Tân Châu tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân
Tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân là việc làm thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị ở TX. Tân Châu (An Giang).
Thời gian qua, nhờ tăng cường công tác đối thoại mà các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước được triển khai và thực hiện hiệu quả, qua đó tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
TX. Tân Châu trở thành đô thị loại III năm 2020. Tuy là thị xã nhưng nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, nông dân chiếm đại đa số. Những năm qua, trong quá trình chuyển mình, phát triển, Tân Châu cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ như: vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo quốc phòng – an ninh; đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế; phát triển thương mại – dịch vụ; ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, tổ chức mời gọi đầu tư để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có lúc và có nơi, chủ trương của thị xã, của tỉnh chưa được người dân thông suốt, từ đó có những thắc mắc không đáng xảy ra.
Trước tình hình đó, thị xã đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng phải tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân để bà con hiểu được mục đích, ý nghĩa của các chủ trương, chính sách như: chủ trương xây dựng nông thôn mới, hoàn thiện hạ tầng đô thị để đưa Tân Châu đạt đô thị loại III hay việc thi công hoàn thiện cầu Tân An để kết nối giao thương giữa thị xã và các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Thông qua việc tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, đa phần bà con trên địa bàn đã hiểu và thông suốt, từ đó tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện các chủ trương đề ra. Cách làm của phường Long Thạnh (TX. Tân Châu) là một điển hình.
Tại các buổi tiếp xúc, nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến để đưa chủ trương chính sách đi vào cuộc sống
Video đang HOT
Phường Long Thạnh được thành lập theo Nghị quyết số 40/NQ-CP, ngày 24-8-2009 của Chính phủ. Diện tích tự nhiên 440,86ha, có 5 khóm, 4.220 hộ, 18.052 nhân khẩu, 13 chi bộ trực thuộc, 412 đảng viên. Hiện nay, phường Long Thạnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của TX. Tân Châu. Ngay những năm đầu mới thành lập, Ban Chấp hành Đảng bộ phường đã quán triệt sâu sắc quan điểm và quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, thật sự trở thành một đô thị văn minh “Xanh – sạch – đẹp”.
Từ đó, đã không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn; phát huy nội lực và tranh thủ thời cơ, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, sự đồng thuận của nhân dân; cả hệ thống chính trị đã nỗ lực vượt qua khó khăn để luôn giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Vào đầu tháng, UBND phường mời các ngành như: MTTQ và các tổ chức đoàn thể để họp bàn nội dung, thời gian, địa điểm tiếp xúc, đối thoại. Mỗi khóm 1 điểm, xoay vòng hàng tháng (thường được tổ chức ở các khu dân cư để nhân dân thuận tiện trong việc tham dự).
Theo đó, thời gian qua, phường đã tổ chức được 89 buổi tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Trong các buổi tiếp xúc, đối thoại, các thành viên trong tổ đã thông báo về tình hình tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, kế hoạch ra quân lập lại trật tự đô thị, quản lý âm thanh tiếng ồn trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa… đã có 3.300 lượt người dân tham dự.
Các buổi tiếp xúc, đối thoại đều rất cởi mở và thực sự dân chủ nên đã có 190 ý kiến đóng góp. Chủ tịch UBND phường và các thành viên tổ tiếp xúc, đối thoại đã tiếp thu, giải trình làm rõ 182 ý kiến được nhân dân thống nhất, tạo được sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Các ý kiến còn lại được ghi nhận báo các ngành chuyên môn thị xã để có cơ sở trả lời cho người dân.
Theo Phó Bí thư Đảng ủy phường Long Thạnh Huỳnh Thị Tuyết Trinh, qua những lần tiếp xúc, vấn đề “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, việc này gắn với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước như: “Xây dựng phường văn minh đô thị”, “Xây dựng xã hội học tập”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Công tác tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe ý kiến của nhân dân đã tạo được sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Qua đó, góp phần đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, lắng nghe và giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của nhân dân.
“Tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân là một hình thức quan trọng để vừa tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, vừa vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đồng thời giúp cấp ủy, chính quyền các cấp nhận được những phản ánh chính đáng của người dân có liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là việc làm thường xuyên, có tính chất lâu dài mà cả hệ thống chính trị của thị xã đang thực hiện” – Phó Chủ tịch HĐND TX. Tân Châu Dương Văn Huệ khẳng định.
Tăng cường trách nhiệm, hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận và Quyết định số 290 của Bộ Chính trị (khóa X) về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị .
Quy chế số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, những năm qua, nhận thức của cấp ủy Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh về vị trí, vai trò công tác dân vận từng bước được nâng lên; các cấp, sở, ban, ngành, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở quan tâm đến công tác dân vận.
Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới mạnh mẽ công tác dân vận, hướng mạnh về cơ sở và địa bàn dân cư
Theo Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Văn Thạnh, thực hiện Quyết định số 290 của Bộ Chính trị (khóa X) và Quy chế số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, những năm qua, công tác dân vận được đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, mở rộng hình thức tập hợp nhân dân, hướng mạnh về cơ sở. Kịp thời giải quyết nhiều vấn đề bức xúc ở cộng đồng dân cư, tạo sự đồng thuận xã hội. Từ đó, đã góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị các cấp ở địa phương ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Đặc biệt, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương; đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, phát triển đoàn viên, hội viên mới để thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Làm nòng cốt trong việc tuyên truyền, tổ chức các mô hình "Dân vận khéo" và "Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới"; tranh thủ các dự án trong nước và quốc tế giúp đỡ đoàn viên, hội viên vay vốn, chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo.
10 năm qua, quỹ Vì người nghèo các cấp trong tỉnh đã vận động tiền và hiện vật quy tiền trên 1.375 tỷ đồng, cất mới và sửa chữa 25.226 căn nhà Đại đoàn kết; thăm hỏi, tặng quà Tết, hỗ trợ khó khăn đột xuất, trợ giúp học hành, hỗ trợ khám bệnh và sản xuất cho trên 3,4 triệu lượt hộ nghèo. Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh giảm còn 14.170 hộ nghèo (chiếm 2,63%) và 29.414 hộ cận nghèo (chiếm 5,45%).
Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Võ Anh Kiệt, nhờ thực hiện Quyết định số 290 của Bộ Chính trị (khóa X) về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, phong cách, thái độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng gần dân, phục vụ nhân dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Trong đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý thường xuyên đi cơ sở, gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với dân; quan tâm giải quyết kịp thời công việc của nhân dân.
Tập trung thực hiện có hiệu quả hơn việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo ngay ở cơ sở, hạn chế phát sinh điểm nóng, gây mất trật tự, an toàn xã hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Qua đó, đã góp phần củng cố lòng tin của người dân đối với các cấp chính quyền và tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; củng cố khối đoàn kết toàn dân.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu tiếp tục quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường công tác dân vận của hệ thống chính trị gắn với xây dựng Đảng; HĐND, UBND các cấp cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác dân vận thành chương trình, kế hoạch hoạt động và chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả, gắn quyền, lợi ích thiết thực của nhân dân. Tiếp tục xác định công tác dân vận là một trong những nội dung, nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng trong hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, mặt trận, đoàn thể.
Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, văn hóa công sở, nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân". Tiếp tục nhân rộng các mô hình "Dân vận khéo" trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở và địa bàn dân cư. Qua đó, nhằm phát huy truyền thống yêu nước, khát vọng phát triển, năng lực, trí tuệ, ý thức trách nhiệm của nhân dân, nhất là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa các cấp ủy, chính quyền với các tầng lớp nhân dân để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Vận dụng sức dân chăm lo cho dân Không chỉ hiến đất, mở đường, người dân phường Phước Thới, quận Ô Môn, còn trực tiếp tham gia thi công, giám sát xây dựng đường giao thông trên địa bàn. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công đó chính là sự đồng thuận của hệ thống chính trị và nhân dân địa phương. Trong đó có vai trò...