Tân Á Đại Thành cùng 11 nhà đầu tư tranh mua lô cổ phần 1.200 tỷ của HUD Kiên Giang, sức hút từ đất Phú Quốc?
4 cá nhân và 8 tổ chức đăng ký mua lô cổ phần HUD Kiên Giang do HUD thoái vốn. HUD Kiên Giang là chủ đầu tư dự án Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn – huyện Phú Quốc quy mô hơn 90 ha. Công ty kinh doanh ổn định và chia cổ tức 9% mỗi năm.
Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) thông báo có 12 nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện về năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá theo lô cổ phần Công ty Đầu tư Xây dựng HUD Kiên Giang gồm 4 cá nhân và 8 tổ chức.
Mỗi nhà đầu tư tham gia dự chi gần 1.200 tỷ đồng để mua trọn lô cổ phần HUD Kiên Giang.
Trong đó, có sự tham gia của Đầu tư tập đoàn Tân Á Đại Thành – công ty do bà Nguyễn Thị Mai Phương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Á Đại Thành nắm 50% vốn. Công ty vừa tăng vốn điều lệ từ 510 tỷ lên 1.657 tỷ đồng vào tháng 3.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành là tập đoàn đa ngành gồm giải pháp nước, kim khí và gia dụng, ngành nhựa, sơn và hóa chất, bất động sản thành lập từ 1993.
Ngoài ra, danh sách các nhà đầu tư tham gia đấu giá còn có Đầu tư và Phát triển BĐS Thăng Long. Đầu năm nay, công ty đổi tên từ Đầu tư dự án Mễ Trì và tăng vốn điều lệ từ 800 tỷ lên 1.200 tỷ đồng.
Thương mại phát triển Hòa Phát mới được thành lập vào tháng 3/2020, vốn 10 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập và lớn nhất là Nguyễn Tiến Dũng nắm 90% vốn. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác quặng sắt, xây dựng nhà ở, bán buôn…
Theo thông báo ngày 21/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), HUD sẽ bán đấu giá trọn lô hơn 34,8 triệu cổ phần, chiếm 98,15% vốn HUD Kiên Giang. Giá khởi điểm 34.000 đồng/cổ phần, HUD dự kiến thu về tối thiểu khoảng 1.180 tỷ đồng.
Như vậy, các nhà đầu tư tham gia sẽ phải chi gần 1.200 tỷ đồng để mua trọn lô cổ phần HUD Kiên Giang từ HUD.
Video đang HOT
Sức hút từ dự án 90 ha tại Phú Quốc
HUD Kiên Giang tiền thân là Xây dựng Kiên Giang được UBND tỉnh thành lập năm 1993. Năm 1996, công ty hợp nhất với Kinh doanh nhà Kiên Giang. Đơn vị được cổ phần hóa vào năm 2005 và đến năm 2008 được chuyển giao về HUD.
Doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ 355 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính gồm thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp; sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng; kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp có 5 công ty con và 6 doanh nghiệp liên kết.
Theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, đơn vị được tiếp tục sử dụng 4 cơ sở nhà đất với tổng diện tích 65.710 m2 gồm trụ sở làm việc, nhà máy bê tông và 2 dự án khu du lịch sinh thái. Như vậy, điểm hấp dẫn của HUD Kiên Giang có lẽ là Khu du lịch sinh thái Bãi Chén – huyện Kiên Hải và Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn – huyện Phú Quốc.
Chứng khoán BSC đánh giá dự án Bãi Chén (19.294,3 m2) có thể trở thành một trong những khu du lịch sinh thái trọng điểm của huyện đảo Kiên Hải nhằm khai thác du dịch, hướng tới khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện đảo trong thời gian tới. Tuy nhiên, dự án kéo dài nhiều năm và được cơ quan thẩm quyền gia hạn nhiều lần. Mặt khác, dự án còn phần diện tích khoảng 6.000 m2 của 1 hộ dân không giải phóng mặt bằng, có thể ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể và làm dự án kém hấp dẫn hơn phương án ban đầu.
Dự án Suối Lớn có diện tích 90,17 ha nằm tại huyện đảo Phú Quốc, HUD Kiên Giang đang làm thủ tục chuẩn bị đầu tư. Chứng khoán BSC đánh giá cao tiềm năng dự án song vẫn có rủi ro pháp lý là chưa hoàn thất thủ tục đầu tư dù kéo dài nhiều năm (từ 2003), được UBND tỉnh Kiên Giang giao làm chủ đầu tư nhưng HUD Kiên Giang chưa hoàn thành phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chưa tính tiền sử dụng đất, chưa có quyết định giao đất chính thức và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa có giấy phép xây dựng. Mặt khác, khoảng 33,47 ha trên 90,17 ha thuộc quỹ đất dự trữ phát triển, để sử dụng trước 2025 cần xin ý kiến chấp thuận chủ trương của Thủ tướng.
Ngoài ra, HUD Kiên Giang là đơn vị trúng thầu thi công dự án khu dân cư phường nhà trẻ mẫu giáo Ba Hòn, huyện Kiên Lương. Nguồn thanh toán cho nhà thầu là quyền sử dụng đất của dự án. Sau giai đoạn 1, doanh nghiệp đã thống nhất nhận 15 đất nền là loại đất ở tại đô thị thuộc dự án với tổng diện tích 2.118,5 m2, giá 2,6 tỷ đồng. Đơn vị vẫn tiếp tục nhận các lô nền còn lại cho giai đoạn 2 sau khi quyết toán công trình với Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Kiên Lương.
Sau khi sở hữu cổ phần HUD Kiên Giang, nhà đầu tư trúng thầu có thể sở hữu quyền sử dụng đất và phát triển, khai thác thương mại các lô đất nền nêu trên.
Về hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp duy trì mức lợi nhuận 33 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức 9% trong 2 năm gần đây. Riêng năm 2020, HUD Kiên Giang lên kế hoạch lợi nhuận 35 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu gần 30 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước nhờ ký các hợp đồng cung cấp bê tông lớn; lợi nhuận sau thuế 27 tỷ đồng, giảm 19% do chi phí tài chính tăng cao.
Đơn vị: tỷ đồng, %
98% vốn HUD Kiên Giang thu hút 12 nhà đầu tư tham gia đấu giá
Trong số 12 nhà đầu tư, đáng chú ý là sự xuất hiện của "ông lớn" ngành sản xuất bồn nước inox - Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
98% vốn HUD Kiên Giang thu hút 12 nhà đầu tư tham gia đấu giá
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về danh sách các nhà đầu tư đủ điều kiện về năng lực để tham gia đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng HUD Kiên Giang do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sở hữu.
Theo đó, 98% vốn của HUD Kiên Giang do HUD nắm giữ thu hút 12 nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức tham gia đấu giá. Trong đó, đáng chú ý là sự xuất hiện của "ông lớn" ngành sản xuất bồn nước inox - Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành chính thức lấn sân sang lĩnh vực bất động sản từ năm 2019 với việc thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành cùng thương hiệu Meyland.
Được biết, Meyland hiện đang sở hữu quỹ đất lớn tại Hà Nội, TP. HCM, Phú Quốc, Nghệ An, Bình Thuận, Long An... Việc tham gia vào phiên đấu giá HUD Kiên Giang rất có thể là một bước tiến sâu hơn vào lĩnh vực bất động sản của Tân Á Đại Thành.
12 nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức tham gia đấu giá cổ phần của HUD Kiên Giang do HUD sở hữu
Như VietnamFinance đã đưa tin, 34,8 triệu cổ phần HUD Kiên Giang mà HUD chào bán sắp tới có giá khởi điểm là 34.000 đồng/cổ phần, tương ứng cả lô là hơn 1.184 tỷ đồng. Phía HUD sẽ bán đấu giá trọn lô cổ phần của HUD Kiên Giang, tức là mỗi nhà đầu tư trên sẽ phải chi tối thiếu 1.184 tỷ đồng để mua được cổ phần trong phiên đấu giá này.
HUD Kiên Giang có gì hấp dẫn các nhà đầu tư?
Theo bản công bố thông tin đấu giá, hiện HUD Kiên Giang đang quản lý và sử dụng 5 cơ sở nhà đất, bao gồm trụ sở làm việc, nhà máy sản xuất bê tông, trạm trộn bê tông và khu lịch sinh thái Bãi Chén.
2 dự án mà HUD Kiên Giang đang thực hiện và chuẩn bị đầu tư là khu du lịch sinh thái Bãi Chén (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) và khu dân cư và đô thị mới Suối lớn (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Trong đó, với dự án khu du lịch sinh thái Bãi Chén, HUD Kiên Giang được UBND tỉnh Kiên Giang giao 19.294,3m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh vào năm 2009, có thời hạn đến năm 2059; giao 22.871,4m2 đất có mặt nước ven biển vào năm 2010, có thời hạn đến năm 2060.
Tính đến tháng 6/2020, chi phí xây dựng cở bản dở dang của dự án này là 5,66 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án đã kéo dài nhiều năm mà vẫn chưa hoàn thiện để đưa vào hoạt động nên dự án có thể gặp rủi ro bị UBND tỉnh Kiên Giang thu hồi theo quy định của pháp luật.
Về dự án khu dân cư và đô thị mới Suối lớn, hiện HUD Kiên Giang vẫn đang thực hiện các thủ tục để chuẩn bị đi vào đầu tư. Quy mô ban đầu của dự án là 187ha (được phê duyệt vào năm 2009). Sau khi được điều chỉnh lên 280,7ha vào năm 2011 thì đến năm 2012, dự án được điều chỉnh xuống còn 90,17ha.
Dự án đã kéo dài nhiều năm tuy nhiên vẫn chưa hoàn tất thủ tục đầu tư, một phần diện tích của dự án thuộc quỹ đất dự trữ phát triển cần xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án.
Bên cạnh 2 dự án trên thì HUD Kiên Giang còn là đơn vị trúng thầu thi công dự án khu dân cư trường nhà trẻ mẫu giáo Ba Hòn (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang). Điểm đáng chú ý của dự án này là việc thanh toán cho nhà thầu thi công là HUD Kiên Giang sẽ được thực hiện với nguồn vốn thanh toán là quyền sử dụng đất của dự án.
Theo đó, HUD Kiên Giang thống nhất nhận 15 nền đất với tổng diện tích là 2.118,5m2, tổng giá trị là hơn 2,6 tỷ đồng, đối ứng với giá trị khối lượng thi công đã được nghiệm thu đợt 1 của dự án là hơn 2,7 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của HUD Kiên Giang là hơn 29 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó lợi nhuận thuần lũy kế lại giảm hơn 18%, đạt hơn 26 tỷ đồng.
Nhìn xa hơn về kết quả kinh doanh của 3 năm 2017, 2018, 2019, tổng doanh thu của HUD Kiên Giang duy trì ở mức 2.200 tỷ đồng - 2.300 tỷ đồng. Tỷ lệ tổng chi phí/tổng doanh thu trong 3 năm đều loanh quanh ở mức 95%- 96%.
Biểu đồ tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của HUD Kiên Giang trong 3 năm
Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt hơn 103 tỷ đồng, tăng 24% so với mức thực hiện năm 2017 (84 tỷ đồng). Trong khi đó sang năm 2019, lợi nhuận sau thuế lại giảm 30% so với năm 2018, đạt hơn 71 tỷ đồng.
Các khoản tiền và tương đương tiền tại thời điểm cuối năm 2017 là hơn 171 tỷ đồng, cuối năm 2018 giảm xuống còn 92,3 tỷ đồng tuy nhiên đến cuối năm 2019 lại tăng lên hơn 153 tỷ đồng.
Viettel "ế" hơn 3,3 triệu cổ phiếu CTR Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (CTR) do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu. Sơ đồ giá cổ phiếu CTR. Viettel đã thông báo sẽ bán đấu giá gần 7,75 triệu cổ phiếu CTR vào ngày...