Tấn công bằng lựu đạn ở Campuchia, 1 người Việt bị thương
Ít nhất 3 người bị thương, trong đó có 1 người Việt Nam, trong vụ tấn công bằng lựu đạn tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
Nạn nhân Minh Hậu được điều trị tại bệnh viện
Theo nguồn tin của Thanh Niên tại Phnom Penh, vụ nổ xảy ra khoảng 19 giờ 40 phút ngày 6.9 trên đường 163 tại khu Boeung Keng Kang III, gần Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng. Các nạn nhân bao gồm 1 người đàn ông quốc tịch VN tên Minh Hậu, 38 tuổi, hành nghề bỏ sỉ quần áo tại chợ O’Russey (quận Chamkarmon).
Anh Hậu bị thương nhẹ và được đưa vào Bệnh viện Calmette chữa trị. Người thứ hai là 1 phụ nữ Campuchia tên Chan Vanny, 37 tuổi, cũng đang nằm tại Bệnh viện Calmette. Người thứ ba là 1 thầy giáo quốc tịch Ấn Độ tên Dhamendra Singh Kshetrimayum, 35 tuổi, sống tại địa phương. Ông này bị thương ở cổ tay và đã được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Campuchia – Liên Xô.
“Trên người các nạn nhân có nhiều vết thương, có lẽ là do mảnh lựu đạn. Tuy nhiên, đây chỉ là những vết thương ngoài da, không nghiêm trọng”, một y tá tại Bệnh viện
Video đang HOT
Kính xe vỡ nát sau vụ nổ
Theo lời các nhân chứng, kẻ tấn công đi xe máy đã ném quả lựu đạn ra giữa đường nhằm vào một chiếc xe hơi Lexus đang chạy qua. Chiếc xe này là xe công, thuộc một văn phòng của Bộ Nông nghiệp trên đường chở một quan chức đi tập thể dục về. Vụ nổ còn làm hư hại 3 xe khác gần đó.
Lực lượng an ninh nhanh chóng có mặt và phong tỏa khu vực. Hình ảnh từ hiện trường cho thấy trên đường loang lổ các vệt máu và một lỗ sâu chừng 3 cm. Chiếc xe Lexus màu trắng bị vỡ nát kính. “Khi nghe tiếng nổ lớn, tôi sợ quá, ngồi im trong nhà nhưng vẫn thấy một phụ nữ máu me đầy lưng”, Pech Sothea, 52 tuổi, sống sát ngay nơi xảy ra vụ nổ, bàng hoàng kể lại.
Đến hôm qua 7.9, cảnh sát Campuchia thông báo đã bắt 1 nghi phạm nhưng không cho biết chi tiết vì vụ việc vẫn đang trong vòng điều tra. Trong khi đó, người đứng đầu Cục Quân cảnh chống tội phạm Phnom Penh Maing Sokluch nhận định động cơ của vụ tấn công có thể là trả thù.
Theo Thanh Niên
Nhiều trẻ em bị cưỡng bức đi lính
Một bản tin được đăng tải trên trang web của tổ chức Thomson Reuters Foundation, có tựa đề "Điều cần thiết đối với các cựu binh trẻ em tại Cộng hòa Trung Phi là bút viết thay vì giết chóc".
Nội chiến tại Cộng hòa Trung Phi bùng nổ vào năm 2012, khi một nhóm người Hồi giáo Seleka nổi dậy chống lại quân chính phủ, và tiến chiếm thủ đô Bangui chỉ trong vòng 3 tháng. Lực lượng Seleka đã gieo rắc bạo lực và tàn phá kinh hoàng tại những nơi mà họ đi qua. Chính vì vậy, một lực lượng dân quân khác có tên Anti-Balaka được thành lập, với đa số là người Cơ đốc giáo, nhằm trả thù những người theo đạo Hồi, dẫn đến bùng nổ cuộc nội chiến.
Một bản tin được đăng tải trên trang web của tổ chức Thomson Reuters Foundation, có tựa đề "Điều cần thiết đối với các cựu binh trẻ em tại Cộng hòa Trung Phi là bút viết thay vì giết chóc". Báo Epoch Times ngày 15/8 cho hay. Điều này phần nào cho thấy bi kịch của nhiều nạn nhân trẻ em bị rơi vào vòng xoáy của bạo lực và xung đột tại Cộng hòa Trung Phi - một trong số 7 quốc gia nghèo nhất thế giới theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới.
Bản tin đề cập đến trường hợp của Josephine, năm nay 14 tuổi. Trước ngày sinh 12 tuổi của em, hai người chú ruột của Josephine đã bị những kẻ ăn trộm gia súc có vũ trang sát hại tại khu vực biên giới phía Nam Cộng hòa Trung Phi. Kể từ lúc ấy, trong đầu cô bé chứa đầy ý nghĩ phải báo thù.
Josephine dễ dàng trở thành đối tượng chiêu mộ của hầu hết các nhóm dân quân Cơ đốc giáo. Họ chiến đấu chống lại các tay súng thuộc bộ tộc Hồi giáo Peul tại khu vực Ouaka ở phía đông nước này. Josephine kể lại rằng, "Những kẻ thuộc bộ tộc Peul đã giết chết các chú của cháu, vì vậy cháu nhất định phải báo thù. Nhiệm vụ của bọn trẻ chúng cháu là đảm nhận việc chặt đầu thi thể của những binh lính kẻ thù". Josephine là một trong những trẻ em được Anti-Bakala chiêu mộ để tăng cường đội ngũ chiến binh của lực lượng này.
Bé gái cũng bị cưỡng bức đi lính.
Vào lúc đỉnh điểm của cuộc xung đột năm 2013, có đến 42 trẻ em trong lữ đoàn 111 binh sĩ mà Josephine tham gia. Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho biết số trẻ em bị Anti-Bakala bắt làm nô lệ, chiến binh hoặc trở thành lá chắn sống lên đến 10.000 em có độ tuổi dưới 16. Tuy nhiên, theo UNICEF, đến nay tỷ lệ trẻ em dưới 18 tuổi tham gia các phe nhóm vũ trang tại Cộng hòa Trung Phi đã giảm mạnh sau khi một hiệp ước được ký kết tại Bangui hồi tháng 5 năm nay.
Theo đó, các phe phái vũ trang đồng ý giải ngũ các binh lính trẻ em, một phần trong quá trình chuyển đổi hướng tới cuộc tổng tuyển cử dự định diễn ra vào ngày 27/12 sắp tới. Hơn 5.000 trẻ em đã được các nhóm vũ trang trả tự do gần đây.
Josephine là một trong số 1.300 em được thả như một phần trong chương trình năm 2015 của UNICEF. Cô bé có hai sự lựa chọn, đi học trở lại hoặc bắt đầu một công việc nào đấy. Cuối cùng, Josephine đã chọn đi học. Theo ước tính của Liên hợp quốc, bạo lực tại Cộng hòa Trung Phi đã khiến ít nhất 5.000 người thiệt mạng, gần 440.000 người phải di tản sang các khu vực khác trong nước, và 190.000 người phải xin tị nạn tại các quốc gia láng giềng.
Binh lính từ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và phái bộ châu Âu đã bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em ở cộng hòa Trung Phi. Một số em cho biết những tên lính này ép quan hệ để đổi lấy thức ăn.
Cuộc điều tra được Liên hợp quốc tiến hành cho thấy, những binh lính gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, thành viên của phái bộ châu Âu và quân lính thuộc đơn vị Sangaris (Pháp) bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em.
Hai em nhỏ cho biết, đã bị cưỡng hiếp bởi quân của Liên minh châu Âu (EUFOR). Các em được trả tiền để quan hệ tình dục với những tay lính này. 4 trẻ em ở thời điểm xảy ra vụ việc tuổi từ 14 đến 16. Liên hợp quốc ngay sau đó cũng công bố danh tính những binh lính. Họ đến từ Bangladesh, Ma-rốc, Nigeria, Senegal và Congo. Các điều tra viên cũng thẩm tra hai em nhỏ bị hiếp dâm bởi đơn vị Sangaris.
"Những em nhỏ này buộc phải quan hệ tình dục với lính Pháp để được nước uống và một gói bánh quy", đoạn thông báo viết. "Các em nữ và thậm chí là em trai 9 tuổi đã bị lạm dụng tình dục cùng một cách thức. Hành vi này do những binh lính Pháp thực hiện".
6 vụ lạm dụng tình dục này xảy ra ở khu trại dành cho những người vô gia cư ở M'Poko, gần sân bay Bangui, cộng hòa Trung Phi. Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Zeid Ra'ad al-Hussein cho biết "những vụ việc này phải được điều tra cẩn thận và nghiêm túc".
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Maldives phát lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Mohamed Nasheed AFP đưa tin, Chính phủ Maldives ngày 31/8 thông báo họ đang tìm cách bắt giữ cựu Tổng thống Mohamed Nasheed do không trở lại đảo quốc này để hoàn thành án tù sau khi chữa bệnh tại Anh. Cựu Tổng thống Maldives Mohamed Nasheed. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ông Nasheed, nhà lãnh đạo được bầu chọn một cách dân chủ đầu tiên của Maldives,...