Tận dụng cơ hội, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang Cuba
Sáng 18/12, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo phổ biến Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba. Đây là hiệp định đầu tiên của Cuba với một đối tác châu Á.
Da giày là một trong những mặt hàng xuất khẩu sang Cuba. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, hội thảo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt các thông tin về cam kết của Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba, cơ hội, thách thức, cũng như khả năng tận dụng hiệp định đối với doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Cuba.
Bên cạnh đó, hội thảo mang tới cơ hội giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có những tác động mạnh mẽ tới thương mại quốc tế.
Tại hội thảo, các đai biểu đã được phổ biến các nội dung tổng quan về cam kết ưu đãi thuế quan và quy tắc xuất xứ trong hiệp định; cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Cuba; cũng như thảo luận về khả năng tận dụng hiệp định đối với doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Cuba.
Video đang HOT
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam – Cuba đạt 226,81 triệu USD; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Cuba đạt 221,62 triệu USD, nhập khẩu từ Cuba đạt 5,19 triệu USD.
10 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 102 triệu USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Cuba 100 triệu USD, Việt Nam nhập khẩu từ Cuba 2 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Cuba là cà phê, sản phẩm hoá chất, dệt may, giày dép…, và gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Cuba chủ yếu là vắc xin và dược phẩm.
Về đầu tư, Việt Nam hiện có 4 dự án đã được cấp phép đầu tư tại Cuba, với tổng số vốn đăng ký lên tới hàng chục triệu USD; trong đó, 2 dự án đã đi vào hoạt động, 2 dự án đang trong giai đoạn tích cực chuẩn bị để sớm đi vào triển khai.
Trước đó, Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba được ký tại Hà Nội ngày 9/11/2018 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2020.
Hiệp định được kỳ vọng đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Cuba, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là sẽ tạo ra đột phá cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Cuba. Đồng thời, thúc đẩy kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều, góp phần đưa quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Cuba lên tầm cao mới.
Hiệp định gồm 14 chương, bao gồm các quy định về thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hợp tác kinh tế và thương mại…
Tại hiệp định, hai bên cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế đối với gần 100% mặt hàng đang nhập khẩu từ thị trường hai nước Việt Nam – Cuba trong vòng 5 năm.
Chủ tịch Vinatex: Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu vải từ Hàn Quốc để có thể đáp ứng 50% quy tắc xuất xứ từ EU
Trong 5 năm qua, Viêt Nam nhâp khâu lương vai tư Han Quôc lơn thư hai, sau Trung Quôc, mưc đô trung binh lên tơi 2 ty USD/năm, chiêm ty trong tư 17-18% tông kim ngach nhâp khâu vai cua Viêt Nam/năm. Riêng Viêt Nam co 30% lương vai san xuât trong nươc, 70% lương vai nhâp khâu.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết mở ra cơ hội lớn cho xuất nhập khẩu nói chung và ngành dệt may nói riêng của Việt Nam. Dù vậy, trong EVFTA, điêu dêt may Viêt Nam lo lăng nhât la quy tăc xuât xư tư vai, bơi hiên tai, nguôn san xuât vai gân như vân tăc nghen tai Viêt Nam vi nhiêu ly do.
Theo cam kết tại EVFTA, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, để hưởng lợi ích về cắt giảm thuế quan, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ rất chặt chẽ, trong đó, quy tắc xuất xứ "từ vải trở đi" với yêu cầu vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam, hoặc các nước thành viên EU.
Trong bối cảnh đó, ty lê nôi đia hoa tăng lên khi Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa hai nước mở ra cơ hội mới cho dệt may Việt Nam. Theo người trong ngành, thoả thuận này co y nghia đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may chất lượng cao từ Hàn Quốc để sản xuất, gỡ điểm nghẽn về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu vải đối với hàng dệt may xuất khẩu đi thị trường EU, do Hàn Quốc cũng đã ký hiệp định thương mại với EU.
Ông Lê Tiên Trương - Chu tich HĐQT Vinatex cho biêt: "Trong 5 năm qua, Viêt Nam nhâp khâu lương vai tư Han Quôc lơn thư hai, sau Trung Quôc, mưc đô trung binh lên tơi 2 ty USD/năm, chiêm ty trong tư 17-18% tông kim ngach nhâp khâu vai cua Viêt Nam/năm. Riêng Viêt Nam co 30% lương vai san xuât trong nươc, 70% lương vai nhâp khâu. Nay vơi Thoa thuân giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa hai nước trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thi hang may tư Viêt Nam vao EU co ty lê đap ưng quy tăc xuât xư tơi 50% (công gôp lương vai tư Viêt Nam va vai nhâp tư Han Quôc)".
Điêu nay la hêt sưc thuân lơi cho dệt may Việt Nam đê đươc hương ưu đai thuê quan xuât khâu vao EU. Cac dệt may Việt Nam se cân nhăc sư dung nhiêu hơn vai tư Han Quôc bên canh lương vai đươc san xuât tai Viêt Nam đê thưc hiên cac đơn hang vao EU, đap ưng quy tăc xuât xư tư vai, vị này cho biết.
EU hiện là thị trường có quy mô lớn nhất về nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu trị giá hơn 250 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU còn khá khiêm tốn, như năm 2019 kim ngạch xuất khẩu chỉ mới đạt 4,3 tỷ USD, chiếm 2% thị phần của thị trường EU, một tỷ lệ rất nhỏ so với những tiềm năng mà thị trường này đem lại.
Hà Lan đầu tư 250 triệu USD phát triển thương hiệu điều Bình Phước Một tập đoàn của Hà Lan đã quyết định đầu tư dự án trị giá 250 triệu USD nhằm phát triển vùng nguyên liệu, chế biến sâu và sản xuất dầu vỏ hạt điều tinh lọc xuất khẩu tại Bình Phước. Sản xuất điều xuất khẩu. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN) Ngành điều Bình Phước đang đón nhận tin vui khi một tập đoàn của...