Tạm ứng 3 tỷ để phá dỡ phần vi phạm nhà 8B Lê Trực
Trong báo cáo gửi Thủ tướng, UBND TP Hà Nội cho biết, tính đến ngày 24/8, nhà thầu đã phá dỡ được 923 m2 sàn tầng 19 tại công trình 8B Lê Trực.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực (phường Điện Biên), UBND TP đã chỉ đạo UBND quận Ba Đình thay nhà thầu phá dỡ, tạm ứng ngân sách cho các đơn vị thực hiện cưỡng chế phá dỡ phần vi phạm tại công trình số 8B Lê Trực.
Sau hai lần thay đổi nhà thầu, hiện tại công ty CP Hạ tầng Phương Bắc đảm nhiệm việc thi công phá dỡ phần công trình sai phạm 8B Lê Trực. Công ty này đã tiếp nhận mặt bằng và tiếp tục tổ chức phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19).
Ngày 22/7, UBND quận Ba Đình tổ chức cuộc họp với Sở Xây dựng, Văn phòng UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội để hướng dẫn, góp ý trực tiếp cho công ty CP Hạ tầng Phương Bắc về: Thuyết minh biện pháp thi công phá dỡ; biện pháp đảm bảo lắp dựng và vận hành cần trục tháp; biện pháp thi công đảm bảo an toàn trong quá trình lắp dựng; lập tiến độ chi tiết đảm bảo tính khả thi và yêu cầu nhà thầu phá dỡ hoàn chỉnh biện pháp phá dỡ và trình UBND quận Ba Đình làm căn cứ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Tòa nhà 8B Lê Trực.
Ngày 25/7, UBND quận Ba Đình có Quyết định số 1948/QĐ-UBND, tạm ứng vốn ngân sách quận với giá trị: ba tỷ đồng cho UBND phường Điện Biên để tạm ứng kinh phí cho các đơn vị thực hiện cưỡng chế phá dỡ phần vi phạm tại công trình số 8B Lê Trực.
Video đang HOT
Ngày 3/8, Sở Xây dựng ban hành văn bản số 6479/SXD-GĐCL cho ý kiến về tiến độ, biện pháp thi công và tiến độ phá dỡ phần công trình vi phạm trật tự xây dựng tại 8B phố Lê Trực do công ty CP Hạ tầng Phương Bắc lập và gửi UBND quậnBa Đình.
Theo đó, yêu cầu công ty CP Hạ tầng Phương Bắc khẩn trương bổ sung báo cáo kết quả thẩm tra, hồ sơ năng lực công ty tư vấn đầu tư xây dựng VNT Việt Nam (đơn vị tư vấn thẩm tra) và thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện thiết bị và công trình trong quá trình thi công phá dỡ.
Ngày 18/8, UBND quận Ba Đình có văn bản số 1244/UBND-QLĐT chấp thuận về nguyên tắc thuyết minh biện pháp thi công phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19) công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực do công ty CP Hạ tầng Phương Bắc lập được Công ty TNHH tư vấn xây dựng VNT Việt Nam thẩm tra, xác nhận tại báo báo kết quả thẩm tra số 160726A/BCTT-VNT ngày 26/7. Yêu cầu công ty CP Hạ tầng Phương Bắc hoàn chỉnh chi tiết biện pháp thi công cần trục tháp để trình Sở Xây dựng xem xét cho ý kiến.
Sau nhiều lần thay đổi nhà thầu và điều chỉnh phương án phá dỡ, tính đến ngày 24/8, các nhà thầu đã thực hiện phá dỡ được 2 tum thang, 923 m2 sàn bê tông cốt thép mái tầng 19 công trình 8B Lê Trực. Hiện nhà thầu đang tiếp tục phá dỡ, trong quá trình phá dỡ tăng cường nhân lực, máy móc để đẩy nhanh tiến độ phá dỡ và vận chuyển phế thải xây dựng.
UBND quận Ba Đình đã xem xét chấp thuận biện pháp phá dỡ có sử dụng cần trục tháp để đẩy nhanh tiến độ và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, chỉ đạo nhà thầu hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế, biện pháp thi công cần trục tháp.
Song song với việc đẩy nhanh tiến độ phá dỡ giai đoạn 1 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội tiếp tục giao UBND quận Ba Đình yêu cầu nhà thầu hoàn thành lập phương án phá dỡ giai đoạn 2 (cắt gọt khoảng lùi) gửi Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình trước ngày 30/9, để thẩm định.
Liên quan đến tiến độ xử lý vi phạm tại nhà 8B Lê Trực, trong buổi tiếp xúc cử tri tổ chức tại quận Hoàn Kiếm và Ba Đình ngày 6/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: UBND TP Hà Nội đã ra văn bản, phong tỏa tài khoản của chủ đầu tư để đảm bảo kinh phí phá dỡ.
Trong thời gian tới, nhà thầu sẽ tiến hành ngăn đường Lê Trực để triển khai công trường cắt ngọn tòa nhà bằng công nghệ cắt nước, tốc độ phá dỡ chắc chắn sẽ nhanh hơn. Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, việc phá dỡ giai đoạn 1 sẽ hoàn thành trong tháng 10.
Theo_Zing News
Doanh nghiệp nhỏ bị thua kiện là do kiến thức pháp luật kém
Đó là ý kiến của ông Lê Anh Văn - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam) tại Tọa đàm luật sư và doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Tọa đàm do Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực phối hợp với Đoàn Luật sư TP Cần Thơ và Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 20-8 tại TP Cần Thơ.
TS Nguyễn Thanh Tú (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư Pháp) trình bày tại tọa đàm về các hiệp định tự do... Ảnh: N.NAM
Cụ thể, ông Lê Anh Văn cho rằng, thách thức của công tác hỗ trợ pháp luật cho DN hiện nay là đòi hỏi DN phải nắm bắt các quy định pháp luật trong tình hình mới. Việc gia nhập các thiết chế thương mại quốc tế đa phương và song phương của Việt Nam đặt ra cho DN phải nắm bắt các quy định của pháp luật quốc tế.
"Sự quan tâm đến công tác pháp luật trong khối DNNVV còn rất mờ nhạt. Lãnh đạo DN giải quyết các vấn đề pháp luật chủ yếu khi có sự vụ xảy ra như kiện tụng, tranh chấp, tai nạn lao động, bị thanh tra, kiểm tra. Do không có biện pháp phòng ngừa nên khi có những sự vụ pháp lý xảy ra đa phần các DN bị lúng túng, dùng mối quan hệ "cửa sau", nhiều khi thua kiện mà lỗi do kiến thức pháp luật không tốt" - ông Văn cho hay.
Cạnh đó, cũng theo ông Văn, đa phần đội ngũ quản lý DNNVV không được đào tạo về pháp luật nên khi Nhà nước thanh, kiểm tra đều có nhiều vấn đề về pháp luật mà DN còn thiếu sót và vi phạm như lao động, bảo hiểm, môi trường, thuế, an toàn lao động, hợp đồng thương mại quốc tế...
Mặt khác, các DN chưa nhận thức được vai trò của Hiệp hội trong việc bảo vệ quyền lợi hội viên nên khi có tranh chấp pháp lý xảy ra thì chưa chủ động kiến nghị, đề xuất giúp đỡ.
LS Trần Minh Trị cho rằng luật sư TP Cần Thơ hội nhập chưa bao nhiêu và còn nhiều khó khăn. Ảnh: N.NAM
Luật sư Trần Minh Trị - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cho biết, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ hiện có 225 luật sư chính thức, là đoàn lớn thứ tư trên cả nước (đứng sau TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai). Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập quốc tế, tư vấn doanh nghiệp (DN) nhất là DN có yếu tố nước ngoài thì luật sư TP Cần Thơ hội nhập chưa được được bao nhiêu và còn nhiều khó khăn. Cụ thể, đến năm 2016, mới chỉ có vài văn phòng luật sư có một vài hợp hợp đồng tư vấn DN.
"Hiện nay, đa số DN lớn khi đến đầu tư ở TP Cần Thơ đã tìm đến các luật sư tại chỗ để tư vấn nhưng qua tiếp xúc họ lại phải trở lên TP.HCM. Đây là một thực tế không vui với luật sư ở TP Cần Thơ. Trong khi đó, TP đang đặt mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 20 luật sư có thể độc lập thực hiện các hợp đồng liên quan đến thương mại quốc tế. Để làm được điều này, Đoàn Luật sư TP sắp tới có chương trình dạy ngoại ngữ và kỹ năng tư vấn cho luật sư với các luật sư chuyên tư vấn quốc tế " - luật sư Trị cho hay.
NHẪN NAM
Theo_PLO
Nhiều dấu hiệu sai phạm kinh doanh đa cấp tại Công ty Thiên Lộc Công ty cổ phần nhượng quyền Thiên Lộc có liên quan đến 12 vi phạm trong quá trình thực hiện kinh doanh bán hàng đa cấp. Sau 5 tháng tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp tại Công ty cổ phần nhượng quyền Thiên Lộc (từ ngày 15/3), Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ...