Tân Chủ tịch 34 tuổi của ACB là ai?
Được đánh giá là “con dòng cháu giống”, tân Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy đang được kỳ vọng sẽ “chèo lái” ACB vượt qua được giai đoạn khó khăn do những ảnh hưởng của những thông tin bất lợi trên thị trường ngân hàng trong bối cảnh hiện tại.
Như đã đưa tin, vào ngày 18/9, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã họp và chấp thuận việc từ nhiệm của ông Trần Xuân Giá vì lý do sức khỏe. Thay vào vị trí của ông Giá, nguyên là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nay đã 73 tuổi là ông Trần Hùng Huy, sinh năm 1978.
Theo thông tin nêu tại Bản cáo bạch năm 2010 của ACB, ông Trần Hùng Huy mặc dù mới 34 tuổi song đã là Tiến sĩ Kinh tế và là con trai của nguyên Chủ tịch HĐQT ACB Trần Mộng Hùng.
Ông Trần Hùng Huy là con trai ông Trần Mộng Hùng – người đồng sáng lập ACB
Ông Trần Hùng Huy bắt đầu đặt chân vào ACB từ năm 2002, lúc vừa 24 tuổi với vị trí Chuyên viên nghiên cứu thị trường và gắn bó với công việc này trong vòng 2 năm. Tiếp đó, từ 2004 đến năm 2008, ông Huy là Giám đốc Marketing, đồng thời trở thành Thành viên Hội đồng quản trị ACB từ 2006. Đến năm 2008, ông trở thành Phó Tổng giám đốc của ACB.
Ngoài ra, tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS), ông Huy cũng nằm trong Hội đồng thành viên của tổ chức này.
Trao đổi với Dân trí chiều nay sau thông tin bổ nhiệm tân Chủ tịch HĐQT được công bố, ông Nguyễn Thanh Toại – Phó Tổng Giám đốc ACB, đồng thời là phát ngôn của ngân hàng trả lời dí dỏm: “Ông Huy tuy trẻ nhưng là “con dòng cháu giống”, là con ruột của nguyên Chủ tịch HĐQT ACB – người đồng sáng lập nên ngân hàng. Gia đình sở hữu một số lượng cổ phiếu rất cao trong ngân hàng”.
Video đang HOT
Đồng thời, ông Toại cho biết thêm, ông Huy đã có thời gian làm việc với ACB khá lâu, học vấn cao và đã tốt nghiệp MBA, PHD tại Mỹ. “Từ đó tạo lên niềm tin với chúng tôi rằng, ông ấy sẽ làm tốt” – người phát ngôn ACB lạc quan.
Mặc dù vậy, không nói thì cũng có thể thấy rằng, chặng đường trước mắt của vị tân Chủ tịch trẻ tuổi của ACB là khá gian nan. Những biến động trên thị trường ngân hàng vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngân hàng kể từ sau vụ bắt “bầu Kiên” – một cổ đông của ngân hàng và bắt nguyên Tổng giám đốc ACB.
Diễn biến gần nhất ông Kiên đã bị khởi tố thêm 2 tội danh mới là Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái đồng thời 2 đồng phạm của ông Kiên – Trần Ngọc Thanh – Giám đốc và Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội cũng bị khởi tố bị can, và bị bắt tạm giam.
Sau sự kiện này, cổ phiếu ACB trên thị trường chứng khoán vốn đã không ngừng trượt giá lại càng lao dốc trong hai phiên gần đây, xuống kịch sàn với mức 15.900 đồng/cp.
Dư âm của “sóng gió” một tháng trước đây vẫn còn lưu lại trong tâm trí những ai quan tâm đến ACB. Trong bức tâm thư gửi khách hàng ngày 31/8 của nguyên Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá đã phải thừa nhận, sự cố liên quan đến hành vi của một số cá nhân từng là thành viên ban lãnh đạo ACB đã gây nên những nghi ngờ trong dư luận, trực tiếp tác động tới hoạt động của ACB mà cụ thể là tình trạng rút tiền trước hạn, làm ảnh hưởng phần nào tới chất lượng phục vụ khách hàng.
ACB đã phải nhờ đến sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước về thanh khoản. Thời gian này, như Dân trí đã cập nhật, cơ quan điều hành đã phải bơm ra một lượng tiền không nhỏ cho hệ thống thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO). Ngân hàng Nhà nước sáng 23/8 cũng đã phải triệu tập một cuộc họp với các lãnh đạo ngân hàng thương mại, đề nghị hỗ trợ thanh khoản cho ACB nếu cần. Nhờ đó, ACB đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất.
Và như người phát ngôn của Chính phủ – Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam từng khẳng định, khi thực hiện vụ bắt giữ đối với “bầu” Kiên, Chính phủ đã kèm theo phương án đánh giá tác động để ổn định được thị trường. Mục tiêu là “vừa nghiệm trị được người vi phạm lại vừa đảm bảo ngân hàng không bị đổ vỡ”.
Tài sản gia đình tân Chủ tịch ACB “bốc hơi” 680 tỉ trong vòng 1 tháng
Cáo bạch của ACB cho thấy, đến thời điểm 5/2/2010, số cổ phiếu mà ông Huy đang nắm giữ là hơn 23,9 triệu đơn vị. Còn theo dữ liệu tổng hợp cập nhật từ phần mềm của CafeF và Vietstock, đến 31/10/2010, số lượng cổ phần nắm giữ của ông Huy tại ACB đã tăng lên 28,7 triệu đơn vị và là người có tỉ lệ sở hữu tại ACB nhiều nhất trong gia đình.
Diễn biến giao dịch cổ phiếu ACB trong 1 tháng nay (nguồn: HNX).
Cụ thể, cùng thời điểm trên, cha ông là ông Trần Mộng Hùng sở hữu 16,5 triệu đơn vị, mẹ ông là bà Đặng Thu Thủy nắm gần 4,4 triệu đơn vị, chị ông – bà Trần Đặng Thu Thảo nắm 8,8 triệu đơn vị và ông Trần Minh Hoàng, em ông Huy cũng nắm gần 9,6 triệu cổ phiếu ngân hàng này.
Tổng cộng, gia đình ông Huy đang sở hữu trên 68 triệu cổ phiếu ACB, tương ứng khoảng 5,3% vốn điều lệ của ngân hàng. Tính theo thị giá ACB ngày 19/9 là 15.900 đồng/cp, trị giá tài sản mà gia đình tân Chủ tịch HĐQT ACB đang nắm giữ trên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu này là 1.081,2 tỷ đồng.
Cổ phiếu ACB tại ngày 19/8 có giá 25.900 đồng/cp và đã liên tục giảm cho đến thời điểm hiện tại. Trong vòng 1 tháng, cổ phiếu này mất giá 10.000 đồng, tướng ứng mất 38,6% giá trị.
Cùng với đó, gia đình ông Huy tổn thất tới 680 tỉ đồng chỉ trong vòng 1 tháng do biến động giá của ACB trên thị trường chứng khoán. Riêng tài sản của cá nhân tân Chủ tịch ACB trong vỏn vẹn 1 tháng cũng “bốc hơi” 287 tỷ đồng.
Theo Dantri
Từng liên quan tới ACB, Phó chủ tịch Eximbank từ chức
Ông Phạm Trung Cang, Phó chủ tịch HĐQT Eximbank đã xin từ nhiệm vì lý do cá nhân và dành thời gian để giải trình về trách nhiệm của ông thời còn làm ở ACB.
Chiều tối 19/9, sau cuộc họp đột xuất trong ngày, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT của ông Phạm Trung Cang với "lý do cá nhân".
Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước xác nhận thông tin ông Cang từ nhiệm và cho biết ngoài lý do cá nhân, ông Cang cần thời gian để giải trình về trách nhiệm có liên quan khi còn làm ở Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB).
Ông Phạm Trung Cang sinh năm 1954 tại Long An, bắt đầu bước chân vào ban lãnh đạo ACB từ năm 1993. Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của Ngân hàng Á Châu và là Phó chủ tịch từ năm 1994 đến nay. Trong 3 năm từ 1999 đến 2001, ông giữ chức vụ tổng giám đốc điều hành ngân hàng này. Trước khi rời ACB, ông đã giữ chức Thành viên Hội đồng sáng lập. Cuối năm 2010, ông xin từ nhiệm chức danh thành viên hội đồng quản trị và ACB đã thông qua việc miễn nhiệm vào ngày 26/4/2011.
Tháng 4/2010, ông Cang gia nhập Eximbank. Tại đây, ông giữ chức Phó chủ tịch HĐQT cho tới khi từ nhiệm.
Nhiều nguồn tin cho rằng ông Cang là đại diện vốn của ACB tại Eximbank. Trao đổi với VnExpress tối 19/9, Phó tổng giám đốc ACB Nguyễn Thanh Toại cho rằng không có thông tin về việc này, chỉ nói "rất có thể ông Cang liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải, họ làm việc cùng thời với nhau tại ACB".
Trong ngày 19/9, ACB cũng đã công bố chấp thuận đơn từ nhiệm của Chủ tịch Trần Xuân Giá và 2 phó chủ tịch. Ngoài lý do sức khỏe và cá nhân, các vị này được ACB cho biết cũng liên quan tới vụ việc của nguyên tổng giám đốc Lý Xuân Hải.
Theo VNE
Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch ACB bất ngờ từ nhiệm Ông Trần Xuân Giá đã được HĐQT ACB chấp thuận từ nhiệm chức vụ Chủ tịch cùng 2 Phó Chủ tịch khác. Ông Trần Xuân Giá đã đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của ACB trong 4 năm. Trước đó, ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 19/9, Ngân hàng TMCP Á Châu đã cập nhật thông...