Tận dụng giọng nói đầy quyền lực của “chị Google”, ông bố khiến con sợ xanh mặt phải buông điện thoại đi ngủ ngay lập tức
Làm thế nào để trẻ xem tivi, điện thoại và ipad ít đi là một trong những điều trăn trở của các ông bố bà mẹ, nhất là trong thời đại của những tiến bộ và bùng nổ công nghệ như ngày nay.
Dù không muốn nhưng cũng phải thừa nhận rằng, đối với hầu hết các bậc phụ huynh, việc chăm sóc trẻ đã khó nhưng nuôi dạy trẻ thế nào còn khó hơn gấp bội, nhất là với thế hệ Alpha – những đứa trẻ sinh ra đã gắn liền với thiết bị điện tử.
Mới đây, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội Tiktok vô cùng hài hước và dễ thương nhưng lại khiến dân tình phát sốt trước ý tưởng “cai nghiện” điện thoại cho trẻ của các ông bố bà mẹ thông minh. Chưa kể, đoạn clip này còn khiến nhiều mẹ ngạc nhiên trước chức năng “thần thánh” và hữu ích của Google.
Bé gái đang say mê xem điện thoại, bỗng nghẹ giọng chị Google cất lên liền răm rắp nghe theo.
Tận dụng ngay giọng nói đầy lạnh lùng và vô cảm của “chị Google” bằng chiếc điện thoại (hoặc ipad) đang khiến trẻ không rời nổi mắt, cùng ông bố với tài diễn xuất “diễn mà như không diễn”, cô bé trong đoạn clip đã ngay lập tức buông chiếc điện thoại xuống và ngoan ngoãn đi ngủ trong vòng tay bố khiến cư dân mạng được một trận cười sảng khoái. Nói là “gậy ông đập lưng ông” cũng chẳng sai chút nào đâu mà!
- “Hồi đó thì sợ ông Ba Bị, ông Kẹ bà Kẹ, giờ thì sợ chị Google. Đáng yêu quá đi!”
- “Trước mình bật lên suốt, dọa cho mấy đứa em ngủ không thì 1 mình quản cả lũ chúng nó không thể nào nói nổi. Bật cái này phát huy tác dụng lắm mọi người ạ! Sợ xanh mắt, nghe theo răm rắp luôn!”
- “Hệt đứa nhà mình, cứ mở chị Google ra là ngoan như cún ngay. Đang khóc thét cũng phải nín vội.”
Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải, rất nhiều các mẹ liền lao vào hỏi cách thực hiện để cùng làm theo. Nghe vẻ cũng đã có nhiều gia đình thử nghiệm và thu về kết quả thành công mỹ mãn đấy chứ!
Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã lập tức nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo cư dân mạng.
Song, với biểu cảm và khuôn mặt đáng thương của cô bé, đã có không ít người đưa ra lời khuyên không nên dùng cách này quá nhiều bởi có thể ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
- “Ám ảnh luôn. Nhưng đừng lạm dụng nhé. Em nghe mà còn sởn gai ốc huống hồ là các cháu.”
- “Tác dụng thật đấy! Xem ra bé có vẻ rất hoảng khi nghe giọng. Liệu có ảnh hưởng tâm lí của bé không ạ các mẹ?”
Dạy dỗ trẻ đúng là một hành trình đầy gian khó và cần nhiều sự kiên nhẫn, mà giúp trẻ cai nghiện điện thoại cũng khó khăn chẳng kém, khiến các ông bố bà mẹ phải liên tục suy nghĩ để tìm giải pháp, nhưng dẫu thế nào thì bố mẹ cũng nên điều chỉnh và thực hiện cách thức phù hợp với con mình. Không nên lạm dụng quá đà để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của các bé.
Hướng dẫn cách sử dụng “chị Google”
Bước 1:
Tải và cài đặt ứng dụng Google Dịch cho thiết bị của bạn bằng cách tải trực tiếp trên Google Play hoặc App Store.
Bước 2:
Tại giao diện chính của Google bạn hãy nhập đoạn văn bản muốn chuyển đổi thành giọng nói.
Sau khi nhập xong, bạn nhấn phím mũi tên phía dưới đoạn văn bản đã được dịch.
Bước 3:
Ngay sau đó sẽ xuất hiện biểu tượng hình loa, bạn hãy nhấn vào biểu tượng đó để nghe chị Google đọc. Google Dịch có thể đọc bằng mọi ngôn ngữ, do vậy bạn hãy lưu ý lựa chọn loại ngôn ngữ mình muốn trước khi chuyển đổi.
Con xem điện thoại suốt ngày, mẹ lập chiêu trị không quát mắng đòn roi, bé nghe răm rắp
Kể từ lần đó, cậu bé có được cho phép cũng không dám dùng điện thoại nữa.
Trong thời đại hiện nay, khối lượng công việc ngày càng nặng nề và quỹ thời gian ngày càng hạn hẹp, rất khó cho các bậc phụ huynh để dành nhiều thời gian ở bên cạnh chăm sóc con cái. Không ít cha mẹ đã "giao phó" con mình cho chiếc điện thoại để chơi game hay xem phim hoạt hình,...
Tuy nhiên, điều này lại gây ra những hậu quả vô cùng tay hại như ảnh hưởng đến thị lực, học tập giảm sút,... và dù cha mẹ nhắc nhở thế nào trẻ cũng không chịu nghe. Chính vì thế câu hỏi luôn khiến nhiều cha mẹ băn khoăn nhất đó là làm thế nào để con bớt dùng điện thoại đi?
Gần đây, câu chuyện "cai điện thoại" cho con trai vô cùng hài hước của một bà mẹ trẻ đã một phen gây bão cộng đồng mạng. Được biết, chuyện đã xảy ra cách đây khá lâu, tuy nhiên khoảng thời gian nghỉ dịch vừa qua trẻ ở nhà nhiều, nghiện điện thoại nên các bà mẹ lại thi nhau chia sẻ lại cách "cai nghiện" hiệu quả cho con.
Theo đó, vì cậu con trai sử dụng điện thoại quá nhiều nhưng hai vợ chồng chị đã dùng nhiều cách mà cậu bé vẫn một mực xem điện thoại. Dùng cả biện pháp mạnh là tịch thu điện thoại thì cậu bé lại ăn vạ, la hét, khóc lóc ầm ĩ.
Người mẹ vốn biết sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến trẻ nhỏ, đặc biệt là thị lực của trẻ. Vì vậy, sau nhiều lần suy nghĩ và tham khảo các ý kiến trên mạng, cuối cùng người mẹ đã nghĩ ra một cách chắc chắn có thể khiến con trai chị sẽ "cai" được điện thoại.
Tối hôm đó, khi con trai muốn xem điện thoại, người mẹ cho cậu bé xem thả ga. Cậu bé dán mắt vào điện thoại suốt buổi tối, đến khi ngủ, tay vẫn đang cầm chiếc điện thoại. Đó cũng là khi người mẹ bắt đầu hành động. Người mẹ này đã lấy phấn mắt của mình ra và tô đen lên hốc mắt của đứa trẻ, trông giống như quầng thâm.
Sáng hôm sau, cậu bé thức dậy, khi nhìn vào gương, thấy đối mắt thâm quầng của mình, cậu bé hoảng hồn khóc thét. Ngay lúc đó, người mẹ chạy đến và nhắc lại cho cậu bé nhớ những tác hại của việc xem điện thoại quá nhiều mà chị đã nhai đi nhai lại cho cậu bé nghe.
Kể từ lần đó, cậu bé có được cho phép cũng không dám dùng điện thoại nữa.
Sau khi câu chuyện được chia sẻ, không ít bà mẹ học tập phương pháp độc đáo của người mẹ trẻ. Có mẹ thành công, nhưng cũng có một số phụ huynh thì không. Điều này phụ thuộc vào đội tuổi và độ nhận thức của trẻ. Vì vậy, đây không hẳn là một giải pháp hiệu quả.
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề nghiện chơi điện thoại của trẻ em?
Theo các chuyên gia tâm lý, khi trẻ nghiện điện thoại hay nghiện chơi game, cha mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:
Không nên đe dọa hay cấm trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Công nghệ không có lỗi, các biện pháp ép buộc không phải giải pháp tốt. Chính sự ngăn cấm mới chính là nguồn gốc gây nên sự mất tập trung của trẻ.
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân chính là do cơ thể con người luôn cần các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Trí não của trẻ cũng như vậy. Việc cấm đoán con trẻ sẽ làm chúng cả ngày chỉ nghĩ đến điện thoại và máy tính. Sự "thèm khát" do không được thỏa mãn ham muốn sẽ khiến trẻ bị mất tập trung mà thôi.
Tổ chức Sức khỏe Cộng đồng Malaysia (Public Health Malaysia) cũng đã chia sẻ rằng các bậc cha mẹ không nên ngăn con cái của mình sử dụng điện thoại bằng cách dọa nạt trẻ. Tổ chức này giải thích rằng việc dọa con như thế có thể dẫn đến trải nghiệm đau thương cho trẻ và sẽ tồn tại mãi trong trí nhớ của chúng.
Thiết lập cho trẻ các nguyên tắc dùng điện thoại
Thay vì cấm đoán trẻ sử dụng điện thoại. Cha mẹ vẫn nên cho trẻ tiếp xúc với điện thoại vì trong thời đại công nghẹ thông tin, sẽ rất thiệt thòi cho trẻ nếu chúng không biết cách sử dụng các thiết bị thông minh. Tuy nhiên, điều quan trong là cha mẹ nên đặt ra các nguyên tắc khi sử dụng điện thoại.
Các bậc cha mẹ phải quản lý chặt chẽ con cái ngay từ khi còn nhỏ, cho trẻ sử dụng điện thoại di động vào một thời điểm cố định hàng ngày.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, cha mẹ cần là một tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử dụng các thiết bị di động để chơi game, internet và mạng xã hội, bởi vì mọi thái độ và hành động của các bậc phụ huynh luôn là bài học thực tiễn sâu sắc để các con noi theo và học tập mỗi ngày.
Mang đến cho trẻ những hoạt động giải trí khác
(Ảnh minh họa)
Muốn con cai điện thoại, cha mẹ thật sự không cần phải đe dọa con về tác hại của điện thoại như bà mẹ trẻ trong câu chuyện trên. Trên thực tế, cha mẹ chỉ cần tạo điệu kiền cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí khác như chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa, chơi các loại đồ chơi lành mạnh và kích thích phát triển trí não như xếp hình, lego,...
Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi thể thao, cùng con đi tham quan, du lịch,... Các hoạt động này vừa có thể mang lại cho trẻ những trải nghiệm lý thú vừa khiến trẻ quên mất sự tồn tại của chiếc điện thoại di động.
Thầy giáo giảng bài say sưa nhưng đập vào mắt mọi người là 1 "vật thể lạ" trên bảng, ai ấy chỉ muốn gào hét bài "Ước gì" của Mỹ Tâm Hình ảnh thầy giáo cầm trên tay vật đắt tiền ngay lập tức nhận được sự quan tâm, thích thú của đám học trò. Học sinh có lẽ đã quen thuộc với hình ảnh chỉn chu của giáo viên mỗi khi lên lớp với việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ dạy học, bài vở, giáo trình. Tuy nhiên phải làm thế nào...