Tân Chủ tịch Hà Nội: ‘Tôi hứa hết lòng phục vụ nhân dân’
Phát biểu sau khi trúng cử Chủ tịch UBND TP Hà Nội sáng 4/12, ông Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ dốc sức xây dựng, phát triển thủ đô, nghiêm túc lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân.
“Tôi hứa sẽ cố gắng hết sức để xứng đáng với trách nhiệm và sứ mệnh được giao phó. Sự tín nhiệm, lòng tin, sự ủng hộ lớn lao của người dân thủ đô là vinh dự, là động lực lớn, cổ vũ, khích lệ giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cũng là trọng trách nặng nề với tôi thời gian tới”, tân Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung mở đầu bài phát biểu dài 8 phút của mình.
Trên cương vị mới, ông Chung khẳng định sẽ trân trọng học tập, kế thừa kinh nghiệm quý báu của các thế hệ tiền nhiệm, dốc sức cùng tập thể UBND phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc xây dựng, phát triển thủ đô.
Nguyên Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (bên phải) tặng hoa tân Chủ tịch Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Giang Huy.
Tân Chủ tịch Hà Nội cam kết “hành động kiên quyết, sáng tạo, sâu sát với cơ sở, gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, nghiêm túc lắng nghe tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân”.
Ông Chung cũng cho rằng những thành tựu của thủ đô nhiệm kỳ vừa qua có đóng góp to lớn, quan trọng của ông Nguyễn Thế Thảo, nguyên Chủ tịch UBND thành phố. Đóng góp của các thế hệ tiền nhiệm sẽ là nền tảng vững chắc cho cá nhân ông và tập thể UBND thành phố cùng Đảng bộ và nhân dân thủ đô tiếp tục vươn lên đạt thành tựu to lớn hơn nữa.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung (trái) bắt tay người tiền nhiệm Nguyễn Thế Thảo. Ảnh: Giang Huy.
Chia sẻ tâm tư sau hai nhiệm kỳ lãnh đạo thành phố, nguyên Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho hay đã nghiêm túc chấp hành quy định về độ tuổi tái cử, viết phiếu gửi Trung ương và Thành phố nêu rõ ý kiến về bản thân, xin không tiếp tục tái cử khóa tới; đồng thời giới thiệu, đề xuất nhân sự thay thế.
“Ngay sau Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 16, tôi đã chủ động báo cáo và đề nghị với các đồng chí có trách nhiệm và cơ quan có thẩm quyền xem xét chỉ đạo cho kiện toàn nhân sự theo phương án đã được Bộ Chính trị phê duyệt, thay tôi giữ chức vụ Chủ tịch UBND thành phố trong thời gian sớm nhất”, ông Thảo nói.
Ông Thảo cho rằng, việc đề nghị thôi giữ chức Chủ tịch UBND thành phố là xuất phát từ trách nhiệm của cá nhân với yêu cầu nhiệm vụ của thành phố. Sau khi thôi giữ chức, ông Thảo sẽ tiếp tục nhiệm vụ của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 và Đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2011-2016.
Nhận xét về người kế nhiệm, nguyên Chủ tịch cho hay, ông Chung là cán bộ trẻ, có năng lực, đã nhiều năm công tác, rèn luyện trong ngành công an và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; là Anh hùng lực lượng vũ trang, có nhiều chiến công, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thủ đô và cả nước.
“Những tiền đề quan trọng trên cùng với sự tín nhiệm và giúp đỡ của các vị đại biểu HĐND, của cử tri và nhân dân thủ đô, tôi tin tưởng chắc chắn rằng đồng chí Nguyễn Đức Chung sẽ thực hiện tốt trọng trách trên cương vị mới”, ông Thảo nói.
Võ Hải
Theo VNE
Có nên coi việc chặt cây xanh ở Hà Nội là "phá hoại có tổ chức" hay không?
Việc "nhanh nhảu" trong vụ "hạ sát" tới 2000 cây xanh, chỉ trong có vài ngày, chứng tỏ các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội có khả năng xử lý công việc một cách "nhanh nhẹn" chứ không trì trệ như người dân lâu nay vẫn phàn nàn.
Chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là trì trệ, chậm chạp và độ chuyên nghiệp, năng động thì thua xa các thành phố khác như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng... Bộ máy làm việc của các cấp chính quyền Hà Nội cực kỳ quan liêu, mang nặng tư duy thời bao cấp và đối với dân thì luôn " hành là... chính"!
Tuy nhiên, trong vụ "thảm sát" cây xanh có tổ chức này, thì các cơ quan chức năng liên quan đến "dự án thay cũ đổi mới cây xanh" lại thể hiện một động thái nhanh, quyết liệt, mạnh mẽ và cả... âm thầm.
Chỉ trong một thời gian ngắn mà lực lượng chỉnh trang đô thị đã "chặt phăng" khoảng 2.000 cây, trong đó có rất nhiều cây cổ thụ, cây có giá trị.
Lực lượng này làm việc nhiệt tình chưa từng thấy, làm việc cả ngày lẫn đêm, làm việc dưới áp lực cao (trong tình trạng vừa làm vừa nghe dân chửi).
Điều này cho thấy các lực lượng chỉnh trang đô thị của thành phố cũng "không phải hạng vừa". Chỉ có điều lâu nay chưa có cơ hội thể hiện!
Vụ chặt 6.700 cây xanh nếu không bị người dân và dư luận chặn lại thì có thể coi là một cuộc "thảm sát" cây chưa từng thấy ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, chỉ riêng việc đã chặt phăng 2.000 gốc cây cũng đủ đưa Hà Nội lên "đầu bảng" trong việc chặt phá cây xanh trong cả nước.
Trong buổi họp báo chiều ngày 20/3, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã thông báo việc ngừng chặt phá cây xanh nhưng lại né tránh tất cả các câu hỏi liên quan đến việc quy trách nhiệm. Lúc này, các cơ quan báo chí mới lôi ra thông tin là chính quyền thành phố chịu "sức ép" từ các nhà tài trợ nên phải khẩn trương làm.
Qua sự khẩn trương và mạnh mẽ lần này, người dân cứ thầm ước ao: Giá mà từ trước đến nay, "các anh ấy" cũng chịu khó thế này thì bộ mặt đô thị Hà Nội đâu có đến nỗi "nguệch ngoạc" như bây giờ.!
Người ta không thể không đặt dấu hỏi là tại sao họ lại thảm sát cây "thần tốc" đến vậy. Và trong vụ thay cây này, ai sẽ là người ... bán được lắm cây nhất?
Cây xanh, nếu là cây trong vườn nhà anh, thì chặt hạ thế nào là tùy. Nhưng cây trong ngoài đường, bằng tiền thuế của dân từ bao đời nay, là bóng mát, là giữ môi trường, là tạo cảnh quan... thì muốn làm gì cũng phải suy nghĩ, nghiên cứu cho thấu đáo. Còn như cái ông quan chức nào đó, mở miệng ra bảo "chính quyền làm không cần phải hỏi dân", thì cũng nên cho ông này đi nơi khác. Sao lại có thứ quan chức ăn nói hồ đồ đến vậy?
Có rất nhiều khuất tất trong vụ chặt hạ cây xanh này. Chúng ta hoan nghênh tinh thần thẳng thắn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, và rất mong ông Chủ tịch cho điều tra làm rõ trách nhiệm của những tập thể, cá nhân trong vụ " thảm sát" cây này.
Điều người dân muốn được biết một cách minh bạch là: Ai là người ký duyệt cho vụ thảm sát cây này? Trước đó, đã có nghiên cứu khoa học nào về việc thay cây này chưa? Một việc lớn đến như vậy mà tới Chủ tịch còn không biết, vậy phải chăng Phó Chủ tịch đã lộng quyền? Số tiền phải bỏ ra thay cây là bao nhiêu? Và số cây này được mua từ đâu? Và cuối cùng là số gỗ của 6.700 cây (nếu được chặt sạch theo đúng kế hoạch) thì sẽ sử dụng thế nào? Bán cho ai?
Và trước những hậu quả đã trông thấy, phải coi đây là một cuộc "phá hoại tài sản, phá hoại môi trường có tổ chức"
Nguyễn Như Phong
Theo petrotimes
Thông xe đường Trần Phú - Kim Mã trước Tết Nguyên đán Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại buổi kiểm tra tiến độ dự án đường Trần Phú Kim Mã và đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài vào chiều qua, 21-1. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nghe báo cáo tiến độ dự án đường Trần Phú - Kim Mã Chỉ đạo tại...