Tàn dư tuyệt đẹp sau cái chết của ngôi sao trong không gian sâu thẳm
Kính viễn vọng Hubble của NASA phát hiện bằng chứng về một vụ nổ siêu tân tinh cách chúng ta 2.400 năm ánh sáng.
“Trên thực tế, đây là một phần nhỏ của sóng xung kích siêu tân tinh nằm cách chúng ta 2.400 năm ánh sáng”, NASA cho biết.
Theo NASA, vụ nổ siêu tân tinh Cygnus ban đầu đã thổi bay một ngôi sao sắp chết từ 10.000 đến 20.000 năm trước. Sau đó, tàn tích của vụ nổ mở rộng 60 năm ánh sáng từ trung tâm của nó.
Hiện tại, sóng xung kích từ vụ nổ vẫn đang mở rộng với tốc độ khoảng 350 km/s.
Hình ảnh này là phần nhỏ của sóng xung kích siêu tân tinh Cygnus. (Ảnh: NASA)
“Sự tương tác giữa vật chất bị đẩy ra và vật chất mật độ thấp bị sóng xung kích quét qua tạo thành cấu trúc giống như tấm màn trong bức ảnh”, NASA cho hay.
Siêu tân tinh là một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao ở các sao khối lượng lớn.
Có 2 kiểu siêu tân tinh. Ở kiểu I, các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó, cho đến lúc mật độ và áp suất tăng cao gây nên bùng nổ.
Ở kiểu II, các sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó, cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch.
Theo các nhà thiên văn học, siêu tân tinh không quá phổ biến và 2 hoặc 3 trong số chúng xuất hiện mỗi thế kỷ trong các thiên hà như Dải Ngân hà của chúng ta.
Bí ẩn vũ trụ: Cái nhìn mới về tinh vân bút chì kỳ lạ
Các nhà thiên văn học tại Đài thiên văn La Silla ở Chile đã phát hành một hình ảnh mới tuyệt đẹp về Tinh vân Bút chì, một phần nhỏ của tàn dư siêu tân tinh ở chòm sao Vela phía nam.
Tinh vân độc đáo này còn được gọi là NGC 2736, là một phần của một đống đổ nát khổng lồ còn sót lại sau vụ nổ siêu tân tinh diễn ra khoảng 11.000 năm trước.
Phần sáng nhất giống như một cây bút chì; do đó có tên gọi là như vậy, nhưng toàn bộ cấu trúc trông giống như cây chổi của phù thủy.
Nguồn ảnh: ScienceDaily
Khi vụ nổ xảy ra, sóng xung kích di chuyển với tốc độ hàng triệu km mỗi giờ, nhưng khi nó mở rộng trong không gian, nó đã thổi qua khí giữa các ngôi sao, làm chậm đáng kể và tạo ra những nếp gấp kỳ lạ có hình dạng kỳ lạ. Tinh vân Bút chì là phần sáng nhất của lớp vỏ khổng lồ này.
Hình ảnh mới này cho thấy các cấu trúc sợi lớn, các nút khí sáng nhỏ hơn và các mảng khí khuếch tán rộng hơn.
Bằng cách nhìn vào các màu sắc khác nhau của Tinh vân Bút chì, các nhà thiên văn học đã có thể lập bản đồ nhiệt độ của khí. Một số vùng vẫn còn nóng đến mức phát xạ bị chi phối bởi các nguyên tử oxy bị ion hóa, phát sáng màu xanh trong ảnh. Các khu vực lạnh khác được nhìn thấy phát sáng màu đỏ, do phát thải từ hydro.
Tinh vân có kích thước khoảng 0,75 năm ánh sáng và đang di chuyển qua môi trường liên sao với tốc độ khoảng 650.000 km mỗi giờ.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
Tái tạo vụ nổ siêu tân tinh Sau khi tạo ra từ trường cực mạnh trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học chứng minh được rằng các sóng xung kích trong từ trường đó bị kéo về một hướng. Hình ảnh tưởng tượng về một vụ nổ siêu tân tinh trong vũ trụ. Điều này giải thích vì sao phần vật chất còn lại sau các vụ nổ siêu...