Tan ‘giấc mơ’ cây xoan Mường Lát: dân biết trồng cây gì?
“Không nên tiếp tục trồng xoan nữa mà nên tìm một loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”.
Đó là phát biểu của Chủ tịch HĐND huyện, nguyên Bí thư Huyện ủy huyện ủy huyện Mường Lát ( Thanh Hóa), ông Lương Minh Thông khi được PV Báo Pháp Luật TP. HCM đặt câu hỏi về dự án trồng xoan gần 1 thập kỷ đi qua đến nay đã đạt được những kết quả gì; vì sao nhiều người dân mong muốn được thay thế cây xoan bằng một loại cây khác để có hiệu quả kinh tế cao hơn.
“Cử tri nói không hiệu quả”
Trao đổi với PV Báo Pháp Luật TP. HCM , ông Lương Minh Thông, Chủ tịch HĐND huyện Mường Lát thông tin: “Tại nhiều kỳ họp HĐND huyện Mường Lát, cử tri có ý kiến về việc chậm thu hoạch và nói thẳng cây xoan không hiệu quả.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, nhưng huyện không thể trả lời ngay được mà chỉ thấy thực tế là như thế thôi. Huyện đã báo cáo lên tỉnh, tuy nhiên tỉnh chưa có đánh giá tổng kết thì chưa thể cho dân khai thác hay chuyển đổi cây trồng được.
Nhưng ở đây, cũng khẳng định rằng trồng xoan là một chủ trương lớn, đúng đắn của tỉnh Thanh Hóa. Vì thế, để triển khai dự án thì Trung ương cấp gạo hỗ trợ trong 7 năm cho đến khi thu hoạch xoan.
Ông Lương Minh Thông, Chủ tịch HĐND huyện biên giới Mường Lát kỳ vọng đồng bào sớm thoát nghèo bằng một loại cây khác phù hợp với thổ nhưỡng hơn cây xoan. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Một là cái được, trồng xoan thì trồng trên đất trống, đồi trọc, đất canh tác làm ngô, làm lúa, làm nương. Nên sau khi trồng xoan người dân không còn phát rẫy, đốt nương vì thế đã giảm đất trống, đồi trọc, chống được xói mòn, tăng độ che phủ rừng từ 54,6% năm 2011 đến đến nay là 76,33%.
Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tôn trọng rừng của bà con. Vậy là vừa trồng, chăm sóc xoan, lại vừa có gạo ăn nên cũng đỡ khổ hơn.
Video đang HOT
“Còn về hiệu quả của cây xoan có hay không thì mình đi đã cũng thấy. Trong khoảng 3 năm đầu tiên cây xoan rất tốt, nhưng đến năm thứ 4 xoan không còn phát triển nữa hoặc phát triển chậm, thân cây nhỏ. Tôi cũng không hiểu tại sao nữa”, ông Thông nói.
Giấc mơ xoan đi về đâu?
Ngót thập đã qua rồi, những đứa trẻ sinh ra cùng thời điểm đã theo mẹ lên nương nhưng chỉ có cây xoan là vẫn thế. Cùng với đó những kỳ vọng của người dân cũng vơi dần theo mỗi mùa trăng.
Chủ tịch HĐND huyện Mường Lát Lương Minh Thông kể: “Lẽ ra, năm 2019 dự án 147 đã tổng kết rồi, nhưng huyện không đủ chức năng, thẩm quyền nên không đánh giá được mà phải chờ những người có trình độ, chuyên môn đánh giá. Nhưng rồi đến nay, cử tri chính quyền và bà con nhân dân chờ phản hồi từ tỉnh.
Theo tôi, sau khi tổng kết dự án này thì không nên trồng xoan nữa mà nên lựa chọn một loại cây trồng khác và phải đánh giá, thẩm định một cách tỷ mỷ, khoa học dựa trên các nghiên cứu từ thực tế thì mới mong đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tôi chỉ nói như thế này, trồng cây khác thì hàng nằm vẫn thu hoạch được, còn trồng cây xoan thì thời gian lâu quá, trong khi không còn đất xen canh, tăng vụ.
Cử tri, người dân mong mỏi chính quyền tỉnh Thanh Hóa sớm có quyết sách mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào huyện biên giới Mường Lát. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, ông Nguyễn Văn Bình cho biết: “Cử tri, người dân trên địa bàn đánh giá là hiệu quả kinh tế của cây xoan là rất thấp. Từ đó, người dân cũng mong muốn trồng một loại cây gì đó có hiệu quả kinh tế cao hơn cây xoan.
Như đã biết thì điều kiện đất đai, khí hậu của Mường Lát rất khắc nghiệt, tầng đất mỏng vì thế cần có một loại cây phù hợp hơn. Hiện nay huyện cũng đã có tờ trình đề nghị tỉnh đưa các chuyên gia nông nghiệp vào để phân tích chất đất, khí hậu trên địa bàn Mường Lát.
Từ đó đưa ra danh sách các cây trồng phù hợp hơn là cây xoan, nhằm vẫn đảm bảo độ che phủ rừng, chống xói mòn lại có hiệu quả kinh tế cao hơn”, ông Bình kiến nghị.
Chủ tịch UBND huyện Mường Lát trao đổi với Báo Pháp Luật TP. HCM về việc lựa chọn cây trồng phù hợp với Mường Lát thay vì cây xoan. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Có lẽ, cứ thế đồng bào nơi đây vẫn mỏi mòn, chờ đợi thoát nghèo. Còn những cánh rừng xoan vẫn không chịu lớn. Những cánh hoa xoan cuối mùa tháng 3 cũng rụng rơi theo “dải lụa” sông Mã gửi về xuôi bao hy vọng sau những đêm dài trăn trở, mong chờ về một tương lai tốt đẹp hơn.
Đồng chí Trần Văn Nam làm Bí thư Huyện ủy Bình Chánh
Đồng chí Trần Văn Nam, Thành ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM được Ban Thường vụ Thành ủy điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh nhiệm kỳ 2020-2025.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao quyết định cho đồng chí Trần Văn Nam. Ảnh:VIỆT DŨNG
Chiều 12-4, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM chủ trì lễ trao quyết định cán bộ tại Huyện ủy huyện Bình Chánh.
Theo quyết định, Ban Thường vụ Thành ủy điều động, chỉ định đồng chí Trần Văn Nam, Thành ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh nhiệm kỳ 2020-2025.
Đồng chí Trần Văn Nam sinh năm 1970, quê quán tỉnh Quảng Ngãi, có trình độ tiến sĩ Luật, Cao cấp Lý luận chính trị. Đồng chí từng công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân, Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Hóc Môn, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM. Từ tháng 11-2014, đồng chí giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM.
Trước đó, Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh là đồng chí Trần Hoàng Quân đã được Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM điều động, phân công đến nhận nhiệm vụ tại UBND TPHCM để được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM.
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết, từ sau Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã quyết định sắp xếp, bố trí một số trường hợp cán bộ cho phù hợp với thực tiễn, thực hiện đúng công tác nhân sự trước Đại hội.
Đồng chí hoan nghênh ý thức trách nhiệm, sự ủng hộ của hai đồng chí Trần Văn Nam, Trần Hoàng Quân trước quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, hoan nghênh Huyện ủy Bình Chánh và lãnh đạo Sở Xây dựng, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đã ủng hộ tuyệt đối sự phân công của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên đánh giá, đồng chí Trần Văn Nam về nhận công tác tại Huyện ủy Bình Chánh trong điều kiện có những thuận lợi cơ bản, bắt tay vào triển khai ngay những nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh lần thứ XII đề ra và Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đang triển khai. Đồng chí Trần Văn Nam từng được phân công làm công tác kiểm tra ở huyện Bình Chánh, nên am hiểu tình hình, chia sẻ khó khăn thuận lợi ở địa bàn.
Đối với đồng chí Trần Hoàng Quân nhận nhiệm vụ mới tại Sở Xây dựng, đồng chí Bí thư Thành ủy TPHCM cũng đánh giá có những thuận lợi cơ bản và những khó khăn không nhỏ như vậy.
"Nhưng với người thiếu kinh nghiệm, năng lực, ý chí bản lĩnh thì thấy khó khăn sẽ chùn bước. Còn những người đã được kinh qua, đào tạo, rèn luyện, thử thách, luôn có bản lĩnh sẵn sàng đối mặt, vượt qua khó khăn, tôi tin các đồng chí sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao", đồng chí Nguyễn Văn Nên nói.
Đồng chí đề nghị trong tháng 4, hai đồng chí Trần Văn Nam, Trần Hoàng Quân sẽ hoàn chỉnh chương trình hành động để làm căn cứ cho cấp trên kiểm tra, nhân dân giám sát, phân tích.
Bí thư Nguyễn Văn Nên gửi gắm Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Chánh sẽ luôn là một khối đoàn kết, thống nhất; người đứng đầu Đảng bộ huyện Bình Chánh phải là trung tâm đoàn kết, tiêu biểu gương mẫu, xứng đáng là niềm tin yêu của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các đồng chí cán bộ trong hệ thống chính trị của huyện.
Phát biểu nhận nhiệm vụ và trình bày chương trình hành động, đồng chí Trần Văn Nam bày tỏ, đây là niềm vinh dự, là trọng trách mà Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã tin tưởng giao cho. Đồng chí khẳng định sẽ cùng tập thể Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, cả hệ thống chính trị của huyện cùng chung sức, chung lòng, đoàn kết, thống nhất thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ huyện Bình Chánh nhiệm kỳ 2020-2025.
Đồng chí Trần Văn Nam phát biểu nhận nhiệm vụ. Ảnh: VIỆT DŨNG
Tân Bí thư Huyện ủy Bình Chánh Trần Văn Nam cho biết, trước hết sẽ tiếp tục xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chấp hành và trong hệ thống chính trị của huyện. Đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Bên cạnh đó, quan tâm công tác cán bộ, nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ kế thừa; nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Đồng thời, sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các tệ nạn xã hội và tội phạm trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó sẽ tiếp tục tập trung khắc phục những hạn chế, thiếu sót và vi phạm mà các Đoàn kiểm tra, thanh tra đã kết luận và xem đây là bài học; kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên cố tình vi phạm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ.
Để hoàn thành tốt chương trình hành động trên, đồng chí rất mong lãnh đạo TPHCM tiếp tục quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn cho Huyện Bình Chánh kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của huyện. Đồng chí Trần Văn Nam mong muốn Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban chấp hành Đảng bộ huyện đoàn kết, chia sẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thêm 2.339ha đất được chuyển đổi sản xuất Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang cho biết, vụ đông xuân 2020-2021, có khoảng 2.339ha đất đã được chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây ăn trái. Chuyển đổi đất sang trồng rau cho hiệu quả kinh tế cao hơn Cụ thể, có 846ha chuyển đổi sang trồng rau dưa các loại...