Tấn công Kovilkino, Ukraine có thể vừa vượt qua làn ranh đỏ hạt nhân của Nga
Việc Ukraine vừa tấn công phá hủy cơ sở radar của Nga ở Kovilkino có thể đã vi phạm một trong những “điều kiện xác định khả năng Liên bang Nga sử dụng vũ khí hạt nhân” theo sắc lệnh của Tổng thống Putin năm 2020.
Quân nhân thuộc trung đội trinh sát đường không – Lữ đoàn độc lập số 108 thuộc Lực lượng phòng vệ lãnh thổ Ukraine chuẩn bị phóng một chiếc UAV Leleka-100 ở Ukraine. Ảnh: UKRINFORM/Getty Images
Theo tờ Newsweek, các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine vào một địa điểm radar của Nga có thể đã vượt qua một trong những ranh giới đỏ của Moskva đã nêu, liên quan đến năng lực sử dụng vũ khí hạt nhân – đó là “sự gián đoạn các hành động phản ứng của các lực lượng hạt nhân”, theo cách diễn đạt trong sắc lệnh của Điện Kremlin do Tổng thống Vladimir Putin ký vào năm 2020.
Loạt UAV của Ukraine được cho là đã nhắm mục tiêu vào Trung tâm kỹ thuật vô tuyến độc lập số 590 của đơn vị quân đội 84680 ở thành phố Kovilkino vào sáng 17/4 (theo giờ địa phương) và trước đó vào ngày 11/4. Kovilkino nằm ở Cộng hòa Mordovia, cách biên giới Ukraine khoảng 570km.
Địa điểm này là nơi đặt radar “vượt đường chân trời” 29B6 ‘Container’, tạo thành một phần của mạng lưới trinh sát và cảnh báo sớm của Nga đối với các cuộc tấn công hàng không vũ trụ, bao gồm cả tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Các nguồn tin cho biết hậu quả của vụ tấn công hôm 17/4 vẫn đang được xác định. Truyền thông Ukraine trước đó đưa tin, tòa nhà sở chỉ huy của địa điểm này đã bị hư hại trong cuộc tấn công ngày 11/4, trong khi chính quyền Nga cho biết 2 UAV đã bị bắn hạ. Tờ Ukrainska Pravda dẫn nguồn tin giấu tên của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU) cho biết Kiev vẫn đang đánh kết quả của cuộc tấn công mới nhất.
Tổng thống Putin tiếp người đứng đầu nước Cộng hòa Mordovia thuộc LB Nga, ông Artem Zdunov. Ảnh: Kremlin.ru
Nếu hệ thống radar Container bị ảnh hưởng, các cuộc tấn công của Ukraine có thể đã vi phạm một trong những “điều kiện xác định khả năng Liên bang Nga sử dụng vũ khí hạt nhân” như sắc lệnh của Tổng thống Putin năm 2020 đặt ra.
Những điều kiện này bao gồm “nhận được thông tin đáng tin cậy về việc phóng tên lửa đạn đạo tấn công lãnh thổ Liên bang Nga và (hoặc) các đồng minh của nước này” và “việc kẻ thù sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác trên lãnh thổ Liên bang Nga và (hoặc) đồng minh”.
Ngoài ra còn có các tiêu chí khác được liệt kê là “tác động của kẻ thù đối với các cơ sở quân sự hoặc cơ sở chính quyền quan trọng của Liên bang Nga, mà nếu [nơi đó] ngừng hoạt động sẽ dẫn đến sự gián đoạn các hành động phản ứng của lực lượng hạt nhân” và “sự gây hấn chống lại Liên bang Nga bằng vũ khí thông thường, khi sự tồn tại của nhà nước đang bị đe dọa”.
Mối đe dọa leo thang hạt nhân – dù là thông qua vũ khí hạt nhân hay thảm họa tại một trong nhiều nhà máy điện hạt nhân trong vùng chiến sự – đã đeo bám cuộc xung đột ở Ukraine suốt từ khi chiến sự bùng nổ vào tháng 2/2022.
Video đang HOT
Tổng thống Putin và các quan chức hàng đầu của ông đã nhiều lần cảnh báo về một cuộc đối đầu hạt nhân do phương Tây can dự vào cuộc xung đột. Chính quyền Mỹ và các nước phương Tây cũng lo ngại về vũ khí hạt nhân, trong đó nổi bật là e ngại liên quan đến đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga nhằm mục đích sử dụng trên chiến trường cục bộ.
Hồi tháng 3, ông Putin nói các đối thủ phương Tây “phải nhận ra rằng chúng ta cũng có vũ khí có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ của họ”. Ông nói thêm: “Tất cả những điều này thực sự đe dọa một cuộc xung đột với việc sử dụng vũ khí hạt nhân và sự hủy diệt của nền văn minh. Họ không hiểu điều đó hay sao?”
Ukraine chuyển hướng chiến lược nhằm trụ vững trong năm 2024, tạo thế cho năm 2025
Sau khi cuộc phản công mùa hè kết thúc thất bại, Kiev đang chuyển sang chiến lược mới để chuẩn bị cho năm thứ ba xung đột.
Tổng thống Volodymyr Zelensky (thứ 2 từ phải sang) xem xét các kế hoạch chiến đấu với các tướng lĩnh quân đội tại một vị trí gần tiền tuyến vào mùa hè năm 2023. Ảnh: Văn phòng Báo chí Tổng thống Ukraine
Vanya, một người lính Ukraine phục vụ trong đơn vị trinh sát chiến đấu cùng lính thủy đánh bộ ở bờ đông sông Dnipro, chia sẻ: "Tôi sẽ nói cho anh sự thật. Tình hình thật tệ".
Đánh giá bi quan của Vanya diễn ra sau nhiều tháng quân đội Ukraine tấn công táo bạo qua sông Dnipro, bắt đầu vào mùa thu năm ngoái, nhằm thiết lập một "đầu cầu" mong manh nằm sâu trong khu vực Kherson do Nga kiểm soát. Lợi dụng đêm tối, đặc nhiệm Ukraine đã vượt sông, gây thiệt hại cho các đơn vị Nga và tạo ra một trong số ít điểm sáng kể từ khi cuộc phản công mùa hè kết thúc trong thất bại.
Nhưng sự kiểm soát của các đơn vị Ukraine tại cứ điểm Dnipro, gần làng Krynky, đang tuột dốc. Vị trí của họ trên địa hình đầm lầy và trong chiến hào cũ mà phía Nga để lại rất nông, dễ bị ngập lụt. Thời tiết lạnh cóng cản trở các hoạt động và khiến họ không thể nghỉ ngơi.
Quân đội Ukraine đang phải chịu thương vong nặng nề ở đây - Vanya than thở, nhưng từ chối đưa ra thông tin cụ thể vì lý do bí mật quân sự. Anh nói thêm, người Nga có lợi thế nhân lực với tỉ lệ 4 - 5 binh sĩ cho mỗi quân nhân Ukraine.
Tình hình xấu đi ở chiến trường miền Nam
Một phần của khó khăn là hậu cần. Người Ukraine phải vượt sông bằng những chiếc thuyền nhỏ để không bị phát hiện và linh hoạt hơn, nên họ không thể vận chuyển những loại vũ khí lớn, uy lực mạnh hơn. Vanya nói: "Mọi thứ mang theo đều là những gì chúng tôi có thể tự mang. Nhiều nhất là một số loại súng phóng lựu. Hiếm hoi tôi mới thấy một khẩu súng máy hạng nặng được mang qua".
Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một vị trí mà từ đó quân đội Ukraine có thể tiến hành các cuộc tấn công mới sâu hơn vào lãnh thổ do Nga kiểm soát. Vanya nói rằng điều đó ngày càng ít có khả năng xảy ra. Trong những tuần gần đây, lực lượng Nga đã chiếm lại một số vị trí ở bờ Đông.
Khi được hỏi liệu Ukraine có thể giữ được căn cứ của mình ở đó lâu dài hay không, Vanya thẳng thừng: "Tất nhiên là không. Thực tế là thủy quân lục chiến không thể duy trì nhịp độ tấn công và chắc chắn đã mất thế chủ động từ lâu."
Lính pháo binh Ukraine bắn pháo gần thị trấn công nghiệp Avdiivka. Ảnh: Reuters
Dự kiến, quân đội Ukraine sẽ rút lui về các vị trí phòng thủ ở bờ Tây sông Dnipro - hoặc có nguy cơ chịu tổn thất nặng nề với các đơn vị mạnh nhất của nước này.
Việc áp dụng một vị thế phòng thủ an toàn hơn để đề phòng năm thứ ba khó khăn của cuộc chiến không còn là câu hỏi chỉ dành cho những người đóng quân trên sông Dnipro mà còn đối với toàn bộ quân đội Ukraine và vị tổng tư lệnh của nước này.
Khó đột phá trong 2024, Ukraine lui về phòng thủ
Khi cuộc xung đột sắp sửa tròn 2 năm vào ngày 24/2 tới, triển vọng quân sự của Ukraine dường như đang mờ nhạt. Họ đã từ bỏ hy vọng về một chiến thắng nhanh chóng và thay vào đó đang chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài. Một quan chức phương Tây làm việc về chính sách Ukraine tin rằng "có rất ít triển vọng về một bước đột phá trong hoạt động của cả hai bên trong cả năm 2024", chứ đừng nói đến trong vài tháng tới.
Thực tế này đã được thừa nhận ở Kiev, nơi Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố vào đầu tháng 12/2023 rằng "một giai đoạn mới" đã bắt đầu. Sau khi thất bại với kế hoạch tái chiếm các khu vực rộng lớn ở phía nam, ông Zelensky đã ra lệnh cho quân đội xây dựng các pháo đài phòng thủ mới.
Quan chức phương Tây nói rằng chiến lược "phòng thủ tích cực" - duy trì các tuyến phòng thủ nhưng thăm dò các điểm yếu của địch để khai thác cùng với các cuộc không kích tầm xa - sẽ cho phép Ukraine "củng cố lực lượng" trong năm nay và chuẩn bị cho năm 2025, khi một cuộc phản công sẽ có cơ hội tốt hơn.
Bất ổn từ những yếu tố quyết định vận mệnh của Ukraine
Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể quyết định vận mệnh của Ukraine. Nổi bật nhất trong số đó là sự bất ổn xung quanh vai trò hỗ trợ quân sự của phương Tây, bao gồm cả đạn dược mà Ukraine đang tiêu thụ. Lúc này, quyết tâm của phương Tây và liệu các đồng minh có thể và sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine hay không, ở mức độ nào, vẫn là những câu hỏi bỏ ngỏ.
Mối quan tâm lớn nhất nằm ở Washington, nơi Nhà Trắng mới tuyên bố đợt viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự cuối cùng cho Ukraine vào ngày 27/12/2023. Mặc dù các quốc gia châu Âu, bao gồm Anh và Đức, đang cung cấp một số hỗ trợ tài chính, nhưng Mỹ vẫn là nhà cung cấp hỗ trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine. Nhưng các đảng viên Cộng hòa cánh hữu tại Quốc hội Mỹ đang cản trở hàng chục tỷ USD tài trợ quân sự trong tương lai cho Kiev. Và sẽ không còn sự hỗ trợ nào nữa cho đến khi Quốc hội hành động.
Ngay cả khi Nhà Trắng đạt được thỏa thuận với Quốc hội để mở rộng viện trợ cho Ukraine, dường như điều đó khó có thể mang lại bước nhảy vọt về năng lực và công nghệ cho phép Ukraine giành lại lợi thế một cách dứt điểm trong năm nay.
Một người lính Ukraine lái thuyền trên sông Dnipro. Sau khi chiếm được một số vị trí của Nga ở bờ Đông sông Dnipro, lực lượng Ukraine có thể phải rút về bờ Tây để tránh thương vong nặng nề. Ảnh: Getty Images
Khi được hỏi khi nào việc Mỹ ngừng viện trợ cho Ukraine sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến chiến trường, một quan chức phương Tây khác làm việc về chính sách Ukraine nói: "Chúng tôi tin tưởng rằng người Ukraine có những gì họ cần [để giữ vững vị trí của họ]".
Trong chuyến thăm cấp cao tới Washington vào tháng 12 năm ngoái, ông Zelensky đã khẩn thiết cầu xin các nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong Quốc hội phê duyệt ngay lập tức 60 tỷ USD viện trợ quân sự mới cho đất nước ông. Đặc biệt, việc tăng cường phòng không có tầm quan trọng trước mắt nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.
Một vấn đề nghiêm trọng là Ukraine hiện đang phải đối mặt với thách thức huy động nhân lực. Các chỉ huy quân đội của ông Zelensky đã kêu gọi tuyển dụng 500.000 binh sĩ mới, một con số có tính đến những tổn thất lớn của Ukraine và thực tế là nhiều binh sĩ đã chiến đấu gần hai năm không nghỉ ngơi.
Nhắc đến nỗi lo sợ ngày càng tăng của những người dân Ukraine rằng kết quả của cuộc chiến có thể không có lợi cho họ, chuyên gia Mykola Bielieskov, tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, nói: "Chúng tôi bước vào mùa đông này với khả năng phục hồi tâm lý dường như ít hơn - và với sự mệt mỏi chung rõ ràng là lớn hơn".
Người Nga đang ở thế tấn công
Những lo lắng của người Ukraine không hoàn toàn đặt sai chỗ. Hiện tại, lực lượng Nga đang ở thế tấn công.
Quân đội Nga đang cố gắng bao vây thị trấn công nghiệp chiến lược Avdiivka, nơi quân đội Ukraine hầu như không còn bám trụ được, nhằm chiếm toàn bộ vùng Donetsk. Vào tháng 12/2023, người Nga cũng đã chiếm được thị trấn Marinka, cách đó 40km về phía Đông Bắc.
Chính những lợi ích của Nga trên chiến trường đã buộc Ukraine phải áp dụng thế phòng thủ chặt chẽ hơn - một chiến lược được các đồng minh mạnh nhất của Kiev ủng hộ.
Bộ Quốc phòng Estonia công bố một báo cáo vào tháng 12/2023 nói rằng Ukraine nên chuyển sang "phòng thủ chiến lược" để nước này và các đồng minh có thời gian xây dựng cơ sở công nghiệp, đào tạo quân dự bị, tăng nhân lực và tăng cường năng lực sản xuất pháo binh để tiếp tục chiến dịch tấn công trong năm 2025.
Điều đó phù hợp với chiến lược mà Washington được cho là đang yêu cầu với Ukraine. Người Mỹ cũng đang thúc đẩy một cách tiếp cận bảo thủ hơn. Thay vì tấn công trên bộ, trọng tâm sẽ là giữ vững lãnh thổ hiện có, củng cố các vị trí cố thủ và tăng cường nguồn cung cấp cũng như lực lượng trong những tháng tới.
Tổng thống Putin tiết lộ thời điểm thực sự bắt đầu xung đột với Ukraine Tổng thống Nga cho rằng NATO đã đặt nền móng cho tình trạng bế tắc hiện tại và nguồn cơn của xung đột đã có từ cách đây 6 năm. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik Đài RT ngày 16/1 dẫn phát biểu của Tổng thống Nga Putin cho rằng, phương Tây đã kích động cuộc xung đột đang diễn ra giữa...