Tan chảy với thế giới bánh ngọt ở Đức
Nước Đức không chỉ có những tòa lâu đài đẹp như cổ tích mà còn có cả một thế giới bánh ngọt lâu đời làm tan chảy trái tim các tín đồ yêu ẩm thực.
t BIENENSTICH
Bienenstich được xem như là một trong những chiếc bánh ngọt ra đời sớm nhất ở Đức. Tên bánh trong tiếng Đức có nghĩa là “vết ong đốt”. Cái tên này được lí giải một cách hài hước rằng: có một chú ong đã bị hấp dẫn bởi chiếc bánh và bay vào đốt người thợ khi ông đang làm bánh.
Bánh bienenstich có hai lớp, lớp bên trong là nhân kem vanila, buttercream, kem tươi, bông lan. Lớp bên ngoài là lớp vỏ hạnh nhân caramel. Chính vì vậy, khi thưởng thức sẽ thấy vị giòn bên ngoài, mềm mịn ở phần bên trong.
BÁNH NGỌT BLACK FOREST
Black forest trong tiếng Đức là schwarzwlder, tên gọi bánh này có hai cách lí giải, cách lí giải thứ nhất là đặt theo tên của một khu rừng đen ở Baden-Wrttemberg; cách lí giải thứ hai là đặt theo tên một thành phần của bánh.
Bánh được tạo thành bởi nhiều lớp bông lan màu nâu vị chocolate xen giữa các lớp kem tươi trộn với anh đào, cứ một lớp bánh sẽ cho một lớp kem. Lớp ngoài cùng được phủ kem tươi và những mẩu socola được thái vụn.
Video đang HOT
Baumkuchen trong tiếng Đức có nghĩa là cái cây, vì vậy bánh có hình tròn mô phỏng thân cây và các lớp bánh tượng trưng cho vân cây. Người Đức thường làm bánh baumkuchen bằng cách nướng bánh trên một trụ ống dài, người thợ sẽ bôi đều lớp bột bánh xung quanh trụ, sau đó bánh được nướng chín trước khi bôi lớp mới lên. Một chiếc bánh baumkuchen thông thường bao gồm 15 đến 20 lớp bột.
Khi thưởng thức bánh hơi dai ở lớp vỏ nhưng ruột lại ẩm mềm như bánh bông lan, tan ngay trong miệng và có vị ngọt mát. Vào dịp giáng sinh, chiếc bánh này được ưa chuộng hơn bao giờ hết ở nước Đức.
Streuselkuchen trong tiếng Đức có nghĩa là bánh bông lan phủ vụn bánh. Cũng như bánh bienenstich, bánh streulkuchen có hai lớp. Lớp vỏ ngoài giòn, lớp phía trong là bông lan mềm và ẩm. Phía trên cùng sẽ là một lớp vụn bánh ngọt, ngoài ra có thể thêm lớp mứt hay kem béo ngậy.
Trước đây streuselkuchen được ưa chuộng ở các hội chợ, trong ngày Lễ Tạ ơn, các đám cưới và lễ rửa tội. Đầu thế kỉ XX, bánh chiếc bánh này thường được ăn sau các buổi lễ tang. Từ đó, bánh Streuselkuchen còn mang một cái tên khác là “bánh lễ tang”.
BÁNH NGỌT PRINZREGENTENTORTE
Prinzregententorte được mệnh danh là “người mẹ của mọi loại bánh chocolate” bởi bao phủ bên ngoài bánh là lớp socola mịn màng, sánh mịn. Bánh thường có từ 6 đến 9 lớp, giữa mỗi lớp bánh là một lớp buttercream. Tên bánh được đặt theo tên hoàng tử Luitpold, người trị vì Bayern từ năm 1889. Tuy nhiên ai là người thợ đầu tiên làm ra chiếc bánh này vẫn còn là điều tranh cãi. Một số câu chuyện kể lại rằng, người đầu bếp riêng của hoàng tử Luitpold, John Rottenhfer đã làm ra chiếc bánh này để vinh danh hoàng tử. Một số chuyện khác lại kể rằng, người đầu bếp tài ba Anton Seidl chính là người làm ra chiếc bánh. Ông đã nướng một chiếc bánh chocolate có 9 lớp, tượng trưng cho 9 người con của vua Ludwig I, cha của hoàng tử Luitpold.
Ngày nay những chiếc bánh ngọt của nước Đức không chỉ của riêng nước Đức nữa mà chu du khắp thế giới. Có những chiếc bánh nơi đây khi ghé thăm đất nước khác đã cực kì nổi tiếng như bánh baumkuchen khi tới nước Nhật đã được thay đổi một phần công thức và trở thành món bánh được ưa chuộng trên khắp đất nước mặt trời mọc này. Thế mới thấy được rằng trong thế giới ẩm thực, bánh ngọt luôn là thứ dễ chinh phục trái tim con người biết bao.
Macaron: Chiếc bánh chứa đựng nét tinh tế của ẩm thực Pháp
Những chiếc bánh macaron nhỏ xinh không chỉ mang theo hương vị hấp dẫn mà còn ẩn chứa trong đó cả tinh hoa của nền ẩm thực Pháp danh tiếng.
Macaron, chiếc bánh ngọt nhỏ xíu, xinh xắn nhưng lại là biểu tượng, là vị vua trong các món bánh của ẩm thực Pháp. Có rất nhiều tranh cãi về xuất xứ của loại bánh này. Theo nhiều người, bánh macaron có nguồn gốc từ nước Ý, khi bà Catherine de Mesdicis mang sang Pháp khi kết hôn với vua Henry II . Một luồng thông tin khác lại cho rằng bánh macaron có nguồn gốc từ thị trấn Nancy, vùng Lorraine của nước Pháp, khi thực đơn nghiêm ngặt loại bỏ thịt tại một tu viện được áp dụng thì cũng là lúc hai nữ tu là Marguerite và Marie - Elisabeth đã tạo ra những chiếc bánh Macaron.
Lúc đầu, bánh macaron không khác bánh quy là mấy với hình tròn giản đơn. Dần dần, với bàn tay sáng tạo của Pierre Desfontaines ở cửa hàng bánh ngọt Pháp Ladurée, những chiếc bánh macaron ra đời với hai lớp bánh và phần nhân ở giữa như hiện tại.
Nguyên liệu làm nên một chiếc bánh macaron vô cùng dễ tìm, tuy nhiên cái khó để tạo nên những chiếc bánh ngon lại nằm ở tay người thợ làm bánh. Từ khâu quấy bột và lòng trắng trứng, người thợ phải biết căn chỉnh sao cho vừa để tạo nên lớp bánh mịn nhưng vẫn giữ được độ giòn. Nếu quấy bột quá nhẹ, lớp vỏ bánh sẽ sẽ không có lớp chân giòn xốp hay phía trên mặt không bằng phẳng và mịn. Còn nếu quá tay, macaron sẽ phẳng dẹt, bánh sẽ cứng và dễ gãy.
Bột bánh sau khi cho ra khay phải ngay lập tức đưa vào lò với độ nóng đều hai mặt, thời gian nướng phải thật chính xác. Cầu kỳ là vậy nên các đầu bếp Pháp thường so tài tay nghề với nhau bằng chính loại bánh macaron này.
Không chỉ mang hương vị ngon độc đáo, món bánh macaron còn được khoác lên mình hình dáng vô cùng dễ thương, xinh xắn. Được ví như một chiếc hamburger cỡ nhỏ trong thế giới đồ tráng miệng, bánh macaron sở hữu nhiều màu sắc, hương vị phong phú như: mâm xôi, socola, nấm, trà xanh, chanh leo, vải, phúc bồn tử, tinh than tre...
Trước kia, bánh macaron thường chỉ được phục vụ trong những buổi tiệc trà chiều của giới quý tộc, nhưng giờ đây bạn hoàn toàn có thể tìm thấy loại bánh ngon miệng này ở hầu hết các tiệm bánh ở khắp mọi nơi. Ngoài ra, bánh macaron cũng có nhiều phiên bản. Khi ở Thụy Sĩ, những chiếc macaron được làm nhẹ hơn và lớp nhân có phần ít sánh hơn so với macaron tại Pháp. Còn tại Hàn Quốc, bánh mang đúng hương vị của Pháp nhưng được biến tấu với nhiều hình thù phong phú, đáng yêu.
Những chiếc bánh macaron dù nhỏ bé nhưng lại là một biểu tượng đặc trưng của văn hóa Pháp. Chỉ một miếng bánh nhỏ thôi là đủ để thực khách cảm nhận được sự giòn tan của vỏ bánh, vị béo ngậy của lớp kem bên trong, hương thơm thu hút của nguyên liệu và cả sự tâm huyết, tỉ mỉ của người làm bánh gửi trọn vào macaron.
Sự quyến rũ từ vị ngọt thanh khiết bánh Baumkuchen Nhật Bản Baumkuchen là một loại bánh ngọt độc đáo được khai sinh từ nước Đức nhưng lại thành danh ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Món bánh ngọt được xem là biểu trưng cho sự thịnh vượng, viên mãn và thường được sử dụng trong những dịp quan trọng như lễ cưới để chúc phúc đôi uyên ương cũng như món quà...