còn được gọi với tên khác là Phố Bảng, đây từng là thủ phủ của huyện Đồng Văn cũ. Phó Bảng thuộc địa phận của huyện Đồng Văn, sát với biên giới Việt - Trung. Nơi đây chỉ cách tuyến đường từ thành phố Hà Giang lên Phố cổ Đồng Văn tầm 5km.
Phó Bảng thuộc địa phận của huyện Đồng Văn, sát với biên giới Việt - Trung.
Nếu ai không rành đường thì rất khó tìm đến Phó Bảng. Nhưng cũng vì ít người biết đến mà Phó Bảng Hà Giang vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ vốn có, không phải nơi đâu cũng có được.
Phó Bảng Hà Giang vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ vốn có.
Thời điểm thích hợp để đến Phó Bảng Hà Giang
Hà Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, nhiều du khách lựa chọn nơi đây làm điểm tránh nóng lý tưởng. Nhưng khi đông về thì nơi đây lại phải chịu những đợt rét đậm rét hại kéo dài.
Vì thế bạn cần lưu ý phải chuẩn bị đầy đủ đồ ấm khi có dự định đến đây vào mùa đông. Thời gian còn lại thì nhiệt độ luôn giao động từ 18 - 20 độ C, rất mát mẻ và dễ chịu.
Hà Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu mát mẻ quanh năm.
Mỗi mùa ở Phó Bảng lại mang một vẻ đẹp riêng. Nếu tháng 5 - 6 là mùa của những cơn mưa rào mát mẻ, tháng 9 - 10 là mùa lúa chín vàng tươi, thì tới những ngày cuối năm lại là mùa của hoa tam giác mạch, hoa mận, hoa đào khoe sắc. Tùy vào cảm nhận của mỗi người mà cảnh đẹp Hà Giang bốn mùa sẽ mang đến những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Mỗi mùa ở Phó Bảng lại mang một vẻ đẹp riêng.
Hướng dẫn di chuyển đến Phó Bảng
Từ trung tâm của thành phố Hà Giang, bạn đi dọc theo tuyến đường quốc lộ 4C, khi đến tại ngã ba Sủng Là thì bạn tiếp tục rẽ trái để đi đến Phó Bảng. Đoạn đường này khá đẹp và thị trấn nhỏ vùng biên sẽ hiện ra trước mắt sau quãng thời gian mệt mỏi đi xe.
Đường đi đến Phó Bảng khá đẹp.
Nếu muốn di chuyển đến Phó Bảng Hà Giang thì bạn có thể lựa chọn phương tiện là xe ô tô riêng hoặc xe khách. Nếu như bạn đi bằng xe khách thì khi đến Hà Giang bạn có thể thuê xe máy hoặc xe ô tô riêng để chủ động trong chuyến hành trình.
Bạn có thể đến đây bằng xe máy.
Tại bến xe Hà Nội có rất nhiều tuyến xe Hà Nội - Hà Giang với các khung giờ như 20h30 - 21h00 - 22h00 để cho bạn thoải mái lựa chọn. Mức giá giao động từ 300.000 đồng - 350.000 đồng/ khách/ lượt.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Phó Bảng Hà Giang
Phó Bảng Hà Giang - Nơi khơi dậy những cung bậc cảm xúc
Ngôi làng Phó Bảng là một cái tên khá mới mẻ đối với nhiều người khi du lịch Hà Giang. Ngôi làng nằm ê ấp giữa bạt ngàn của núi rừng nên mang một vẻ đẹp vô cùng yên bình và nên thơ chẳng thua kém gì những ngôi làng ở Hàn Quốc. Đến đây du khách cứ ngỡ như đang lạc vào xứ sở kim chi vô cùng xinh đẹp.
Ngôi làng nằm ê ấp giữa bạt ngàn của núi rừng.
Phó Bảng Hà Giang chỉ thích hợp cho những ai yêu muốn tìm một khoảng lặng trong tâm hồn. Mỗi buổi sáng sớm thức dậy được ngắm nhìn những vườn hoa hồng, hoa cải khoe sắc. Những em bé với đôi má ửng hồng đang nô đùa ngoài sân. Vài ba cô thôn nữ đang chăm chú thêu thùa ngay trước cửa nhà,... Cuộc sống cứ thế trôi qua một cách êm đềm và nhẹ nhàng vô cùng.
Phó Bảng Hà Giang chỉ thích hợp cho những ai yêu muốn tìm một khoảng lặng trong tâm hồn.
Phó Bảng Hà Giang - Cứ ngỡ lạc vào ngôi làng của xứ sở kim chi
Nhìn từ xa Phó Bảng ẩn hiện với những ngôi nhà bé xinh, trong giống như trong câu chuyện cổ tích huyền bí. Những ngôi nhà trình tường ấy được làm chủ yếu bằng đất sét nên có màu sắc khá độc đáo, một chút màu nâu ấm áp, màu vàng tươi mới.
Có những bức tường đã mai một vì thời gian, cũng có vách đất đã nứt do ảnh hưởng của thời tiết, những cánh cửa cũ kỹ cùng những mái ngói âm dương, câu đối cổ tạo nên một không gian khá trầm mặc.
Nhìn từ xa Phó Bảng ẩn hiện với những ngôi nhà bé xinh, trong giống như trong câu chuyện cổ tích huyền bí.
Ngoài ra, con đường dẫn lên Phó Bảng cũng khá hiểm trở và gian nan với những đoạn quanh co nên với ai có tay lái cứng mơi dám phượt bằng xe máy. Tuy nhiên, nếu đã đặt chân đến được Phó Bảng thì những gì mà bạn đã vượt qua sẽ không hề phí.
Vì dọc cả đường đi có rất nhiều cảnh đẹp nên các bạn nhớ chiêm ngưỡng để có thể tận hưởng trọn vẹn cảnh đẹp nơi núi rừng vùng cao Hà Giang nhé.
Có những bức tường đã mai một vì thời gian, cũng có vách đất đã nứt do ảnh hưởng của thời tiết.
Phó Bảng Hà Giang - Nét đẹp giản đơn từ những điều trong cuộc sống của người dân
Đi hết cả Phó Bảng Hà Giang bạn sẽ nhìn thấy chỉ có vài chục ngôi nhà nhỏ nằm rải rác. Vì thế, ngoài đồi núi, cỏ cây xanh tốt thì bạn thi thoảng mới bắt gặp một vài bóng người hay làn khói nhẹ nhàng bốc lên từ căn bếp nhỏ.
Thi thoảng mới bắt gặp một vài bóng người.
Vắng vẻ, thưa thớt là thế nhưng khung cảnh nơi đây không hề ảm đạm, đượm buồn mà thay vào đó là vẻ đẹp vừa bình yên vừa lãng mạng của thiên nhiên tươi đẹp nơi vùng cao.
Vắng vẻ, thưa thớt là thế nhưng khung cảnh nơi đây không hề ảm đạm.
Người dân sinh sống ở Phó Bảng Hà Giang chủ yếu là người dân tộc Mông và người gốc Hoa. Mặc dù điều kiện còn khá khó khăn nhưng cuộc sống của những con người nơi đây vẫn trôi qua một cách êm đềm. Ngoài ra, những người dân nơi đây sẽ mang đến cho các bạn cảm giác thật thân thiện và gần gũi. Họ mến khách, gần gũi, thật thà và rất nhiệt tình.
Người dân sinh sống ở Phó Bảng Hà Giang chủ yếu là người dân tộc Mông và người gốc Hoa.
Trải qua bao tháng năm, bao tác động từ bên ngoài nhưng nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ vốn có. Nếu như bạn đang cảm thấy mệt mỏi, áp lực thì hãy dành cho mình chuyến du lịch khám phá Hà Giang, ghé thăm Phó Bảng để "nâng cấp cảm xúc bản thân", nạp thêm năng lượng tích cực để có một ngày làm việc hiệu quả.
Nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ vốn có.
Ăn gì khi đến Phó Bảng Hà Giang?
Cháo ấu tẩu: đây là một món ăn được nấu từ củ ấu tẩu của vùng núi Đông Bắc này. Trước tiên họ đem ngâm củ ấu tẩu trong nước vo gạo rồi nấu cho đến khi chín nhão. Sau đó bỏ gạo và thịt băm vào nấu cùng ấu tẩu sẽ tạo thành món cháo màu nâu nhạt, mùi thơm ngào ngạt. Khi ăn, bạn có thể cho vào thêm một quả trứng, chút tiêu,... và rồi cảm nhận hương vị thơm ngon của nó.
Cháo ấu tẩu Hà Giang.
Thắng cố: đây là món ngon Hà Giang đã có từ rất lâu đời. Thắng cố chính gốc phải được làm từ thịt và nội tạng của ngựa. Lấy nguyên liệu rửa sạch rồi đem đi luộc sau đó ướp với các loại gia vị như sả, gừng, thảo quả, hoa hồi,.... Rồi tiếp tục cho vào nồi nước xương và nấu mềm ra. Khi ăn, bạn có thể bỏ vào chút muối ớt để tăng hương vị.
Thắng cố - đặc sản của Hà Giang.
Thịt lợn cắp nách: thịt lợn được đem đi chế biến thành nhiều món khác nhau: hấp, nướng, xào,... Điều khác biệt giữa lợn cắp nách so với thịt lợn thông thường chính là thớ thịt rất săn chắc, nhiều nạc, ít mỡ vì thế khi chế biến thành món ăn thì không gây cảm giác ngán cho thực khách.
Thịt lợn cắp nách.
Lưu ý khi đến Phó Bảng Hà Giang
- Bạn nhớ cập nhật thời tiết liên tục để không phải gặp những cơn mưa lớn hay gió bão gì trong chuyến hành trình của minh nhé!
- Nếu bạn đến Phó Bảng vào mùa đông thì nên nhớ chuẩn bị đầy đủ đồ ấm.
- Nếu phượt bằng xe máy bạn cần tìm hiểu kỹ trước đường đi, chuẩn bị giấy tờ xe, tay lái vững và bình đầy xăng.
- Không được xả rác lung tung, giữ gìn cảnh quan xung quanh.
- Có thể bạn nên mua ít quà bánh, sách vở hoặc áo quần để tặng những bạn nhỏ vùng cao.
- Đừng quên sạc máy đầy pin, áo quần đẹp để có được những bức hình kỷ niệm chất lượng.
Cảnh đẹp Hà Giang luôn mang đến những cảm xúc tuyệt vời.
Trên đây là chia sẽ chi tiết của mình về Phó Bảng Hà Giang. Hy vọng với những hướng dẫn đó bạn sẽ có thêm một địa điểm du lịch mới tại Hà Giang để hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp và tìm hiểu về cuộc sống của người dân bản địa ở đây. Chúc các bạn có một chuyến du lịch Hà Giang vui vẻ và đáng nhớ.
Du lịch Hà Giang chuyển mình, du khách đắm chìm trước cảnh đẹp mê hồn của vùng cao nguyên đá Mảnh đất Hà Giang được tạo hóa ưu ái ban cho rất nhiều khung cảnh đẹp kỳ vĩ đến nao lòng. Hiện lượng du khách đến Hà Giang đang hồi phục trở lại, trong đó có cả khách quốc tế. Thời gian gần đây, lượng du khách đến Hà Giang đang hồi phục trở lại, trong đó có cả khách quốc tế. Đặc...