Tan hoang vì giông lốc
Chiều qua 29/5, một cơn mưa lớn kèm theo giông lốc đã quét qua thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, huyện Thanh Bình… (tỉnh Đồng Tháp), làm hàng trăm căn nhà sập, tốc mái; cây xanh, pano, bảng hiệu giao thông… đổ la liệt.
Theo thống kê ban đầu, sau cơn giông lốc có hàng trăm ngôi nhà bị sập và tốc mái; nhiều biển báo tín hiệu giao thông, biển quảng cáo, mái che nhà dân nằm gần quốc lộ 30 bị giông lốc thổi đổ, hư hỏng. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu gây khó khăn cho giao thông.
Căn nhà của chị Quảng Thị Thu Trúc (phường 1, TP Cao Lãnh) bị một cây to đổ đè làm sập hoàn toàn. Rất may khi đó gia đình chị đều đi vắng nên không có thương vong về người.
Nhìn căn nhà đổ nát, chị Trúc sụt sùi nước mắt: “Tui đang làm, nghe người nhà báo nhà bị sập hết rồi. Lúc đó tay chân tui bủn rủn nhưng cũng cố gắng chạy về xem thế nào. Trước mắt tui là một đóng đổ nát, toàn bộ vật dụng trong nhà bao nhiêu năm tích cóp mua sắm nay bị hư hết rồi”.
Vào thời điểm trên, tại một số địa phương trên địa bàn thị xã Sa Đéc, huyện Lấp Vò, TP Cao Lãnh cũng xảy ra hiện tượng mưa đá, giông lốc.
Một số hình ảnh giông lốc “oanh tạc” tại Đồng Tháp chiều 29/5:
Một cây cổ thụ bật gốc
Căn nhà của chị Trúc bị cây đè làm sập nhà và hư hỏng nhiều vật dụng trong nhà.
Video đang HOT
Khu nhà trưng bày tại Công Viên Văn Miếu bị sập hoàn toàn (Ảnh: Báo Tin tức)
Theo Dantri
"Kiệt sức" vì nắng hạn kỷ lục trong vòng 10 năm
Nắng hạn kéo dài, ao hồ cạn kiệt, nhiều hồ chứa nước dưới mực nước chết, hàng ngàn ha đất thiếu nước không thể sản xuất... Người dân kiệt sức và hoang mang mong trời đổ mưa.
Trong vòng hơn 1 tháng qua, Bình Định chưa đón nhận trận mưa lớn nào, nắng nóng liên tiếp kéo dài khiến cuộc sống người dân thực sự bị đảo lộn, người nông dân cũng khốn đốn vì không có nước sản xuất.
Hồ chứa nước cạn kiệt, hàng ngàn ha đất bỏ hoang
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định, cho biết: trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, Bình Định chưa năm nào phải gánh chịu tình trạng hạn hán nghiêm trọng như năm nay. Chưa tới mùa khô nhưng các ao hồ trên địa bàn đã hết nước, hàng ngàn hecta đất không thể sản xuất. Nắng hạn khiến mực nước ngầm giảm mạnh nên nguy cơ đất nhiễm mặn tăng cao không chỉ gây khó khăn trong sản xuất mà còn gây nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Cao Đức Phát di kiểm tra hồ chứa nước Hội Sơn huyện Phù Mỹ - Bình Định
Đứng bên ruộng bắp héo quắt, chị Thái Thị Hạnh (ở thôn Ân Cửu, xã An Phong) chia sẻ, từ khi làm ruộng đến nay, chưa năm nào hạn hán nghiêm trọng như năm nay. Thường đám ruộng này, gia đình trồng lúa nhưng do hạn hán không đủ nước tưới nên chuyển sang trồng bắp. Nếu tình trạng này kéo dài, đến người cũng không sống nổi.
Ruộng đồng nứt nẻ
Theo ông Nguyễn Văn Thắm, Chủ tịch xã An Phong, trước mắt địa phương tận dụng nguồn nước ít ỏi tại sông hồ, dùng máy bơm nước từ các giếng, tuy nhiên nếu nắng hạn kéo dài thì nguy cơ lúa hoa màu bị chết cháy dễ xảy ra.
Hiện tỉnh Bình Định có 116/161 hồ chứa nước đã hết nước, nhiều hồ dưới mực nước chết, hơn 3 ngàn hecta đất thiếu nước không thể sản xuất.
Nắng hạn kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng của nông dân mà còn là nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm như dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch heo tai xanh. Đặc biệt, đầu tháng 3 tại một số địa phương trong tỉnh này đã xuất hiện dịch cúm gia cầm trên đàn vịt.
Nắng nóng kéo dài khiến đời sống người dân TP Quy Nhơn cũng khốn đốn. Dọc tuyến đường như Xuân Diệu, An Dương Vương chạy dọc bãi biển Quy Nhơn luôn đông kín người đi tắm biển. Các quán nước giải khát dọc bãi biển cũng luôn kín khách.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định và Bệnh viện Đa khoa TP Quy Nhơn, rất nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì nắng nóng. Bệnh nhân chủ yếu là người già và trẻ em với các bệnh thường gặp như sốt siêu vi, sốt xuất huyết và các bệnh về đường tiêu hóa...
Người dân đổ xô đi tắm biển, đông nghịt suốt ngày
Quán nước dọc bãi biển Quy Nhơn hút khách
Quán cà phê cũng là nơi trốn nắng nóng lý tưởng
Người lao động quay quắt vì nắng nóng
Bác tài xích lô tranh thủ giấc ngủ trưa dưới bóng mát nhỏ bé trên đường Nguyễn Thái Học
Người nhà bệnh nhân tìm những gốc cây mát trong khuôn viên BV đa khoa tỉnh.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh có 10 địa điểm dự báo cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V), trong đó Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông) có đến 7 điểm. Ngoài ra trên địa bàn còn có các điểm nóng khác như trại giống Động Cát (huyện Cao Lãnh), rừng Tràm Bắc Tháp Mười (huyện Tháp Mười), rừng tràm thuộc khu di tích Xẻo Quýt (huyện Cao Lãnh).
Rừng của tỉnh Đồng Tháp chủ yếu có 2 loại cây tràm và bạch đàn, là loại cây chứa nhiều tinh dầu. Vào mùa khô, cộng với nắng nóng kéo dài, thảm thực vật dưới tán rừng chết khô, lá và cành nhánh khô tạo thành lớp vật liệu rất dễ bắt lửa. Đáng lo ngại hơn, hầu hết diện tích rừng trên địa bàn tỉnh thường tiếp giáp khu dân cư người dân có thói quen đốt rơm, cỏ sau thu hoạch tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
Ngày 25/4/2010, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim đã xảy ra vụ cháy rừng thiêu rụi 200 ha rừng (Ảnh. Nam Giao)
Theo Dantri
Cưa cây xoài, bị cây dừa đè chết! Vào khoảng 14 giờ ngày 11/4, tại ấp Bình Nhứt, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã xảy ra một vụ cưa cây bất cẩn dẫn tới tử vong. Khu vực xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc Nạn nhân là anh Nguyễn Văn Kha (SN 1983), ngụ tại địa phương. Xác minh của Công an xã Nhị Mỹ cho thấy,...