Tân Hiệp Phát khởi công cây cầu thứ 12, đã có hàng trăm ngàn người dân hưởng lợi
Tập đoàn Number 1 – Tân Hiệp Phát vừa khởi công cây cầu thứ 12 tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Như vậy sau hơn nửa năm triển khai, chương trình đã khởi công được 12 cây cầu thép dây văng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đưa con số người dân được hưởng lợi trực tiếp lên hàng trăm ngàn.
Vùng đất mũi Cà Mau sông nước mênh mông, có những nơi đã có cây cầu nhưng nằm trong vùng ngập mặn nên cầu chỉ sử dụng được một thời gian ngắn là hư hỏng, dẫn đến nguy hiểm cho những người lưu thông trên cầu, đặc biệt là những học sinh đi học hàng ngày.
Điển hình là cây cầu Cựa Gà, ấp 8, xã Tân Lộc bắc qua sông Cựa Gà ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, bị bong tróc bê tông, lòi cả sắt ra ngoài, phải dùng cây gỗ chống đỡ. Hơn 1200 hộ dân trong xã thường xuyên phải đi lại trên cây cầu như thế ai cũng cảm thấy bất an vì không biết lúc nào cầu sẽ sập.
Cầu Cựa Gà, ấp 8, xã Tân Lộc bắc qua sông Cựa Gà ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, bị bong tróc bê tông, lòi cả sắt ra ngoài, phải dùng cây gỗ chống đỡ.
Ở Ấp 8, xã Trí Lực, với dân số trên 7.000 người còn khổ hơn nhiều vì không có cây cầu bắc qua kênh Kiểm để đi lại. Ý tưởng làm một cây cầu cũng có từ rất lâu rồi, nhưng ngặt nỗi lòng sông rộng trên 35 m, nước chảy siết, nếu bắc cầu tạm thì không đủ vững chắc, làm cầu kiên cố thì không đủ kinh phí. Chính quyền địa phương dù biết nhưng lực bất tòng tâm, còn người dân thì quá nghèo chỉ có thể lo “chạy ăn” từng bữa mà không thể làm gì hơn được.
Không hiếm những cảnh các em học sinh sau khi tan học phải đứng bên bờ sông đợi cha mẹ chèo ghe đón về, nhiều hôm cha mẹ có việc đi đón trễ mà đứng bên bờ đói meo bụng.
Chiếc phà ở Ấp 8, xã Trí Lực là phương tiện chở bà con qua kênh Kiểm
Cô Nguyễn Hồng Gấm chèo đò đưa khách qua kênh Kiểm được 6 năm cho biết: “Người ta qua lại tôi lấy cũng có hai ngàn một chiếc xe máy vậy đó, còn đi bộ thì khỏi. Tôi mong có chiếc cầu qua đây dữ lắm, mấy hôm nửa đêm đau bệnh, đi qua đi lại nó khó dữ lắm. Ngày nào tôi cũng ra đây đúng 11h ngồi canh để đưa mấy đứa nhỏ kịp đi học đúng giờ. Lúc nào cũng vậy, phải có một người ở nhà đưa đò, không nghỉ được.”
Hai đội của hai xã Tân Lộc và Trí Lực thi đấu trong chương trình “Nhịp cầu ước mơ”.
Video đang HOT
Thấu hiểu những khó khăn của bà con, nhãn hàng Trà thảo mộc Dr Thanh của Tập đoàn Number 1 đã phối hợp cùng chính quyền địa phương đi khảo sát và chọn ra xã Tân Lộc và Trí Lực tham gia chương trình “Nhịp cầu ước mơ”.
Theo đó, hai xã sẽ trải qua những phần thi đấu mô phỏng sự khó khăn khi không có cây cầu, xã nào giành chiến thắng sẽ giành được quyền xây dựng chiếc cầu thép dây văng trị giá 700 triệu đồng. Xã thua cuộc sẽ nhận được phần thưởng 50 triệu đồng nộp về Quỹ Hỗ trợ người nghèo của xã.
Buổi lễ khởi công cây cầu diễn ra ngay sau phần thi đấu
Cho đến tháng 06/2016, sau hơn nửa năm triển khai chương trình, Tập đoàn Number 1 – Tân Hiệp Phát đã khởi công được 12 cây cầu tại các tỉnh ĐBSCL (Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau). Trong số đó có 6 cây cầu đã được khánh thành tại các tỉnh: Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, góp phần giải quyết nhu cầu đi lại cho hàng trăm ngàn người dân.
Theo_An ninh thủ đô
Báo Financial Times viết về cuộc đời "vua trà Việt Nam"
Tờ báo kinh tế Financial Times (FT) vừa có bài viết nói về cuộc đời của "vua trà Việt Nam" - Trần Quý Thanh.
Tờ báo kinh tế Financial Times (FT) vừa có bài viết nói về cuộc đời của "vua trà Việt Nam" - Trần Quý Thanh.
Mở đầu bài viết, Financial Times viết, sau gần 40 năm, Tập đoàn Tân Hiệp Phát do " vua trà Việt Nam" Trần Quý Thanh (Dr.Thanh) sáng lập đã trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước giải khát lớn nhất trong nước.
Tuy nhiên, để có được thành công như ngày hôm nay là cả một quá trình nỗ lực của con người vốn ham học hỏi và đam mê kinh doanh này.
Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh. Ảnh FT.
Từ cậu bé mồ côi...
Sau khi mẹ qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi năm 1962, ông Thanh, khi đó mới 9 tuổi, đã được đưa tới một trại trẻ mồ côi ở miền Nam Việt Nam.
Trong quãng thời gian đó, có những khi ông bị nhốt cả đêm với... lợn vì cãi nhau với bạn bè. Nhưng cũng từ đó, ông chiêm nghiệm ra một điều rằng: "Muốn tồn tại thì phải chiến đấu đến cùng".
Vào năm 1977, hai năm sau giải phóng Sài Gòn, ông Thanh bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất men. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh, tình trạng lạm phát cao khiến giá men sụp đổ vào năm 1979. Sau đó, ông chuyển sang ngành sản xuất đường rồi tiếp đến là vàng,...
"Tôi đã kiếm được rất nhiều tiều. Trong một ngày, tôi có thể kiếm được ba chỉ vàng. Một chỉ có thể mua được một ngôi nhà và khi đó, tôi có thể mua tới ba ngôi nhà một ngày", ông Thanh nhớ lại.
Vào năm 1992, Chính phủ quyết định sẽ cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Năm 1995, Tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, lần đầu tiên mở cửa cho các ngành thương mại quốc tế phổ biến sau 20 năm. Không bỏ lỡ cơ hội đó, người đàn ông sinh năm 1953 đã quyết định thành lập cơ sở sản xuất bia Bến Thành.
... trở thành ông chủ Tân Hiệp Phát
Mặc dù khởi nguồn của Tân Hiệp Phát là sản xuất bia từ năm 1990 nhưng sau 10 năm, công ty này chuyển hướng sang lĩnh vực nước giải khát.
Khi đó, công ty đã trở thành nhà sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất Việt Nam, với khoảng 5.000 nhân viên trên toàn quốc và chỉ nằm dưới thị phần so với công ty sản xuất nước ngọt đa quốc gia như Coca-Cola.
Ông chủ Tân Hiệp Phát. Ảnh Bizlive.
Theo ước tính của các chuyên gia phân tích thị trường, Tân Hiệp Phát chiếm giữ 20-30% thị phần của thị trường nước giải khát trong nước. Trong năm 2011, theo số liệu mới nhất từ Nielsen, thị phần của công ty bao gồm các sản phẩm như trà thảo dược, nước tăng lực và sữa đậu nành là khoảng 24%.
Những sự kiện đáng nhớ của Tân Hiệp Phát đó là: Năm 2001, ra mắt sản phẩm nước tăng lực mang nhãn hiệu Number. Năm 2006, ra mắt Trà Xanh Không Độ. Năm 2009, tung ra sản phẩm Dr Thanh trên thị trường... Từ đó, Tân Hiệp Phát trở thành cái tên nổi lên trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam.
Chiến thuật "tập trung và khác biệt"
Sau sự thành công của Number One, Tân Hiệp Phát tiếp tục gây tiếng vang với sản phẩm trà xanh không độ rồi trà thảo mộc Dr.Thanh.
Ông Thanh lựa chọn chiến thuật "tập trung và khác biệt" với quan niệm "không cung cấp cho thị trường những sản phẩm mình có, chỉ cung cấp những sản phẩm thị trường cần".
"Vua trà Việt Nam" Trần Quý Thanh luôn coi yếu tố quyết định đối với nghiệp kinh doanh là sự hiểu biết về thị trường tiêu dùng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Bên cạnh việc điều hành Tân Hiệp Phát, ông Thanh còn đạt được tấm bằng Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Southern California . Mỗi ngày, ông đều dành nhiều tiếng đồng hồ để đọc sách, nâng cao kiến thức và sự hiểu biết.
Theo ông Thanh, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ còn gặp khó khăn hơn nữa trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, ông luôn giữ quan điểm, chiến đấu đến cùng để tồn tại và khẳng định: "Chúng tôi sẽ cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước ngoài".
Sau nhiều thập kỷ chiến đấu để tồn tại trong một trong những môi trường khắc nghiệt nhất đối với doanh nghiệp tư nhân, ông Thanh chia sẻ rằng, những thách thức đến từ Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) là những thách thức mà ông đã chuẩn bị đón nhận trong suốt cả cuộc đời.
An An (Theo FT)
Theo_Kiến Thức
Nhà máy Hoa Sen Nghệ An ra đời cuộn tôn thương phẩm đầu tiên Sáng 6/6, Nhà máy Hoa Sen Nghệ An tại KCN Đông Hồi (thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) đã chính thức đưa vào vận hành dây chuyền mạ công nghệ NOF công suất thiết kế 400.000 tấn/năm và sản xuất thành công cuộn tôn thương phẩm đầu tiên, sau hơn 11 tháng khởi công xây dựng. Nhà máy Hoa Sen Nghệ An...