Tân Hoa Xã: Ông Trump chớ đâm sau lưng Trung Quốc
Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài bình luận nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sai khi công kích Bắc Kinh liên quan tới những nỗ lực kiềm chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) ngày 1-8, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã đăng một bài bình luận hiếm hoi với lời lẽ chỉ trích trực tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bài báo lên án nhà lãnh đạo Mỹ đã né tránh trách nhiệm trong căng thẳng gia tăng vì chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời cảnh báo Washington “không đâm sau lưng Trung Quốc”.
Bài bình luận dài 1.200 chữ đăng trên Tân Hoa Xã tối hôm 31-7 cho hay ông Trump đã sai lầm khi nhắm vào Trung Quốc để trút bỏ sự thất vọng của mình trong khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên.
Bài báo cũng nhắc nhở Mỹ nên lưu ý tới thông điệp mà Bình Nhưỡng gửi đi thông qua vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới nhất hôm 28.7. “Một mặt, Triều Tiên nói sẽ không rút khỏi con đường tăng cường khả năng hạt nhân, mặt khác nước này đang phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng Triều Tiên muốn nói chuyện với Mỹ” – bài báo viết.
Bài báo đã nhắc lại các nỗ lực theo đuổi phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên của Trung Quốc, thêm rằng cách tiếp cận “không kiêng dè” của Tổng thống Trump có thể dẫn tới bùng nổ chiến tranh với “hậu quả khôn lường”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần qua nói rất thất vọng về Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên. Ảnh: SCMP.
Video đang HOT
Bài bình luận trên được đăng sau khi ông chủ Nhà Trắng cuối tuần qua dùng tài khoản Twitter cáo buộc Trung Quốc “không làm gì” với Triều Tiên và bày tỏ thất vọng về nước này. Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi) hôm 31.7 nói rằng Mỹ và Triều Tiên phải có trách nhiệm chính trong việc xoa dịu căng thẳng và nối lại đối thoại về phi hạt nhân hóa.
Bài báo của Tân Hoa Xã cũng kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc đình chỉ các cuộc tập trận quân sự chung để mở đường cho đối thoại ngoại giao. “Điều bán đảo Triều Tiên cần là một cuộc rút quân ngay lập tức, không thêm gỗ và nhất định không đổ thêm dầu để châm lửa… nó có thể biến thành xung đột khu vực hoặc thậm chí chiến tranh chỉ trong thời gian ngắn” – bài báo viết.
Bài báo cũng chỉ trích Washington triển khai hai chiến máy bay ném bom chiến lược B-1B bay qua khu vực sau khi Triều Tiên phóng ICBM.
Tân Hoa Xã cho rằng Trung Quốc trong nhiều năm qua đã có những nỗ lực không thể phủ nhận nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên, khẳng định Bắc Kinh không có “đũa thần” để giải quyết vấn đề này.
Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng “một số người thiết hiểu biết đầy đủ về vấn đề bán đảo Triều Tiên” nhưng không đề cập trực tiếp Tổng thống Trump. Mặt khác, bài báo cũng trực tiếp chỉ trích nhà lãnh đạo Mỹ thường xuyên sử dụng trang cá nhân Twitter cho mục đích ngoại giao.
Triều Tiên ngày 28.7 tiếp tục phóng ICBM.
“Ông Trump là một nhân vật ưa dùng Twitter, song một phản ứng cảm xúc nhất thời không thể được xem là chính sách chỉ đạo để giải quyết vấn đề hạt nhân hóa của bán đảo Triều Tiên. Để giải quyết vấn đề này, các bên liên quan cần dùng tới hành động thực tế và thể hiện sự chân thành, thiện chí, đừng trốn tránh trách nhiệm và đặc biệt là không nên đâm sau lưng Trung Quốc” – Tân Hoa Xã nhấn mạnh.
Đây không phải lần đầu Bắc Kinh phản ứng gay gắt trước việc bị Mỹ gây áp lực trong vấn đề Triều Tiên. Trả lời báo giới ngày 11-7 về các lời kêu gọi Trung Quốc tăng áp lực lên Triều Tiên từ phía Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định Bắc Kinh không phải là nước làm cho căng thẳng leo thang. Ông cũng cho rằng Bắc Kinh không phải là bên nắm giữ giải pháp then chốt cho vấn đề Triều Tiên.
“Thời gian qua, một vài người khi nói đến vấn đề hạt nhân trên bán đảo đã phóng to tính chất vụ việc và thúc đẩy cái gọi là “lý thuyết về trách nhiệm của Trung Quốc”- ông Cảnh Sảng trả lời họp báo, từ chối nói rõ “một số người” là ai.
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này đã nỗ lực không ngừng nghỉ và đóng vai trò mang tính xây dựng. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng các bên liên quan phải chịu thỏa hiệp. “Đòi hỏi người khác làm việc mà bản thân không chịu làm gì thì không ổn chút nào. Bị đâm sau lưng là không đẹp chút nào” – ông Cảnh nói.
Theo THẬP TAM (Plo.vn)
Sau lời đe chiến tranh, TQ bất ngờ dịu giọng với Ấn Độ
Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ hiện đang có chuyến thăm đến Bắc Kinh và truyền thông nhà nước Trung Quốc bất ngờ phát đi thông điệp "hòa giải".
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc canh gác ở khu vực biên giới.
Theo Times of India, cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval dự kiến sẽ tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các lãnh đạo khác ở Bắc Kinh trong ngày 28.7.
Đây được coi là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa quan chức Ấn Độ và Trung Quốc kể từ khi căng thẳng trên cao nguyên Doklam nổ ra hồi tháng trước
Trước cuộc gặp của cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ với ông Tập, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã đã phát đi thông điệp "hòa giải". Bài xã luận đăng tải trên Tân Hoa Xã kêu gọi hai nước cần phải tăng cường tin tưởng lẫn nhau vì Trung Quốc và Ấn Độ không phải "kẻ thù truyền thống".
Đây là lần đầu tiên một kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc đăng tải bài xã luận mà không đe dọa chiến tranh hay yêu cầu Ấn Độ rút quân khỏi khu vực tranh chấp Doklam.
Theo Times of India, thông điệp của Tân Hoa Xã chính là tín hiệu hiếm hoi từ ban lãnh đạo Trung Quốc rằng, hai nước cần tránh mọi khả năng bùng phát xung đột vũ trang.
"Vấn đề xảy ra ở biên giới thời gian qua giữa hai nước là do sự thiếu tin tưởng lẫn nhau", Tân Hoa Xã viết. "Các vấn đề như nạn tham nhũng, chất lượng giáo dục còn thấp hay chăm sóc y tế mới là điều Ấn Độ nên quan tâm, chứ không phải Trung Quốc".
Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval từng gặp ông Tập năm 2015.
"Trung Quốc mong muốn những điều tốt nhất với người dân Ấn Độ và rất chờ đợi một Ấn Độ mạnh mẽ sát cánh cùng Trung Quốc", bài xã luận trên Tân Hoa Xã viết.
Trước đó hai ngày, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn lớn tiếng tuyên bố: "Chuyến thăm của ông Doval sẽ không lay chuyển được Trung Quốc trong tranh chấp biên giới". Hoàn Cầu thẳng thừng gọi cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ "là một trong những kẻ chủ mưu đằng sau căng thẳng biên giới".
Chuyên gia an ninh Ấn Độ Brahma Chellaney nhận định, Trung Quốc có thể đưa ra thông tin trái chiều, đánh lạc hướng đối phương để gây sức ép tâm lý chế ngự Ấn Độ mà không cần đổ máu.
Tuy vậy, Times of India đánh giá đây là tín hiệu có thể giúp Trung Quốc và Ấn Độ đạt được nhận thức chung về một giải pháp giữ thể diện quốc gia cho cả hai bên, trước thời điểm Quân giải phóng nhân dân (PLA) tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm thành lập (1.8).
Theo Danviet
"Ngôi sao đang lên" trên chính trường Trung Quốc làm bí thư Trùng Khánh Trung Quốc hôm nay đã bổ nhiệm ông Chen Miner, nhân vật được coi là "ngôi sao đang lên" trên chính trường, làm bí thư thành phố Trùng Khánh, Tân Hoa xã cho biết. Ông Chen Miner. (Ảnh:Reuters) Theo đó, ông Chen Miner sẽ thay thế ông Sun Zhengcai làm bí thư Trùng Khánh. Ông Chen Miner, sinh năm 1960, từng là cấp...