Tấn công dịch vụ biến tướng
Trong năm 2012, TPHCM sẽ tấn công mạnh mẽ vào các cơ sở dịch vụ văn hóa trụy lạc đã mọc lên khá nhiều trong thời gian qua
Cơ quan chức năng bắt quả tang các tiếp viên một quán karaoke tại Tân Bình – TPHCM thác loạn cùng khách. Ảnh: Thành Đồng
Chiều 5-1, UBND TPHCM tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm quản lý Nhà nước trong hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn.
Cấp phép dễ dãi
Video đang HOT
Là cơ quan thường trực trong việc chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn TPHCM, bản báo cáo của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tại hội nghị đã bị ông Nguyễn Thành Tài, chuyên viên cao cấp của UBND TPHCM, cắt ngang vì quá mất thời gian với những con số, những điều đã biết từ nhiều năm trước như lao động không có hợp đồng, vi phạm bảo hiểm y tế, sai phạm về rượu… trong khi các vấn đề khác quan trọng hơn thì như “cưỡi ngựa xem hoa”. Tuy nhiên, với 210 trường hợp vi phạm mà Sở VH-TT-DL báo cáo, xem ra những vi phạm trong lĩnh vực này ở TPHCM vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong tuần qua, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã cùng các đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội của TP kiểm tra nhiều vũ trường, quán karaoke, massage, xông hơi, xoa bóp… Kết quả cho thấy tất cả các cơ sở được kiểm tra hoạt động đến 4 giờ sáng, Sở Kế hoạch – Đầu tư quá dễ dãi trong việc cấp phép. Đoàn kiểm tra phát hiện một số cơ sở vi phạm có sẵn từ 4 đến 7 giấy phép hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm này. Bà Vũ Thị Kim Anh, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL, cho biết: “Thâm nhập thực tế mới thấy nhiều vấn đề còn nhiêu khê do chúng ta tự “trói” mình. Một cơ sở dịch vụ văn hóa vi phạm bị cơ quan chức năng rút giấy phép thì vài ngày sau, cơ sở này được cấp giấy phép mới”. Bà Vũ Thị Kim Anh đưa ra dẫn chứng một quán bar trên đường Nguyễn Huy Điển, quận Gò Vấp đăng ký kinh doanh nhà hàng thức ăn lưu động nhưng tại đây lại có sân khấu múa cột, hoạt động biến tướng. Theo đại diện của quận Bình Tân, cơ sở massage nam Phúc An Khang phục vụ giới đồng tính, đã từng bị dẹp vì vi phạm nhưng nay hoạt động trở lại với giấy phép mới là cơ sở tập thể hình, bất chấp dư luận. Theo thống kê của đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội TPHCM, hầu hết các vũ trường, quán bar, quán karaoke núp bóng nhà hàng kinh doanh nhưng lại không có bếp.
“ Mua giấy phép”, “đóng hụi chết”
Ngay trong ngày khai trương, khi đoàn kiểm tra ập vào vũ trường 418 Cống Quỳnh, quận 1, những người của vũ trường còn giám mạo danh ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, để đối phó: “Đây là quán của anh Bảy Thuận”. Sau đó, vũ trường này bị đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm như bán rượu trốn thuế, hoạt động quá giờ quy định… Ngoài việc xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, ông Hứa Ngọc Thuận cũng cho rằng sẽ làm sáng tỏ thông tin nhiều cơ sở phản ánh việc “mua giấy phép” trong quận giá 100 triệu đồng, chuyển giấy phép từ quận này sang quận khác giá 25.000 USD.
Tại hội nghị, nhiều người ngỡ ngàng trước thông tin để hoạt động “bình yên”, mỗi cơ sở phải đóng “hụi chết” từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng/tháng. Cũng có ý kiến cho rằng không loại trừ khả năng cán bộ quản lý văn hóa địa phương câu kết với các cơ sở vi phạm để bao che, dẫn đến các quán cà phê kích dục, hớt tóc mại dâm, quán bar múa lửa, tắm bia, tiệm chat sex… mọc lên như nấm. Theo ông Nguyễn Thành Tài, các cơ sở vi phạm quen với việc nộp phạt rồi tiếp tục hoạt động vì 3 tháng sau, đoàn kiểm tra mới tái kiểm.
Sẽ mở đợt tổng kiểm tra Tại hội nghị, UBND TP bày tỏ quyết tâm lập lại trật tự trong quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn trong năm 2012. Theo đó, TP giao Sở VH-TT-DL rà soát lại việc xây dựng chỉ thị quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa; các quận, huyện sớm củng cố đoàn kiểm tra liên ngành. Nếu cần, địa phương đề nghị lập thêm đoàn kiểm tra. Riêng TP cũng sẽ lập thêm đoàn kiểm tra, kết hợp với hai đoàn đã có tấn công vào những điểm nóng. Đến quý II/2012, các quận, huyện báo cáo Thường trực UBND TPHCM về hoạt động dịch văn hóa trên địa bàn của mình để TP mở đợt tổng kiểm tra, rút giấy phép những cơ sở vi phạm. Sau đó, công tác tái kiểm tra phải được thực hiện liên tục, đồng thời đặt ra quy chuẩn cho việc cấp phép mới.
Theo Người lao động
Những "vũ trường trá hình" vẫn sáng đèn hàng đêm
Hà Nội chỉ có 2 vũ trường được cấp phép, song trên thực tế có nhiều vũ trường đang hoạt động trá hình.
Hà Nội chỉ có 2 vũ trường đúng nghĩa, còn lại đều là trá hình (Ảnh minh họa)
Theo bà Vũ Thùy Anh (Trưởng phòng quản lý văn hóa, Sở VHTT&DL Hà Nội), trong thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nổi lên hoạt động lách luật của các cơ sở kinh doanh vũ trường. Các chủ cơ sở này thường mở các câu lạc bộ đêm, nhà hàng kinh doanh ăn uống rồi mở nhạc mạnh cho khách uống rượu và nhún nhảy.
"Đáng lưu ý là, cách bài trí, thiết kế của các địa điểm này không khác gì một vũ trường thực sự," bà Thùy Anh nhấn mạnh- "điều đáng nói là những tệ nạn có thể phát sinh do hình thức "sàn trá hình" này gây nên".
Được biết từ khi Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc cho cấp phép kinh doanh vũ trường được ban hành đến nay, Sở VHTT&DL Hà Nội không cấp phép được bất cứ một trường hợp mới nào. Vì vậy, trên thực tế, hiện Hà Nội chỉ có 2 vũ trường đúng nghĩa đang hoạt động thuộc quy hoạch của quận Ba Đình là Khách sạn Hà Nội Daewo và Khách sạn Hà Nội.
Bà Thùy Anh cũng dẫn ra một loạt các dẫn chứng cho thấy hiện có khá nhiều vũ trường "chui" đang núp bóng một cách tinh vi. Có cơ sở trong giấy đăng ký kinh doanh không được cấp phép kinh doanh quán bar nhưng lại được cấp phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kinh doanh rượu.
Đối với loại hình karaoke vốn tồn tại nhiều tệ nạn, theo báo cáo của Sở VHTT&DL, hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh không phép. Điển hình là quận Cầu Giấy với 52 cơ sở, huyện Ứng Hòa 56 cơ sở. Một số cơ sở có khoảng cách gần với UBND quận, cơ quan hành chính nhà nước, trường học...
Để ngăn chặn những tệ nạn xã hội phát sinh ở những điểm này, bà Anh cho biết, Sở VHTT&DL đã đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, kiểm tra và chấn chỉnh ngay việc cấp phép hoạt động với các cơ sở này. Đối với các cơ sở không đủ điều kiện hoạt động, cơ quan chức năng cần phải đình chỉ hoạt động.
Theo ANTD
Đêm ở 'phố đèn đỏ' Bắc Giang Bà chủ vẫy tay, một em chừng mười tám, đôi mươi, váy ngắn cũn cỡn, khoe cặp chân dài, áo hai dây trễ nải... Bưng cà phê ra, cô cố ý cúi xuống thật sâu cho khách được ngắm "trọn hàng", rồi ưỡn ẹo ngồi xuống bên cạnh. "Phục vụ với giá...siêu rẻ"Trong chuyến công tác lên thị trấn Kép (Lạng Giang, Bắc...