Tân Hoa xã đưa tin về phương án chiến tranh với Trung Quốc của Mỹ
Mỹ liên tiếp điều chỉnh thế bố trí chiến lược mới theo tư tưởng “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” nhằm vào Trung Quốc.
Ngày 3/8, cuộc diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương-2012″ do Mỹ chủ trì kết thúc, tàu sân bay Mỹ dẫn đầu tàu chiến các nước thể hiện sức mạnh trên biển.
Hai năm trở lại đây, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ được gấp rút tăng cường sức mạnh đã cho thấy, tư tưởng “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” được Lầu Năm Góc đưa ra để ứng phó với Trung Quốc đã không còn là lời nói suông.
Gần đây, các thông tin liên quan đến việc Mỹ vạch ra phương án chiến tranh với Trung Quốc đã liên tục xuất hiện trên các mặt báo.
Có phân tích cho rằng, Lầu Năm Góc có ý đồ cảnh báo Trung Quốc rằng, chiến lược “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” do họ ra sức khởi xướng hoàn toàn không chỉ dừng lại ở đầu lưỡi.
Là người thực hiện cụ thể của kế hoạch này, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đang được trang bị thêm tàu chiến và máy bay chiến đấu tiên tiến, trong đó phần lớn được bố trí ở xung quanh Trung Quốc.
Vì vậy, mặc dù Quân đội Mỹ vẫn ăn nói thận trọng trong các trường hợp công khai, nhưng một “ mạng lưới tấn công Trung Quốc” khổng lồ đã thấp thoáng thành hình.
Tăng quân, kết đồng minh – “hai tay đều phải mạnh “
Tờ “The Huffington Post” Mỹ cho rằng, sau khi Obama đề ra “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương”, vai trò của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ ngày càng nặng nề. Cuối tháng 7, một báo cáo có tiêu đề “Chiến lược hành động/tình huống của quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương” của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ đã được trình lên Quốc hội.
Báo cáo chỉ ra, quân Mỹ cần điều nhiều hơn lực lượng và vũ khí trang bị tiên tiến như lính thủy đánh bộ, máy bay chiến đấu đa dụng, tàu ngầm hạt nhân tới châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời tiếp tục tăng cường đóng quân ở Guam để ứng phó với tính không xác định tăng lên ở khu vực này do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra.
Quan điểm này rất ăn khớp với thai đô của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Samuel Locklear. Tờ “Thời báo Quân sự” (Military Times) Mỹ trước đây có bài viết cho rằng, Đô đốc Locklear thừa nhận, công việc quan trọng hàng đầu hiện nay là “từ góc độ lâu dài, xây dựng Thái Bình Dương thành khu vực chiến lược trọng điểm, tái thiết lực lượng liên hợp, nhằm ứng phó với các sự kiện bất ngờ ở khu vực này”.
Tờ “Jane’s Defense Weekly” Anh phân tích, đối với rất nhiều nhà hoạch định chính sách Mỹ, khả năng “chống can thiệp/ngăn chặn khu vực” (A2/AD) ngày càng tăng cường của Quân đội Trung Quốc đã tạo ra thách thức to lớn. Để tiếp tục duy trì ưu thế quân sự, quân Mỹ tăng quân và điều chỉnh bố trí chiến lược là tất yếu.
Nói chung, quân Mỹ triển khai lực lượng quân sự ở hướng Tây Thái Bình Dương có 2 đặc điểm lớn:
Một là, kết hợp giữa tăng cường lực lượng thực tế và chi viện cơ động. Về tăng cường lực lượng thực tế, số lượng tàu chiến thường trực ở Nhật Bản đã tăng từ 19 chiếc lên 23 chiếc, triển khai tàu ngầm hạt nhân tấn công, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình (SSGN) và máy bay chiến đấu tàng hình thường trú ở Guam, triển khai tàu chiến đấu duyên hải kiểu mới ở Singapore.
Video đang HOT
Nhưng, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đến nay, quân Mỹ chắc chắn sẽ phải cắt giảm chi tiêu quân sự trong 10 năm tới, muốn lấy tăng cường lực lượng thực tế quy mô lớn để bao vây tuyến đầu đối với Trung Quốc rõ ràng có thể vượt qua tài lực của Lầu Năm Góc.
Đồng thời, quân Mỹ cho rằng, việc bố trí nhiều lực lượng trên tuyến đầu sẽ không an toàn lắm khi đối mặt với lực lượng tấn công tầm xa ngày càng tăng cường của Quân đội Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS California lớp Virginia của Mỹ.
Vì vậy, cùng với việc tăng cường lực lượng ở tuyến trước, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ sẽ triển khai nhiều lực lượng hơn ở khu vực ngoài phạm vi bao trùm của lực lượng tấn công tầm xa Trung Quốc, nhằm mục đích dựa vào ưu thế khả năng cơ động mạnh, nhanh chóng tăng cường lực lượng tới khu vực mục tiêu khi xảy ra khủng hoảng.
Tân Hoa xã, TQ nói rằng: “Hai năm qua, dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hạm đội 3 (thường trú ở bờ biển phía tây nước Mỹ) đã nhiều lần lấy các danh nghĩa như đổi quân, diễn tập liên hợp… để đến Tây Thái Bình Dương, từng tốp máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ cũng luân phiên đóng ở căn cứ tuyến đầu, hiện có 12 chiếc triển khai ở Okinawa”.
“Hai là, tiếp tục tăng cường khả năng tác chiến đồng minh. Một số nước châu Á-Thái Bình Dương luôn là trận địa tuyến trước phòng bị Trung Quốc của Washington. Những năm gần đây, cùng với việc tăng cường sâu sắc đồng minh quân sự Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn, Mỹ-Australia, Mỹ còn liên tiếp lôi kéo Ấn Độ và các nước ASEAN”. – tuyền thông nhà nước TQ tuyên truyền.
Tân Hoa xã nói rằng “Bộ Tổng Tư lệnh Thái Bình Dương đã trở thành “phú ông tai họa đáng ghét” Theo THX, được kích thích bởi “chuyển dịch chiến lược sang hướng Đông” của Lầu Năm Góc, hai năm gần đây, Hải quân Mỹ liên tục điều chỉnh số lượng bố trí tàu chiến ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, chuyển nhiều tàu chiến hơn cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ.
Kế tiếp Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus, đầu tháng 8 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tái khẳng định, Hải quân Mỹ sẽ tái bố trí 270 tàu chiến, từ tỷ lệ 50% cho mỗi khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương hiện nay chuyển thành 60% cho khu vực Thái Bình Dương trước năm 2020.
Mỹ hiện bố trí 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 ở Okinawa, Nhật Bản.
Có phương tiện truyền thông cho rằng, so với một số Bộ Tư lệnh chiến lược khác, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương liên tục được tăng cường sức mạnh đã trở thành “phú ông tai họa” đáng ghét (tức mượn khủng hoảng để phát tài), nhưng công tác bảo đảm hậu cần có phần lạc hậu.
Do rất nhiều binh sĩ theo các loại tàu chiến được điều đến bờ biển Thái Bình Dương nước Mỹ, thậm chí khu vực xa hơn như Nhật Bản, Guam, dẫn đến một loạt vấn đề như tình hình nhà ở của binh sĩ trở nên căng thẳng, vợ chồng sống riêng ở hai nơi lâu ngày, việc giáo dục con cái khó khăn… liên tiếp xuất hiện. Nếu những vấn đề này không được giải quyết trong thời gian ngắn, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho tinh thần của binh sĩ Mỹ.
Báo TQ đánh giá chủ quan rằng: “Mâu thuẫn phe phái” trong nội bộ Hải quân Mỹ theo đó trầm trọng hơn. 6 tháng trước, Hải quân Mỹ giải tán Hạm đội Đại Tây Dương, đổi thành Bộ Tư lệnh Hạm đội, chủ yếu phụ trách huấn luyện, quản lý lực lượng trên biển ở vùng biển Đại Tây Dương. Có phân tích cho rằng, sự thay đổi này đã gây ra không ít hậu quả tiêu cực, bởi vì Hạm đội Đại Tây Dương không chỉ có thâm niên lâu nhất (thành lập năm 1906, sớm hơn 1 năm so với Hạm đội Thái Bình Dương), hơn nữa trong Chiến tranh Lạnh luôn là đơn vị có thực lực mạnh nhất của Hải quân Mỹ.
“Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, Hạm đội Đại Tây Dương dần có dấu hiệu bị “vắt chanh bỏ vỏ”, đến nay không chỉ bị mất tên gọi, các tàu chiến vốn có cũng liên tục được điều chuyển đến Thái Bình Dương, khiến cho không ít binh sĩ có thâm niên than phiền, thậm chí xuất hiện mâu thuẫn về kỹ thuật và nhân sự trong nội bộ các lực lượng”.
“Có dấu hiệu cho thấy, một số tướng lĩnh cấp cao Hạm đội Đại Tây Dương không cam chịu sự lãnh đạo của Hạm đội Thái Bình Dương, hơn nữa không hiểu rõ tình hình khu vực Thái Bình Dương, liền chây ỳ để bày tỏ bất mãn, trong đó một số người thậm chí coi thường đồng nghiệp ở Hạm đội Thái Bình Dương” – những bình luận đầy võ đoán của THX được đăng tải.
Quân đoàn viễn chinh số 3 của Quân đội Mỹ.
Lực lượng đánh bộ tinh nhuệ muốn “lùi để tiến”
Cùng phối hợp với sự thay đổi lớn về lực lượng trên biển, lính thủy đánh bộ, được quân Mỹ coi là lực lượng đột kích quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng liên tiếp rời khỏi Afghanistan, đi vào quỹ đạo mới “sẵn sàng chiến đấu chống Trung Quốc”.
Chuyên gia quân sự Nhật Bản Kosuke Takahashi cho rằng, mặc dù 4.700 binh sĩ của cụm viễn chinh 3 Lính thủy đánh bộ Mỹ sắp rút khỏi Okinawa, điều này hoàn toàn không có nghĩa là quân Mỹ tiến hành thu hẹp ở Tây Thái Bình Dương.
Trên thực tế, lực lượng đánh bộ Mỹ rút đi chỉ là phân tán đến các căn cứ khác ở khu vực Thái Bình Dương (như Guam và Hawaii), “hoàn toàn không có dấu hiệu rời khỏi châu Á-Thái Bình Dương”. Không chỉ có vậy, quân Mỹ còn đang tăng cường khả năng phản ứng nhanh cho lực lượng đánh bộ ở Okinawa, hành động đáng chú ý nhất là triển khai vĩnh viễn 24 máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey ở sân bay Futenma để thay thế cho máy bay trực thăng CH-46E cũ kỹ.
Kosuke Takahashi cho rằng, MV-22 giống như máy bay trực thăng có thể cất/hạ cánh thẳng đứng, đồng thời còn có tốc độ tuần tra như máy bay cánh cố định. Trong trạng thái bay thăng bằng, tốc độ, hành trình và khả năng tải trọng của máy bay này lần lượt gấp 2, gấp 4 và gấp 3 máy bay trực thăng thông thường.
Rõ ràng là, quân Mỹ vội vã triển khai MV-22 (loại máy bay vốn còn tồn tại vấn đề an toàn) ở căn cứ Futenma là có ý đồ tăng cường khả năng hợp tác phòng thủ Nhật Bản cho cụm viễn chinh 3 Lính thủy đánh bộ Mỹ, đồng thời “ngăn chặn có hiệu quả hơn các hành động quá khích của Quân đội Trung Quốc ở đảo Senkaku và eo biển Đài Loan”.
Mỹ có kế hoạch triển khai 24 máy bay cánh xoay MV-22 Osprey ở sân bay Futenma, Okinawa, Nhật Bản, hiện đã đưa 12 máy bay loại này đến Iwakuni,
Tờ “The Stars and Stripes” Mỹ cho rằng, do người dân địa phương liên tiếp phản đối, lô máy bay MV-22 Osprey đầu tiên đến Okinawa hiện vẫn chưa được phép bay. Nhưng, một tài liệu được Lính thủy đánh bộ Mỹ tiết lộ đã xác định rõ 6 tuyến huấn luyện bay tầm thấp ở Nhật Bản – lần lượt là tuyến tây bắc bay xuyên qua Akita, tuyến đông bắc bay xuyên qua Miyagi, tuyến Hokushinetsu xuyên qua Niigata, tuyến bán đảo Shikoku-Kii, tuyến Kyushu và tuyến quần đảo Amami.
Nếu được sắp đặt như vậy, thực sự có thể tránh trực tiếp bay qua 4 thành phố lớn của Nhật Bản gồm Tokyo, Osaka, Nagoya và Fukuoko, nhưng vẫn có thể bao trùm lên phần lớn các khu vực phía đông Nhật Bản.
Sau khi được Nhật Bản đồng ý, Lính thủy đánh bộ Mỹ còn có kế hoạch điều phân đội 2-6 máy bay MV-22 đến đồn trú định kỳ ở trạm hàng không lính thủy đánh bộ Iwakuni và doanh trại lớn Fuji ở đảo Honshu, mỗi lần làm nhiệm vụ từ 2-3 ngày.
Máy bay MV-22 ở doanh trại lớn Fuji dự định mỗi năm bay 500 lần, chiếm khoảng 10% trở lên tổng lượng hoạt động của căn cứ này; tình hình ở trạm hàng không Iwakuni cũng tương tự, hoạt động của máy bay Osprey chiếm khoảng 0,8% trở lên tổng lượng hoạt động của căn cứ này. Như vậy, đường bay của Osprey có thể mở rộng đến toàn bộ Nhật Bản.
Mỹ có kế hoạch triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore.
Theo GDVN
Mỹ tái khẳng định triển khai máy bay Osprey ở Okinawa
Mỹ cho rằng, triển khai máy bay MV-22 Osprey tại Nhật Bản là cần thiết và không thể thiếu đối với các lực lượng đóng quân trên thế giới của họ.
Máy bay vận tải MV-22 Osprey cất/hạ cánh thẳng đứng của Lính thủy đánh bộ Mỹ.
Ngày 13/7, mạng Tin tức Trung Quốc dẫn nguồn tin từ hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, tại cuộc họp báo ngày 12/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Little đã tái khẳng định sự cần thiết của việc triển khai máy bay vận tải cất/hạ cánh thẳng đứng MV-22 Osprey ở sân bay Futenma, Okinawa, Nhật Bản
Ông cho biết, Quân đội Mỹ đều đã triển khai máy bay Osprey ở các nơi trên thế giới, trong đó có các khu vực xung đột, loại máy bay này "không thể thiếu đối với các lực lượng Mỹ".
Trước khi triển khai ở Okinawa, máy bay Osprey sẽ được vận chuyển đến căn cứ Iwakuni ở tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản.
Những lời kêu gọi phản đối triển khai máy bay vận tải Osprey ở các khu vực như Okinawa, Iwakuni trong nước Nhật Bản đang lên cao. Về vấn đề này, Little cho biết, Mỹ "hiểu được và quan tâm đến dư luận của Nhật Bản".
Little còn cho biết, đã thông báo cho Nhật Bản về tình hình điều tra 2 sự cố rơi máy bay Osprey liên tiếp xảy ra sau tháng 4/2012. Ông cho biết, máy bay Osprey là "máy bay có kỷ lục bay rất tốt", sử dụng nó nói chung rất thuận lợi.
12 máy bay Osprey triển khai ở Okinawa sẽ được chuyển đến Iwakuni bằng tàu trước ngày 24/7/2012.
Máy bay vận tải kiểu mới - máy bay cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ.
Theo GDVN
Từ Guam, máy bay ném bom B-1 Mỹ có thể bao trùm toàn bộ biển Đông Máy bay ném bom B-1 sẽ chuyển hướng tới châu Á, nhằm vào các mục tiêu trên biển và các mục tiêu trong đất liền Trung Quốc. B-1B Lancer là một trong những loại máy bay ném bom chiến lược tốt nhất hiện nay của Mỹ. Báo Trung Quốc viết, ngày 9/7, trang mạng "Nước Mỹ ngày nay" Mỹ đưa tin, cùng với...