Tân Á Đại Thành tranh mua lô cổ phần 1.200 tỉ đồng của HUD Kiên Giang
Sau khi sở hữu lô cổ phần trị giá gần 1.200 tỉ đồng của CTCP Đầu tư Phát triển HUD Kiên Giang, nhà đầu tư trúng thầu có thể sở hữu quyền sử dụng đất và phát triển 2 dự án là Khu du lịch sinh thái Bãi Chén – huyện Kiên Hải và Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn – huyện Phú Quốc.
Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) vừa công bố danh sách 12 nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện về năng lực tham gia đấu giá theo lô cổ phần CTCP Đầu tư Xây dựng HUD Kiên Giang (HUD Kiên Giang).
Danh sách 12 nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia đấu giá (Nguồn: hud.com.vn)
Theo đó, có 4 nhà đầu tư cá nhân là ông Nguyễn Quế Sơn, ông Nguyễn Đình Tùng, ông Đoàn Văn Vinh và bà Phạm Thị Xuân.
Còn 8 nhà đầu tư là tổ chức gồm CTCP Thương mại Xây dựng Trí Dũng, Công ty TNHH Bất động sản Tân Hà Thành, CTCP Tư vấn Đầu tưu Bluechip IB, CTCP Dịch vụ Đầu tư và Quản lý Bất động sản Việt, CTCP Thương mại Phát triển Hoà Phát, CTCP IVLAND, CTCP Đầu tư Tập đoàn Tân Á Đại Thành, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thăng Long.
Trong đó, CTCP Đầu tư Tập đoàn Tân Á Đại Thành là thành viên thuộc Tập đoàn Tân Á Đại Thành do Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Mai Phương trực tiếp nắm giữ 50% vốn. Cuối tháng 1/2020, công ty này tăng vốn điều lệ từ 510 tỉ đồng lên 1.657 tỉ đồng.
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thăng Long tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Dự án Mễ Trì, được thành lập vào tháng 1/2012. Đầu năm nay, công ty này nâng vốn điều lệ từ 800 tỉ đồng lên 1.200 tỉ đồng. Chủ tịch công ty là bà Bùi Thị Huyền Trang (SN 1990).
CTCP Thương mại Phát triển Hoà Phát được thành lập vào tháng 3/2020, với vốn điều lệ 10 tỉ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Tiến Dũng (nắm giữ 90% VĐL), bà Vũ Thị Thanh (5%) và bà Phạm Trâm Anh (5%). Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Tiến Dũng (SN 1986).
Video đang HOT
Theo kế hoạch, HUD sẽ bán đấu giá hơn 34,8 triệu cổ phần, tương đương 98,15% vốn HUD Kiên Giang với giá khởi điểm 34.000 đồng/cp vào ngày 21/12/2020 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Nếu thương vụ thành công, HUD dự kiến thu về gần 1.185 tỉ đồng.
HUD Kiên Giang có gì?
Theo tìm hiểu của VietTimes, HUD Kiên Giang tiền thân là doanh nghiệp nhà nước – Công ty Xây dựng Kiên Giang được UBND tỉnh Kiên Giang thành lập vào tháng 7/1993. Năm 1996, công ty này hợp nhất với Công ty Kinh doanh nhà Kiên Giang.
HUD Kiên Giang chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 7/2014 với vốn điều lệ 355 tỉ đồng. Hiện công ty sở hữu 5 công ty con và 6 công ty liên kết, hoạt động kinh doanh chính trong 4 lĩnh vực gồm: Đầu tư tài chính, Xây lắp, Bất động sản và Kinh doanh vật liệu xây dựng.
Việc thoái vốn tại HUD Kiên Giang được thực hiện theo định hướng của Bộ Xây dựng đến năm 2025. Trong đó, giai đoạn 2019 – 2020, HUD dự kiến thoái vốn tại 17 công ty con.
Theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, HUD Kiên Giang được tiếp tục sử dụng 4 cơ sở nhà đất với tổng diện tích 65.710 m2 gồm trụ sở làm việc, nhà máy bê tông và 2 dự án khu du lịch sinh thái là Khu du lịch sinh thái Bãi Chén – huyện Kiên Hải và Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn – huyện Phú Quốc.
Trong đó, dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Chén có diện tích gần 42.000 m2, còn dự án Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn có diện tích 90,17 ha. Sau khi sở hữu cổ phần HUD Kiên Giang, nhà đầu tư trúng thầu có thể sở hữu quyền sử dụng đất và phát triển các dự án này.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2020, HUD Kiên Giang (công ty mẹ) ghi nhận doanh thu thuần đạt 29,5 tỉ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế ở mức 27 tỉ đồng, giảm 19%.
Tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của HUD Kiên Giang đạt 475,5 tỉ đồng, tăng 1% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, công ty có gần 120 tỉ đồng đầu tư vào công ty con, 104 tỉ đồng đầu tư vào công ty liên kết và các đơn vị khác, 90 tỉ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng, 41 tỉ đồng hàng tồn kho…
Về cơ cấu nguồn vốn, tính đến hết quý 2/2020, nợ phải trả của HUD Kiên Giang đạt 93 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 382 tỉ đồng./.
Gần nghìn doanh nghiệp bất động sản dừng kinh doanh, thị trường sẽ ra sao?
Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất. Theo dự báo, doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp còn khó trong thời gian tới
Gần nghìn doanh nghiệp bất động sản dừng kinh doanh, thị trường sẽ ra sao?
Số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong tháng 7/2020 là 3.372 doanh nghiệp, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 4,8% so với tháng 6/2020.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm đã có gần 63.500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Tức bình quân mỗi tháng khoảng 9.060 doanh nghiệp đóng cửa, tập trung nhiều ở nhóm quy mô vốn nhỏ và mới thành lập.
Gần 33.000 doanh nghiệp trong số này đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng trên 40% so với cùng kỳ. Trong đó, một số lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019 đó là kinh doanh bất động sản, với 927 doanh nghiệp, tăng 98,5%.
Trước đó, tại báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý 1/2020, ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng đã cho biết, do ảnh hưởng dịch bệnh, đến tháng 4/2020, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động, làm việc trực tiếp, còn lại làm việc trực tuyến tại nhà, một phần phải cho nghỉ.
Bên cạnh đó, có khoảng 80% sàn giao dịch bất động sản đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp.
Tính đến thời điểm hết quý 1/2020, cả nước ước tính còn khoảng 200 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động cầm chừng. Hầu hết các sàn chỉ duy trì bộ phận gián tiếp điều hành làm việc luân phiên trong thời gian phòng tránh dịch. Các nhân viên môi giới đều tạm ngừng làm việc, chuyển sang công việc khác theo thời vụ.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, khó khăn của thị trường không chỉ do đại dịch Covid-19 mà thật ra đã có một số trục trặc của thị trường từ năm 2019. Sau đợt giãn cách xã hội, thị trường vẫn đang tốt cho đến khi dịch bệnh tái bùng phát khiến nhiều dự án bất động sản lại phải tạm ngưng để nghe ngóng và xem xét.
Thị trường bất động sản làm sao để "thoát" khó?
Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp bất động sản sẽ đối mặt nhiều khó khăn hơn. Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến vẫn phức tạp, giao dịch sẽ càng trầm lắng. Đặc biệt, khi tháng 7 âm lịch sắp đến sẽ tiếp tục tác động đến tâm lý khách hàng cũng như thị trường bất động sản.
Theo TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, thông thường trong các dự án nhà ở thương mại, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10-20%, còn lại chủ đầu tư sẽ vay ngân hàng và thu trước từ người mua. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng hiện nay ở các dự án cực kỳ khó, trong khi đó, việc huy động vốn từ khách hàng giữa bối cảnh thất nghiệp, tiền lương và thu nhập giảm cũng là bài toán nan giải.
Trong khi đó, phân khúc bất động sản thương mại với vòng quay vốn mất từ 10-15 năm, các doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn sẽ gặp phải những tác động gần như ngay lập tức, buộc họ phải tìm kiếm nhà đầu tư để chuyển nhượng hoặc bán bớt tài sản trong dự án để có thể duy trì được hoạt động kinh doanh của mình.
Để doanh nghiệp và thị trường thoát khó, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đề xuất, thị trường cần phải tập trung vào một số vấn đề như giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng bất động sản; nới lỏng các biện pháp hạn chế cho vay bất động sản và cho vay mua nhà; tạm thời duy trì tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm một số năm; thiết lập quan hệ tín dụng hiệu quả giữa ngân hàng, nhà đầu tư, nhà thầu và khách hàng để thúc đẩy cả cung và cầu phục hồi hợp lý, có kiểm soát tốt.
Song song đó, giảm lãi suất cho vay trung dài hạn trên cơ sở sử dụng đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ theo hướng phục hồi tăng trưởng tín dụng hợp lý. Đồng thời, cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu huy động vốn đảm bảo tính minh bạch, công khai và hiệu quả trên cơ sở đánh giá xếp hạng của các ngân hàng bảo lãnh hoặc tổ chức xếp hạng tín dụng.
Viglacera ước lãi 11 tháng đạt 780 tỷ đồng, giảm 9% Doanh nghiệp vượt 4% kế hoạch lợi nhuận sau 11 tháng nhưng giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả kinh doanh Viglacera giảm chủ yếu do thị trường vật liệu xây dựng khó khăn. Cuộc họp giao ban tháng 11 của Viglacera. Nguồn: Viglacera Thông tin từ Tổng công ty Viglacera ( HoSE: VGC ) cho biết tháng 11 lợi...