Tan cửa nát nhà vì chồng bài bạc ngày tết
Nhìn chồng thất thểu với số tiền nợ bài bạc, tôi choáng váng. Đến nước này, tôi không chịu nổi nữa.
Có lẽ với nhiều người, tết là một dịp đoàn viên, yên ấm. Nhưng với tôi, cái tết nào cũng luôn trong tình trạng thấp thỏm, lo sợ, vì chồng tôi có máu sát phạt, cứ ngày tết là anh cùng nhóm bạn mê đỏ đen lại tụ tập.
Năm trước, cũng vì trò bài bạc của chồng mà nhà tôi mất luôn chiếc xe tay ga mới mua. Đó là chiếc xe tôi dành dụm cả năm mới mua được. Tôi nín nhịn tha thứ, bởi vì khi ấy con tôi còn quá nhỏ, ông bà hai bên cũng vun vào. Tưởng anh chừa tật xấu, thế mà bẵng đi một năm “ngoan ngoãn”, năm nay anh phá cho bung bét cả.
Trong chiếu bạc ngày đầu xuân, anh đã phá tan cửa nát nhà – Ảnh minh họa
Mấy ngày tết tôi quày quả mang con nhỏ về ngoại. Chồng tôi nói anh ở lại nhà, vừa coi sóc cửa nẻo vừa lo tết bên nhà nội. Tôi chủ quan nghĩ tiền mình cầm, thẻ mình giữ thì anh lấy gì để đánh bạc. Tôi đâu có hay, mấy ngày tôi đi, anh kéo bạn bè về, sát phạt đủ trò rồi lúc thua anh ký giấy nợ, có gì gá được là anh đem gá hết sau những lần thua.
Chiều ngày Mùng 5, tôi trở lại nhà. Vừa mở cổng, tôi đã thấy chẳng lành bởi bộ bàn ghế bằng gỗ quý cha tôi tặng đã bị rinh mất, mấy chậu mai kiểng cũng không thấy đâu, nhà cửa như vừa được dọn sạch, vườn không nhà trống. Chồng tôi không có nhà, tôi gọi đến cháy máy, chẳng có lời hồi đáp.
Ngay lập tức tôi hiểu ra mọi chuyện, cảm giác tận cùng của thất vọng ùa về. Khi tôi vào phòng ngủ, thấy con heo đất của con gái vỡ tan tành. Tôi chua chát nghĩ về chồng, anh không chỉ là người chồng tồi, mà còn là người cha tệ bạc.
Video đang HOT
Đến xẩm tối, chồng tôi mới lảo đảo về, say khướt. Tôi hỏi anh đã mất bao nhiêu tiền, bán bao nhiêu thứ. Anh thều thào, nói anh chỉ muốn gỡ gạc, nói thương mẹ con tôi, muốn kiếm chút tiền may rủi để lo cho hai mẹ con thêm vài thứ. Anh còn nói muốn sửa lại cái nhà, muốn mua lại chiếc xe năm xưa anh từng cầm cố.
Tôi vừa đánh chồng thùm thụp vừa khóc, không hiểu anh gỡ gạc kiểu gì mà giờ giấy nợ viết anh thiếu người ta những 600 triệu đồng. Số tiền ấy, tôi có thể lo được bao thứ, cho các con đi học vài năm, vậy mà anh bảo thương tôi và các con, tất cả chỉ là bào chữa cho thói nghiện cờ bạc không thể loại bỏ trong máu anh.
Trong tôi ngập tràn cảm giác thất vọng, làm lụng mấy năm không bằng số tiền anh thiêu rụi trong vài ngày. Anh còn lấy cả tiền tiết kiệm của con…
Tôi quyết ly hôn vì chồng không bỏ tật sát phạt – Ảnh minh họa
Tết vừa qua, gia đình tôi đã chìm trong không khí u ám. Tôi chuẩn bị đơn ra tòa ly hôn, căn nhà ấy, tôi nhắn với anh rằng sẽ chia ra, anh có thể trả nợ hay làm gì tùy anh. Còn phần của tôi, anh không bao giờ có cơ hội đụng vào nữa.
Mấy hôm nay, chồng tôi vẫn dai dẳng nhắn tin xin lỗi tôi. Mặt khác, anh tác động đến ông bà và các con, thề thốt đủ điều. Nhưng mà ở đời, người ta có thể tha thứ một lần, chứ không thể tha thứ mãi cho cùng một lỗi lầm. Anh đã nhân cái tết để làm cho tan cửa nát nhà, thì tôi có hy vọng gì để mà tha thứ cho anh?
Những canh bạc ấy, anh không chỉ đánh bằng tiền, mà đánh cược cả hạnh phúc gia đình vào đó rồi.
Ngày Tết, xin đừng 'trói buộc' người phụ nữ trong căn bếp chật hẹp đàn ông nhé
Đàn ông à, có bao giờ anh nghĩ rằng trong gian bếp kia chỉ có một người phụ nữ duy nhất là vợ mình đang quay cuồng chuẩn bị bữa ăn cho cả chục người hay không?
Năm hết Tết đến, đàn ông và phụ nữ có 2 luồngcảm xúc: Đàn ông sung sướng, thư thái cầm tiền sắm sửa quần áo, trưng diện để gặp gỡ bạn bè. Còn phụ nữ thì cũng cầm tiền nhưng là để ra chợ, tất bật sắm rau, thịt, cá để lo cho mấy ngày Tết.
Chẳng biết từ bao giờ việc bếp núc ngày Tết là việc riêng của phụ nữ. Lúc nào cũng vậy, những người mẹ, người vợ, người con gái cứ phải cắm cúi trong gian bếp, tất bật chuẩn bị cho bao nhiêu món ăn. Còn những người đàn ông chỉ ngồi hút thuốc, uống chè, nhâm nhi chút rượu rồi tán gẫu với nhau, cả trước lẫn sau khi bữa ăn kết thúc
Thế mới nói Tết từ xưa đến nay luôn là niềm vui, sự mong chờ của tất cả mọi người. Thế nhưng với phụ nữ càng ngày họ càng sợ mấy ngày Tết. Bởi vì lúc nào họ cũng mắc kẹt trong gian bếp để lo nấu nướng, cúng kiếng 3 ngày Tết, mỗi ngày 3 bữa.
Chẳng biết từ bao giờ việc bếp núc ngày Tết là việc riêng của phụ nữ. (Ảnh minh họa)
Đó là lý do mà những ngày đầu năm mới thì lúc nào phụ nữ trông cũng tiều tụy hẳn đi, khuôn mặt thiếu ngủ, đôi mắt trũng sâu. Vì Tết đến bao việc phải lo, cứ hết nấu nướng rồi lại dọn dẹp, chưa nghỉ ngơi được chút đã phải lao vào nấu nướng, tiếp khách liên miên.
Nhiều người đàn ông lúc nào đòi hỏi vợ mình phải chu toàn này nọ, phải lo mâm cỗ đầy đủ. Trong khi đó các anh chỉ biết nhậu nhẹt với bạn bè chứ không hề biết vợ mình vất vả như nào. Cô ấy đã căng thẳng và lo lắng rất nhiều.
Lấy chồng rồi phụ nữ chẳng còn khái niệm "du xuân", "trẩy hội" nữa. Thay vào đó họ phải ngồi "canh" cho bếp mình lúc nào ấm, thức ăn luôn đầy.
Đàn ông à, có bao giờ anh nghĩ rằng trong gian bếp kia chỉ có một người phụ nữ duy nhất là vợ mình đang quay cuồng chuẩn bị bữa ăn cho cả chục người. Trong bữa ăn, họ cũng phải đứng lên ngồi xuống không biết bao nhiêu lần để lấy thêm cái này, cái kia, phục vụ mọi người.
Lấy chồng rồi phụ nữ chẳng còn khái niệm "du xuân", "trẩy hội" nữa. Thay vào đó họ phải ngồi "canh" cho bếp mình lúc nào ấm.
Rồi cũng là cô ấy, sau bữa ăn vội vã, lại quay cuồng dọn dẹp và rửa hàng chồng bát đĩa? Anh có thấy điều đó không?.
Đến bao giờ thì đàn ông mới thôi "trói buộc" vợ mình trong căn bếp chật hẹp, đầy dầu mỡ. Đến bao giờ anh mới chịu "đuổi" cô ấy ra căn bếp rồi nói: "Thôi em nghỉ ngơi chút đi, để anh làm cho. Em vất vả nhiều rồi".
Tết đáng ra là ngày để phụ nữ nghỉ ngơi chứ không phải là khoảng thời điểm để họ lại liên tục nấu nướng, quay cuồng bếp núc, lại không được sự chia sẻ, động viên từ người chồng trong gia đình.
Muốn có một cái Tết trọn vẹn thì người đàn ông hãy xắn tay áo, mặc tạp dề vào bếp cùng vợ phụ cô ấy nấu nướng, đi chợ. Tàn tiệc thì các anh cũng đừng ngại chung tay dọn dẹp, rửa bát... với vợ. Không phải mình đàn ông được nghỉ Tết mà phụ nữ cũng có quyền được nghỉ.
Đàn ông à, đừng chỉ biết nghĩ cho mình, cứ bày tiệc nhậu rồi bắt vợ phải lo từ khâu nấu nướng đến dọn dẹp. Hãy để vợ mình có cái Tết trọn vẹn, họ cũng cần được nghỉ ngơi, được đi chơi Tết để lấy lại năng lượng sau một năm làm việc vất vả. Hãy hiểu và chia sẻ cho vợ mình nhiều hơn. Đàn ông nhé!.
Mâu thuẫn với vợ về chuyện nội ngoại ngày Tết Tôi lập gia đình được 3 năm, có một con. Nhà tôi và nhà vợ cùng quê, chỉ cách nhau khoảng 2 km. Từ lúc nghỉ sinh đến giờ, vợ vẫn ở nhà chăm con và chưa đi làm lại. Sau khi sinh, vợ con ở quê với ông bà khoảng mấy tháng, tôi đi làm dưới Hà Nội, cuối tuần nào nghỉ...