Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm
Theo Bộ Y tế, dịch bệnh cúm mùa đang vào giai đoạn cao điểm với nhiều người mắc, nhất là trẻ nhỏ đã khiến không ít người đô xô tìm mua thuốc Tamiflu để dự phòng, điều trị cúm khiến cho loại thuốc này trở nên khan hiếm và bị đẩy giá lên cao.
Ảnh minh họa
Thống kê hơn 1 tháng qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã tiếp nhận trên 3.000 lượt người bệnh có triệu chứng cúm tới khám và điều trị. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi ngày có 100 – 130 bệnh nhi đến khám với các biểu hiện nghi ngờ cúm, trong đó khoảng 30 bệnh nhi mắc cúm phải nhập viện điều trị.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu hàng đầu trong điều trị cúm, còn có nhiều cách phòng và điều trị cúm hiệu quả khác.
Video đang HOT
Số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng cho thấy, năm 2019, số ca mắc cúm và tử vong do cúm trong cả nước thấp hơn so với năm 2018. Tính đến tháng 12, cả nước ghi nhận hơn 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp tử vong. Con số này giảm hơn 10% số mắc và giảm 2 trường hợp tử vong so với cùng kỳ năm 2018. Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, hiện nay biện pháp hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa cúm.
NGUYỄN QUỐC
Theo SGGP
Việt Nam nỗ lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
Xây dựng thêm hướng dẫn giám sát tiêu chí chẩn đoán nhiễm khuẩn phổi và nhiễm khuẩn vết mổ, đưa phần mềm báo cáo nhiễm khuẩn bệnh viện quốc gia vào hoạt động chính thức, đẩy mạnh triển khai hệ thống giám sát nhiễm khuẩn... là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong thời gian tới.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị.
Sáng 30-9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa gây mê hồi sức và hồi sức tích cực trong cơ sở khám chữa bệnh với sự tham gia của hơn 400 đại diện cơ sở y tế trong cả nước.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đến nay, Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn: bước đầu thực hiện giám sát ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện và kháng kháng sinh. Ngành y tế cũng đã từng bước chuẩn hóa công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, tăng cường vệ sinh bệnh viện, chủ động phòng chống bệnh dịch...
Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện còn rất cao và đôi khi biến chứng của nhiễm khuẩn bệnh viện còn nặng hơn bệnh mà chính bệnh nhân mắc phải. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia châu Âu khoảng 5%, trong khi con số này tại các nước thu nhập thấp và trung bình là 5,7%-19,1%.
"Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện, tỷ lệ tử vong. Nhiễm khuẩn bệnh viện cũng gây quá tải, giảm chất lượng và uy tín bệnh viện và trở thành gánh nặng chăm sóc y tế", Bộ trưởng nói.
Theo PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, kết quả khảo sát tự đánh giá tại 558 bệnh viện năm 2019 cho thấy, tại khoa Gây mê hồi sức, có 53,9% dụng cụ không được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung; 31,2% đơn vị không có giám sát vi sinh không khí và môi trường... Trong khi đó, tại khoa Hồi sức tích cực, 56,1% dụng cụ không được xử lý tập trung tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; 21% đơn vị không có giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và vẫn còn khoảng 22,6% nhân viên vệ sinh chưa được đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn...
Nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương (2013), khảo sát tại khoa Hồi sức tích cực của 15 bệnh viện từ ba miền bắc, trung, nam cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 27,3%, tỷ lệ sử dụng kháng sinh thay đổi ở các khoa và bệnh viện dao động từ 60,5% đến 99,5%. Các bệnh viện tuyến Trung ương có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn và tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Đặc biệt các vi khuẩn gram âm kháng với nhiều loại kháng sinh đặc trị như kháng với nhóm carbapenem dao động từ 50% đến 75%.
Trước sự đe dọa của nhiễm khuẩn bệnh viện tới sức khỏe người dân, Bộ trưởng Y tế yêu cầu lãnh đạo các đơn vị cam kết triển khai thực hiện đúng, đầy đủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành. Ngoài việc bố trí đủ nhân lực có chuyên môn, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị phải thiết kế/cải tạo cơ sở hạ tầng, trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho phòng ngừa cách ly, thực hành vô khuẩn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn. Đồng thời, đẩy mạnh vai trò kiểm tra, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, sinh viên, học sinh, người bệnh và người nhà.
ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, đến nay, Việt Nam đã xây dựng hệ thống giám sát nhiễm khuẩn tại sáu bệnh viện. Trong giai đoạn tới, Bộ đẩy mạnh triển khai tại 12 bệnh viện thí điểm và tiến tới chuyển giao kỹ thuật giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện cho 30 bệnh viện tiếp theo.
THIÊN LAM
Theo Nhân dân
Cảnh báo khi mùa cúm đang bùng phát: Nếu mẹ cứ dùng khăn sữa lau cho trẻ bị cúm sẽ khiến bệnh mãi không khỏi Khăn sữa mềm mỏng, thấm hút tốt, không làm bé bị trầy xước hay tổn thương da nên hễ thấy trẻ bị cúm với các biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi, hầu như mẹ nào cũng dùng khăn sữa để lau cho con. Những tuần gần đây, thời tiết miền Bắc đang giai đoạn giao mùa với đặc trưng không khí...