“Tân binh” ngân hàng trên sàn chứng khoán có được thị trường ưu ái?
Nửa cuối năm 2020 là thời điểm chứng kiến sự xuất hiện dồn dập của các ngân hàng trên sàn chứng khoán. Đến nay, đã có 3 ngân hàng mới lên UPCoM và 2 ngân hàng đã chuyển sàn thành công từ UPCoM lên niêm yết trên HoSE.
ACB là ngân hàng chuẩn bị hủy niêm yết trên HNX để chuyển sang HoSE.
Chưa dừng lại ở đó, loạt ngân hàng như ACB, SHB, OCB, SeABank, MSB cũng đang rục rịch lên sàn, chuyển sàn. Dù đáp ứng yêu cầu lên sàn theo quy định, việc đăng ký giao dịch/niêm yết vào thời điểm này liệu có thuận lợi với cổ phiếu ngân hàng?
Nhìn lại những cổ phiếu ngân hàng mới trên sàn, điều đáng chú ý là thị giá các cổ phiếu này dường như đang quy về một mức.
Ba mã chứng khoán mới xuất hiện và đăng ký giao dịch trên UPCoM trong năm vừa qua bao gồm BVB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt), SGB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương) và NAB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á) đều có thị giá giảm so với thời điểm mới chào sàn dù thời điểm niêm yết của những cổ phiếu này đang trong giai đoạn thăng hoa của một số mã chứng khoán ngân hàng khác.
Video đang HOT
Ngân hàng Bản Việt là ngân hàng đầu tiên đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán trong năm nay. Ngày 09/07/2020, cổ phiếu BVB lên UPCoM với giá tham chiếu 10.700 đồng/cổ phiếu và có lúc được giao dịch lên mức kịch trần 14.900 đồng/cổ phiếu ngay trong phiên. Cổ phiếu này nhanh chóng tăng 30% chỉ trong vòng 3 phiên, đạt mức 18.200 đồng/cổ phiếu trong phiên ngày 13/7. Tuy vậy, đây cũng là mức đỉnh của BVB mà sau hơn 4 tháng vẫn chưa thể vượt qua. Đáng nói, trong nhiều phiên, cổ phiếu này còn rơi xuống dưới mệnh giá. Chốt phiên ngày 30/11, BVB đóng cửa ở mức 12.400 đồng/cổ phiếu, giảm 11% so với mức chốt phiên đầu tiên và giảm 32% so với mức đỉnh đạt được.
Cổ phiếu SGB tiếp nối lên UPCoM và nhanh chóng rớt giá từ những phiên đầu tiên. Giao dịch phiên đầu tiên trên UPCoM vào ngày 15/10 với giá tham chiếu 25.800 đồng/cổ phiếu nhưng SGB nhanh chóng “quét sàn”, giảm một mạch xuống 15.500 đồng trong phiên đầu, tương đương giảm 39,9%. Số phiên cổ phiếu này hồi phục chỉ đếm trên đầu ngón tay trong hơn 1 tháng vừa qua, chủ yếu là giảm và đứng giá. Chốt phiên cuối tháng 11, SGB đóng cửa ở 12.900 đồng/cổ phiếu, giảm 16% so với mức chốt phiên đầu tiên và giảm 50% so với giá tham chiếu.
NAB cũng đang được giao dịch ở ngưỡng 13.900 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu của Ngân hàng Nam Á tuy có mức giảm nhẹ hơn nhưng cũng đã mất 13% giá trị so với phiên đầu tiên lên sàn (9/10). Đó cũng là phiên duy nhất NAB có mức tăng mạnh mẽ trên 18,5%.
Như vậy, dù lên sàn vào thời điểm khác nhau và có mức giá tham chiếu được định giá khác nhau, nhưng hiện tại, cổ phiếu của 3 ngân hàng trên đều đang loanh quanh ngưỡng 12-13.000 đồng/cổ phiếu.
Ở nhóm ngân hàng mới chuyển diện giao dịch trên UPCoM lên niêm yết trên HoSE điểm tên VIB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam) và LPB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt).
Đối với VIB, sau khi chính thức giao dịch trên HoSE ngày 10/11 với giá 32.300 đồng/cổ phiếu, ngân hàng này đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng. Sau pha loãng, cổ phiếu được điều chỉnh giảm nhẹ, phiên cuối tháng 11 đóng cửa ở mức 27.600 đồng/cổ phiếu.
LPB cũng chính thức giao dịch trên HoSE từ ngày 9/11 với mức giá giá 11.800 đồng/cổ phiếu. Sau khi tăng nhẹ phiên đầu tiên, cổ phiếu này rớt giá 3 phiên liên tiếp. Chốt phiên 31/11, LPB đóng cửa ở mức 12.450 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ so với phiên đầu tiên.
Ngày 2/12 tới, cổ phiếu ACB sẽ chính thức hủy niêm yết trên HNX để lên HoSE. SHB cũng đang rục rịch kế hoạch tương tự này. Trong khi đó, OCB, MSB và SeABank quyết định niêm yết thẳng trên HoSE thay vì giao dịch trước trên UPCoM, tại các nhà băng này, việc mua bán cổ phiếu của cổ đông nội bộ khá sôi động trong thời gian qua.
Giao dịch chứng khoán sáng 30/11: Cổ phiếu ngân hàng hút tiền, thị trường vẫn điều chỉnh
Sau 9 phiên tăng liên tiếp, thị trường đã quay đầu điều chỉnh do áp lực bán gia tăng bất chấp nhóm cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch khá ấn tượng với nhiều điểm sáng.
Bất chấp những lo ngại về xu hướng điều chỉnh của thị trường khi tiệm cận ngưỡng kháng cự mạnh 1.000 điểm cùng sự trở lại trạng thái bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục tiến bước nhờ dòng tiền nội chảy mạnh. Thị trường đã xác lập 9 phiên tăng liên tiếp và chinh phục thành công mốc lịch sử 1.000 điểm trong tuần vừa qua.
Mặc dù hầu hết giới phân tích vẫn đánh giá thị trường tích cực, xu hướng tăng hiện vẫn rất mạnh nhưng trong ngắn hạn thị trường vẫn có thể có sự điều chỉnh chứ chưa thể đảo chiều xu hướng được.
Theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc bộ phận phân tích Khối khách hàng cá nhân Yuanta Việt Nam, thị trường vẫn có khả năng sẽ đối mặt với áp lực điều chỉnh trong tuần tới và dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu cho nên nhiều khả năng thị trường sẽ giằng co và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại mức 1.000 điểm. Mức kháng cự kế tiếp sau khi chỉ số VN-Index có thể sẽ hướng về mức 1.035 điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 30/11, lực cầu vẫn hoạt động tích cực, tiếp sức cho đà tăng của thị trường. Tuy nhiên, trạng thái phân hóa mạnh trên toàn thị trường khiến VN-Index nhanh chóng trở lại trạng thái rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu.
Sau gần 1 giờ liên tục đổi sắc, chỉ số VN-Index có chiều hướng tiêu cực hơn khi áp lực bán có dấu hiệu gia tăng khiến sắc đỏ có phần áp đảo hơn.
Đáng chú ý, trái với diễn biến chung của thị trường, nhóm cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm thu hút dòng tiền. Trong đó, bộ 3 gồm TCB, STB và MBB đang có khối lượng khớp lệnh trong khoảng 10-15 triệu đơn vị, LPB cũng khớp hơn 9 triệu đơn vị và cả 4 mã này đang giao dịch khởi sắc với mức tăng 1,5 - 2,5%.
Bên cạnh đó, HDB sau phiên bùng nổ cuối tuần trước dù không giữ được sắc tím nhưng vẫn tăng mạnh đạt 6,4% lên sát mức giá trần 22.750 đồng/CP. Còn người anh em TPB hôm nay thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu để phát hành cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu thưởng, đã có phiên giao dịch ấn tượng khi tăng hết biên độ lên mức giá trần 22.300 đồng/CP.
'Soi sức khoẻ' SeABank trước khi chào sàn HoSE Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của SeABank tăng gần 66%, tổng tài sản tăng 6,3%, tiền gửi tăng 7,1%... trong khi nợ xấu giảm nhẹ 4%. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) có thể sẽ là ngân hàng tiếp theo chuẩn bị niêm yết trên sàn HoSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM). Trước đó, ngày 24/11, SeABank gửi hồ sơ...