Tấn công, trấn áp tội phạm “tín đụng đen”
Trước tình hình tội phạm liên quan đến hoạt động “ tín dụng đen” núp bóng doanh nghiệp mở hiệu cầm đồ, công ty tài chính, đáo nợ ngân hàng… diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tập trung tấn công trấn áp loại tội phạm này.
Băng nhóm do nữ quái cầm đầu từ Lao Cai xuống Hà Nội để đòi nợ thuê bị lực lượng Công an bắt giữ (ảnh minh họa)
Bộ Công an cho biết, những năm gần đây, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương, nhất là việc lợi dụng, núp bóng doanh nghiệp như: các hiệu cầm đồ, công ty tài chính, dịch vụ đáo nợ ngân hàng, công chứng…
Trả lời các cử tri tỉnh Bình Thuận, Cao Bằng về việc: Hiện nay, tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen, các hiệu cầm đồ mở ra chủ yếu để tiêu thụ các tài sản vi phạm pháp luật, kéo theo đó là hoạt động của các nhóm xã hội đen chuyên đòi nợ, siết nợ thuê diễn ra rất phổ biến. Trước tình hình đó, xin hỏi Bộ Công an có giải pháp gì để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên?
Bộ Công an khẳng định đã và đang tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện tốt việc phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, nhất là quy định về giao dịch, vay mượn, huy động, sử dụng vốn an toàn cũng như phương thức, thủ đoạn của tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” để giúp người dân chủ động phòng ngừa, tích cực tố giác tội phạm.
Video đang HOT
Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu dân cư bảo đảm an ninh, an toàn; không cầm cố tài sản với mục đích không rõ ràng; không trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động cho vay lãi nặng, “tín dụng đen”, lợi dụng kinh doanh dịch vụ cầm đồ để vi phạm pháp luật.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; rà soát, phát hiện, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (đòi nợ, cầm đồ…) lừa đảo người dân dẫn đến vay nợ, cầm cố, siết nợ, đòi nợ thuê trên địa bàn.
Mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, triệt phá các tổ chức, các băng, nhóm tội phạm, đường dây lợi dụng hoạt động “tín dụng đen” để vi phạm pháp luật. Nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đưa ra xét xử công khai, lưu động để răn đe, phòng ngừa chung.
Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Quốc hội bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Yêu cầu nhà mạng khoá các số điện thoại trên tờ quảng cáo "cho vay tiền"
Thời gian qua, tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng xuất hiện dày đặc các tờ quảng cáo "Cho vay tiền" và ghi rõ số điện thoại liên hệ. Xác định đây đều là những hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi gây nhức nhối, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị các nhà mạng khoá 2 chiều đối với các thuê bao này.
Theo đó, 28 thuê bao di động thuộc 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone và Mobiphone được cho là của các tổ chức, cá nhân được ghi trên các tờ quảng cáo "Cho vay tiền" đã bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các nhà mạng khóa cả 2 chiều.
Các tờ quảng cáo cho vay tiền được dán khắp mọi ngóc ngách của TP Đà Lạt
Đây là những thuê bao được các đối tượng thường xuyên sử dụng để phục vụ hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi gây nhức nhối, bức xúc trên địa bàn TP Đà Lạt trong thời gian qua.
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng còn đề nghị các nhà mạng không cho phép đăng ký hoạt động trở lại đối với 28 thuê bao này.
Theo Công an TP Đà Lạt, thời gian qua, tình hình hoạt động của các băng nhóm, đối tượng cho vay nặng lãi, tín dụng đen trên địa bàn diễn ra rất phức tạp. TP Đà Lạt đã xảy ra nhiều vụ cho vay nặng lãi, huy động vốn, chơi huê hụi bị bể, bị giật nợ với số tiền lớn, ảnh hưởng xấu tới an ninh trật, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng.
Cơ quan chức năng Lâm Đồng đã yêu cầu nhà mạng khóa 2 chiều các số thuê bao di động liên quan đến hoạt động "Cho vay tiền" này
Các đối tượng cho vay chủ yếu là người phía Bắc, mang theo rất nhiều tiền vào Lâm Đồng để hoạt động tín dụng đen. Người vay tiền đa số là người dân lao động, học sinh, sinh viên. Đặc trưng của những tổ chức này là cho vay ngầm, thủ tục đơn giản, không thế chấp tài sản...
Gần đây, Công an TP Đà Lạt đã phát hiện 8 đối tượng đang dán các tờ rơi cho vay không thế chấp, thu giữ 1.000 tờ quảng cáo, đã xử lý 2 công ty với 4 đối tượng liên quan đến tín dụng đen.
Ngoài ra, Công an TP Đà Lạt cũng đang điều tra 2 tổ chức được cấp phép hoạt động dưới dạng Công ty TNHH dịch vụ tài chính có dấu hiệu cho vay nặng lãi, tín dụng đen.
Minh Anh
Theo Dantri
Truy quét cho vay nặng lãi từ... tờ rơi Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, Công an tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện, làm rõ 24 vụ vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen gồm: 3 vụ cho vay lãi nặng, 2 vụ bắt giữ người trái pháp luật, 11 vụ hủy hoại tài sản, 2 vụ xâm hại sức khỏe người khác, 1 vụ...